Hiểm họa khi băng đang tan rất nhanh ở Nam Cực

Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố phát hiện gây lo ngại về hiện tượng băng tan ở Nam Cực có liên quan đến mực nước biển dâng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hiem hoa khi bang dang tan rat nhanh o nam cuc Băng Nam Cực có thể đã bắt đầu tan do El Nino từ những năm 1940
hiem hoa khi bang dang tan rat nhanh o nam cuc Nguy cơ Trái Đất mất dần lượng oxy

Nam Cực là nơi có điều kiện sống khắc nghiệt nhất trên Trái Đất. Kể từ đầu thế kỷ 20, những vùng băng tan chảy theo mùa đã tạo ra những dòng sông và những hồ, ao tạm ở đây. Tuy nhiên, những vực nước này không hiếm như các nhà khoa học từng nghĩ trước đây. Theo kết quả một cuộc khảo sát vừa được công bố, các nhà nghiên cứu Mỹ đã thông báo rằng, hiện có một mạng lưới lớn các sông, hồ và ao do băng tan chảy tạo ra ở vùng rìa lục địa Nam Cực.

hiem hoa khi bang dang tan rat nhanh o nam cuc
Các nhà khoa học đang khảo sát vùng băng tại Nam Cực. (Nguồn: AP)

Tin này được công bố khi đang có những mối lo ngại trong các nhà khoa học khí hậu và các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới về vấn đề băng tan.

Phạm vi của hệ thống sông hồ này khiến một số người lo ngại rằng lượng nước do băng tan chảy có thể góp phần làm suy yếu các thềm băng ở Nam Cực vốn dĩ đã mỏng đi khá nhiều, làm cho những khối băng lớn tiếp tục tan vỡ và gây ra mực nước biển dâng cao.

Băng tan trên diện rộng

Tiến sĩ Luke Trusel, giáo sư Địa chất thuộc trường Đại học Rowan ở Glassboro (bang New Jersey, Mỹ), một nhà khoa học đã có nhiều năm nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với các vùng băng ở Nam Cực, cho biết nghiên cứu mới này cho thấy rõ ràng sự phát triển và phức tạp của hệ thống sông hồ tạo ra do băng tan chảy ở Nam Cực.

Ông Trusel cho biết, các con sông do băng tan tạo ra cũng chảy tương tự như các con sông ở bất cứ nơi nào khác trên hành tinh, nhưng chúng chảy trên mặt băng thay vì trên mặt đất, và chúng vận chuyển băng và tuyết tan, thay vì nước mưa, từ vị trí này sang vị trí khác.

Ông nói: "Hiện tại vùng rìa của Nam Cực đang có sự tan chảy băng rất mạnh mẽ. Chúng tôi nhận thấy rằng sau những đợt tan chảy dữ dội, băng tan có thể tạo ra những khe nứt lớn và hình thành những cái hồ làm mất ổn định các thềm băng. Điều này đã gây ra tình trạng sụp đổ các núi băng với quy mô lớn và gây chết người trong những thập niên gần đây".

Kết quả khảo sát cho thấy, mạng lưới sông hồ do băng tan chảy ở Nam Cực rất rộng lớn bao gồm các sông ngòi, hồ chứa nước, thác nước và những khe, rãnh… Dòng nước thường di chuyển đến các điểm yếu bên dưới một thềm băng, gây ra xói lở từ bên dưới và làm sụp đổ dần các tầng băng ở bên trên.

hiem hoa khi bang dang tan rat nhanh o nam cuc
Băng Nam Cực đang tan chảy nhanh chóng, tạo ra rất nhiều dòng sông và hồ, ao. (Nguồn: BBC)

Tác giả chính của nghiên cứu, ông Jonathan Kingslake, nhà nghiên cứu khí hậu học ở Viện nghiên cứu Trái Đất Lamont-Doherty thuộc trường Đại học Columbia, cho biết hiện tượng này đã tồn tại trong nhiều thập niên qua và hiện đang xảy ra trên diện rộng. "Trước kia hầu hết các nhà khoa học cho rằng việc nước di chuyển qua bề mặt của Nam Cực là rất hiếm, nhưng chúng tôi đã phát hiện ra rằng điều này hiện nay không chỉ xảy ra thường xuyên, mà còn xảy ra trên diện rộng".

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát các số liệu và hình ảnh về nước ở Nam Cực từ năm 1947 đến nay, cùng những hình ảnh vệ tinh chụp vùng Nam Cực từ năm 1973 cho đến nay. Họ đã tìm thấy tổng cộng gần 700 hệ thống nước chảy theo mùa ở vùng rìa của lục địa Nam Cực.

Thủ phạm là hiệu ứng nhà kính

Một số trong những con sông do băng tan chảy tạo ra dài đến hơn 100km, và ở độ cao tới 1,3km so với mực nước biển, độ cao mà trước kia giới khoa học cho rằng hiếm có nước ở dạng lỏng hoặc thậm chí là không thể có (ở Nam Cực).

Họ cho rằng, hệ thống sông và ao hồ này có thể đã phát triển trong vài thập kỷ qua cùng với sự ấm lên của Trái Đất do biến đổi khí hậu gây ra.

Ông Trusel chắc chắn rằng việc băng tan chảy ở Nam Cực sẽ trở nên phổ biến hơn trong những năm tới. "Nghiên cứu của chúng tôi đã đánh giá mức độ tan chảy bề mặt băng trong tương lai theo các kịch bản khí hậu khác nhau. Nó cho thấy rằng phát thải khí nhà kính của con người là nguyên nhân chính tác động tới tương lai của sự tan chảy bề mặt băng ở Nam Cực. Con người càng phát thải ra nhiều khí nhà kính, càng có nhiều khả năng thềm băng Nam Cực trong tương lai sụp đổ nhanh chóng và càng làm mực nước biển dâng lên nhanh".

hiem hoa khi bang dang tan rat nhanh o nam cuc
Nếu con người không có biện pháp làm chậm sự ấm lên toàn cầu, hiện tượng tan băng ở Nam Cực sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu cho chính đời sống con người. (Nguồn: CSM)

Tiến sĩ Stephen Price, nhà nghiên cứu thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos ở bang New Mexico, cũng khẳng định tác động của sự ấm lên toàn cầu đối với vùng băng Nam Cực.

"Về cơ bản, các thềm băng nằm ngang với mực nước biển, vì vậy một sự gia tăng nhiệt độ nhỏ ở mực nước biển có thể làm tăng nhiệt độ lên một diện tích rộng của thềm băng. Nếu nhiệt độ mực nước biển đang ở gần điểm nóng chảy, thì sự gia tăng nhiệt độ nhỏ có thể làm cho các khu vực rộng lớn của bề mặt các thềm băng tan chảy nhanh chóng" - ông Price nói.

Tiến sĩ Luke Trusel khẳng định: “Nếu không có hành động quyết liệt để giảm lượng khí phát thải, vấn đề ở Nam Cực sẽ trở nên tồi tệ hơn. Thiệt hại sẽ không bị giới hạn ở riêng một lục địa, mà sẽ xuất hiện lũ lụt tại các khu vực ven biển trên toàn thế giới. Nếu mọi chuyện tiếp tục diễn ra như hiện nay,  lượng nước do băng Nam Cực tan rã có thể làm tăng mực nước biển lên thêm 1m vào cuối thế kỷ này. Hậu quả của sự tan chảy bề mặt băng ở Nam Cực có thể làm chúng ta mất đi các vùng đất thấp ở ven biển trong tương lai gần".

hiem hoa khi bang dang tan rat nhanh o nam cuc Phát hiện hồ nước bí ẩn dưới lớp băng Nam Cực

Các nhà khoa học Anh vừa phát hiện ra một hồ nước lớn bên dưới lớp băng của lục địa Nam Cực, trong đó có ...

hiem hoa khi bang dang tan rat nhanh o nam cuc Hẻm núi vĩ đại nhất thế giới "trốn" dưới băng ở Nam Cực?

Một hệ thống hẻm núi lớn và hồ nước đã được phát hiện nằm bên dưới lớp băng của lục địa Nam Cực, theo dữ ...

hiem hoa khi bang dang tan rat nhanh o nam cuc Tầng ozone trên Nam Cực đang hồi phục

Tầng ozone ở bên trên Nam Cực, lá chắn bảo vệ Trái Đất khỏi các tia cực tím có hại, có dấu hiệu đang bắt ...

Trung Hiếu (theo CSM)

Bài viết cùng chủ đề

Biến đổi khí hậu

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng khẳng định vị thế Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, mở ra động lực hợp tác vì tương lai phát ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Ngày 21/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự Lễ khánh thành công trình tôn tạo tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra tuyên bố chung.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Sáng 21/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Dominica.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động