Chính phủ Pháp đối mặt nguy cơ sụp đổ

Ngọc Anh
Chính phủ Pháp đang đứng trước nguy cơ sụp đổ sau khi các đảng cánh tả và cực hữu ngày 2/12 đồng loạt đệ trình kiến nghị bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Michel Barnier.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Pháp Michel Barnier. (Nguồn: Reuters)
Thủ tướng Pháp Michel Barnier. (Nguồn: Reuters)

Động thái này làm trầm trọng thêm khủng hoảng chính trị tại nền kinh tế lớn thứ hai khu vực đồng Euro, gây nghi ngờ về khả năng thông qua ngân sách quốc gia. Việc các nhà đầu tư phản ứng tiêu cực đã đẩy lợi suất trái phiếu Pháp lên cao và làm đồng Euro sụt giá.

Tin liên quan
Đức: Đức: 'Biến căng' khi Thủ tướng Scholz hành động gắt, liên minh cầm quyền tan rã, nguy cơ 'vô chính phủ' và bầu cử sớm

Bà Marine Le Pen, lãnh đạo đảng Tập hợp quốc gia (RN), tuyên bố ông Barnier đã làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.

RN và các đảng cánh tả, bao gồm đảng Nước Pháp bất khuất (France Unbowed), đã đủ số phiếu để buộc Thủ tướng Michel Barnier và chính phủ của ông từ chức trong cuộc bỏ phiếu dự kiến diễn ra vào 4/12.

Bên cạnh đó, phe đối lập cũng đưa ra kiến nghị bất tín nhiệm sau khi ông Barnier thông báo sẽ cố gắng thông qua dự luật an sinh xã hội mà không cần biểu quyết. Động thái này bị chỉ trích là “phủ nhận dân chủ”.

Thủ tướng Barnier nhậm chức từ tháng 9/2024 và đang lãnh đạo một chính phủ thiểu số. Liên minh của ông Barnier phụ thuộc vào sự ủng hộ từ RN để tồn tại. Tuy nhiên, dự luật ngân sách với mục tiêu tăng thuế 60 tỷ Euro và cắt giảm chi tiêu đã khiến RN rút lại sự ủng hộ.

Bà Mathilde Panot, đại diện phe cánh tả, cáo buộc chính phủ của ông Barnier và nhiệm kỳ tổng thống của ông Emmanuel Macron đã đẩy nước Pháp vào hỗn loạn chính trị.

Nếu chính phủ bị lật đổ, đây sẽ là lần đầu tiên từ năm 1962 một chính phủ Pháp bị hạ bệ bởi kiến nghị bất tín nhiệm. Tình hình này sẽ tạo ra khoảng trống quyền lực ở châu Âu, đặc biệt trong bối cảnh Đức đang trong giai đoạn bầu cử và Mỹ chuẩn bị cho sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Theo ông Barnier, việc bỏ phiếu bất tín nhiệm sẽ gây tổn hại đến tương lai của đất nước.

“Người dân Pháp sẽ không tha thứ nếu chúng ta đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích quốc gia”, ông Barnier nhấn mạnh.

Nếu bị buộc phải từ chức, ông Barnier vẫn có thể được yêu cầu tạm quyền trong khi Tổng thống Macron tìm kiếm một Thủ tướng mới.

Về ngân sách, nếu không được thông qua trước ngày 20/12, chính phủ tạm quyền có thể sử dụng sắc lệnh để ban hành ngân sách hoặc đề xuất luật khẩn cấp nhằm duy trì mức chi tiêu hiện tại. Tuy nhiên, các biện pháp này đều tiềm ẩn rủi ro pháp lý và chính trị.

Cuộc khủng hoảng này không chỉ làm suy yếu chính phủ Pháp mà còn gây ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của khu vực đồng Euro trong bối cảnh nhiều thách thức toàn cầu đang diễn ra.

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

Ngày 4/11, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và khí hậu Đức Robert Habeck cảnh báo, chính phủ liên minh hiện nay có ...

Tin thế giới 7/11: Mỹ bắt đầu chuyển giao quyền lực, Hezbollah tấn công căn cứ hải quân Israel, Chính phủ liên minh Đức sụp đổ

Tin thế giới 7/11: Mỹ bắt đầu chuyển giao quyền lực, Hezbollah tấn công căn cứ hải quân Israel, Chính phủ liên minh Đức sụp đổ

Nội bộ NATO "mất ngủ" sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật thăm tàu chiến Hàn Quốc, Trung ...

Thủ tướng Đức thừa nhận sai lầm những ngày đầu xung đột Ukraine, cảnh báo nguy cơ khẩn cấp Berlin phải đối mặt

Thủ tướng Đức thừa nhận sai lầm những ngày đầu xung đột Ukraine, cảnh báo nguy cơ khẩn cấp Berlin phải đối mặt

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng, cuộc xung đột ở Ukraine gây ra tình trạng khẩn cấp về tài chính đối với Berlin, khiến ...

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Đại sứ quán Canada và Mỹ tại Kiev đóng cửa, Hàn Quốc nối lại cung cấp đạn pháo cho Ukraine, Tổng thống Biden xóa khoản ...

(theo Reuters)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tình hình Syria: Nga-Mỹ đấu khẩu đổ lỗi, Moscow rút loạt tàu chiến về, Iran tính toán đưa quân đến

Tình hình Syria: Nga-Mỹ đấu khẩu đổ lỗi, Moscow rút loạt tàu chiến về, Iran tính toán đưa quân đến

Khi HĐBA LHQ họp về tình hình Syria, Nga và Mỹ cáo buộc lẫn nhau hỗ trợ các cuộc tấn công nhằm vào dân thường ở quốc gia Trung Đông ...
Ukraine cho phép binh sĩ đào ngũ có cơ hội 'quay đầu'

Ukraine cho phép binh sĩ đào ngũ có cơ hội 'quay đầu'

Một số đơn vị Ukraine đã quyết định cho những binh sĩ từng đào ngũ cơ hội quay trở lại phục vụ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu gắn sắp xếp, tinh gọn bộ máy với tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng cán bộ, lựa chọn cán bộ đúng, ...
Mùa bão nhiệt đới năm 2024 gây thiệt hại đáng kể trên toàn thế giới

Mùa bão nhiệt đới năm 2024 gây thiệt hại đáng kể trên toàn thế giới

Những cơn bão mạnh bất thường trong mùa bão nhiệt đới năm 2024 gây thiệt hại đáng kể cho toàn thế giới, vượt mức trung bình của 10 năm.
Tổng thống Pháp 'thu hoạch' lớn sau chuyến thăm Saudi Arabia, quyết định liên thủ vì Palestine

Tổng thống Pháp 'thu hoạch' lớn sau chuyến thăm Saudi Arabia, quyết định liên thủ vì Palestine

Tổng thống Pháp có chuyến thăm 3 ngày tới Saudi Arabia và đã ký thỏa thuận nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược với Thái tử nước chủ ...
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mong muốn cán bộ, nhân viên Đại sứ quán tiếp tục đoàn kết, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Điều ẩn chứa sau kế hoạch đóng băng xung đột ở Ukraine, toan tính và hy vọng

Điều ẩn chứa sau kế hoạch đóng băng xung đột ở Ukraine, toan tính và hy vọng

Ngừng bắn, tạo cơ hội đàm phán chấm dứt xung đột Nga-Ukraine là điều mà cộng đồng quốc tế trông đợi, song hàm ý đằng sau kế hoạch mới của ông Donald Trump...
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Liều thuốc giảm đau

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Liều thuốc giảm đau

Việc Israel và Hezbollah đạt được thoả thuận ngừng bắn vào ngày 27/11 là một tin vui hiếm hoi cho khu vực vốn chìm trong khói súng hơn một năm qua.
Hội nghị Ngoại trưởng G7: Điệu valse cuối cùng

Hội nghị Ngoại trưởng G7: Điệu valse cuối cùng

Hội nghị Ngoại trưởng G7 phản ánh lập trường rõ ràng của Mỹ và một số nước phương Tây trong các vấn đề nóng của khu vực và thế giới hiện nay.
Tổng thống Putin thăm Kazakhstan: Những chân trời mới của quan hệ đối tác chiến lược

Tổng thống Putin thăm Kazakhstan: Những chân trời mới của quan hệ đối tác chiến lược

Nhận lời mời của người đồng cấp Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm cấp nhà nước tới Kazakhstan từ ngày 27-28/11.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại và các cuộc xung đột trên toàn cầu, vũ khí cũng dần trở nên đa dạng, hiện đại và nguy hiểm.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thẳng thắn thừa nhận rằng rất khó để giành lại một số vùng do Nga kiểm soát.
Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Phương Tây sẵn sàng đồng hành với Ukraine trong ngắn hạn nhưng chưa sẵn sàng cho xung đột kéo dài với Nga.
Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Cơ quan điều hành EU đã có lãnh đạo nhiệm kỳ mới và Chủ tịch EC là gương mặt quen thuộc.
5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

Hãng tin AFP dự báo 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025 trên nhiều lĩnh vực chính trị, môi trường, thể thao, văn hóa và tôn giáo.
Thuận ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah:  Một bên vẫn 'nắm đằng chuôi', Hamas 'ngã ngửa' nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Thuận ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah: Một bên vẫn 'nắm đằng chuôi', Hamas 'ngã ngửa' nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hezbollah đang được kỳ vọng là 'tia hy vọng lóe lên từ vực thẳm' trong cuộc xung đột tại khu vực.
Nga tìm cách mở khóa tiềm năng hạt nhân châu Phi

Nga tìm cách mở khóa tiềm năng hạt nhân châu Phi

Nga có đủ tiềm lực để hỗ trợ châu Phi khắc phục tình trạng thiếu hụt năng lượng, vốn cản trở sự phát triển kinh tế bền vững trên lục địa này.
Phiên bản di động