TIN LIÊN QUAN | |
Chim cánh cụt là thước đo quan trọng để đánh giá tình trạng biển | |
Khủng long biển cổ đại bơi như chim cánh cụt |
Một số vùng của Nam Cực đang nóng lên nhanh hơn bất cứ nơi nào khác trên Trái Đất. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới khu vực và các loài động vật hoang dã tại đây mà còn tác động tới phần còn lại của thế giới.
Từ 12/2016 - 3/2017, một nhóm nhà khoa học quốc tế đã thực hiện chuyến thám hiểm chưa từng có vòng quanh lục địa Nam Cực nhằm đánh giá tác động của sự nóng lên toàn cầu đối với khu vực này, trong đó có hiện tượng băng tan gây lo ngại.
Chim cánh cụt đang rời bỏ Nam cực. (Nguồn: ABC) |
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy chim cánh cụt Adelie ở bán đảo Nam Cực đang rời bỏ khu vực này. Giới khoa học nghi ngờ rằng chim cánh cụt đang di chuyển tới phía Nam tìm kiếm địa điểm lạnh hơn để đẻ trứng.
Theo ước tính, khoảng 3,8 triệu cặp đôi chim cánh cụt Adelie đang sinh sống ở Nam Cực. Chúng ở biển quanh năm và chỉ vào đất liền trong mùa Hè để sinh sản. Các nhà khoa học cho biết, nhiệt độ toàn cầu nóng lên đang khiến băng Nam Cực tan chảy, tạo ra nguồn nước khiến rêu phát triển và làm thay đổi môi trường sống của các loài động vật.
Nếu hiện tượng này tiếp diễn, các vùng đất không có băng sẽ được mở rộng trong khi các sông băng ngày càng thu hẹp.
Giải mã bí ẩn "Thác máu" tại Nam Cực Bí ẩn dòng thác có nước đỏ như máu tồn tại suốt 100 năm qua cuối cùng đã có lời giải. |
Hiểm họa khi băng đang tan rất nhanh ở Nam Cực Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố phát hiện gây lo ngại về hiện tượng băng tan ở Nam Cực có liên quan đến ... |
Vẻ đẹp kỳ vĩ như “một kỳ quan thế giới” ở Nam Cực Nam Cực là nơi có điều kiện thời tiết cực kỳ khắc nghiệt nhưng cũng là nơi có rất nhiều khung cảnh kỳ vĩ với ... |