Chính phủ Việt Nam lắng nghe kiến nghị của doanh nghiệp và sẵn sàng đáp ứng trong điều kiện cho phép

Văn An
Ngày 9/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU, Đại sứ các nước EU, Eurocham và một số doanh nghiệp của châu Âu tại Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Phạm Minh Chính với đại diện doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính với đại diện doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam. (Nguồn: TTXVN)

Cuộc gặp nằm trong chuỗi chương trình làm việc với Đại sứ các nước và đại diện các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19.

Cuộc làm việc được kết hợp trực tiếp và trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ, các tỉnh, thành phố của Việt Nam và tại một số nước châu Âu. Cùng dự buổi làm việc, về phía Việt Nam còn có đại diện lãnh đạo của 13 bộ, ngành và 7 tỉnh, thành phố.

Trong không khí chân thành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao những đóng góp thiết thực, hiệu quả của Phái đoàn Liên minh châu Âu, Đại sứ quán các nước EU tại Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp cùng cộng đồng doanh nghiệp EU đối với sự phát triển quan hệ Việt Nam-EU, đặc biệt là hợp tác về kinh tế - thương mại - đầu tư; đồng thời cảm ơn EU và các nước thành viên đã cam kết viện trợ hơn 10 triệu liều vaccine và trang thiết bị y tế cho Việt Nam.

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn sẵn sàng tạo điều kiện và đồng hành để các doanh nghiệp EU đầu tư, kinh doanh thuận lợi tại Việt Nam; khuyến khích và mong muốn các nước EU hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào những lĩnh vực mà EU có nhu cầu, từng bước tạo cân bằng và hợp tác lâu dài, cùng có lợi về đầu tư và thương mại.

Thủ tướng bày tỏ sự chia sẻ và đồng cảm với những khó khăn của các doanh nghiệp tại Việt Nam trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19; khẳng định thành công của các nhà đầu tư nước ngoài là thành công của Việt Nam, mất mát, thiệt thòi của các nhà đầu tư nước ngoài cũng là mất mát, thiệt thòi của Việt Nam.

Thủ tướng nhấn mạnh, đây chỉ là những khó khăn nhất thời, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh; đã thành lập Tổ công tác đặc biệt để xử lý vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp và ban hành Nghị quyết số 105 ngày 9/9/2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19; đồng thời chỉ đạo xây dựng kế hoạch phục hồi kinh tế thích ứng an toàn với dịch bệnh cả trước mắt và lâu dài.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc làm việc. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc làm việc. (Nguồn: TTXVN)

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/8, châu Âu có 2.240 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư 22,25 tỷ USD, chiếm 5,55% tổng vốn FDI tại Việt Nam.

Pháp, Hà Lan, Đức là những nước có nhiều dự án đầu tư tại Việt Nam; lĩnh vực đầu tư chủ yếu là công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất phân phối điện và bất động sản; đầu tư tập trung tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Trên tinh thần cởi mở, chân thành, xây dựng và trách nhiệm cao, các Đại sứ và đại diện lãnh đạo một số doanh nghiệp EU đánh giá cao việc tổ chức cuộc làm việc để đối thoại về các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong duy trì chuỗi cung ứng, vận chuyển và lưu thông hàng hóa, tổ chức sản xuất, cấp phép lao động và nhập cảnh cho các chuyên gia, tiêm vaccine…

Đồng thời tán thành với nhận định của Thủ tướng về việc phòng, chống dịch Covid-19 là chưa có tiền lệ, đòi hỏi phải có biện pháp phù hợp với tình hình, vừa làm vừa điều chỉnh; nhấn mạnh biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm sản xuất, lưu thông an toàn của Chính phủ Việt Nam là đúng hướng, tuy nhiên mong muốn việc tổ chức thực hiện tại các địa phương cần linh hoạt, hiệu quả, thông suốt hơn, xử lý kịp thời hơn các tình huống phát sinh tại cơ sở.

Thủ tướng đã trực tiếp giải đáp và chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương giải đáp, xử lý ngay những phản ánh, kiến nghị, đề xuất chính đáng của các doanh nghiệp, trong đó có nhiều vấn đề đã và đang được phía Việt Nam giải quyết, nhất là theo Nghị quyết số 105 vừa được Chính phủ ban hành.

Các bộ, ngành sẽ cụ thể hóa để sớm tổ chức thực hiện; các địa phương và doanh nghiệp cũng sẽ chủ động hơn trong áp dụng các giải pháp chống dịch.

Thủ tướng khẳng định phải đảm bảo việc duy trì sản xuất, chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa bên cạnh các biện pháp phòng dịch phù hợp với thực tiễn; thời gian tới sẽ đẩy mạnh phát triển công nghiệp dược và tăng cường năng lực y tế để bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU, Đại sứ các nước EU, Eurocham và một số tập đoàn, doanh nghiệp của châu Âu tại Việt Nam. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU, Đại sứ các nước EU, Eurocham và một số tập đoàn, doanh nghiệp của châu Âu tại Việt Nam. (Nguồn: TTXVN)

Thủ tướng đã chỉ đạo các Bộ trưởng các bộ, ngành liên quan và Chủ tịch UBND các địa phương xử lý ngay những khó khăn, vướng mắc, hướng dẫn cụ thể, thống nhất, tạo thuận lợi để doanh nghiệp thực hiện phương án tổ chức sản xuất trên tinh thần sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất.

Các địa phương phải tích cực rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, không ban hành các quy định không phù hợp với tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ về việc duy trì, không để đứt gãy chuỗi cung ứng.

Trước đề xuất của một số doanh nghiệp về vaccine, Thủ tướng khẳng định chủ trương tiêm miễn phí cho người dân, trong đó đã có chỉ đạo cụ thể về thiết lập đầu mối liên lạc và tiêm vaccine cho người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam; ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động tại khu công nghiệp, chế xuất, khu công nghệ cao, làm việc trong các chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp EU.

Thủ tướng đề nghị các Đại sứ và cộng đồng doanh nghiệp EU tại Việt Nam tiếp tục góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam-EU phát triển lên tầm cao mới; thúc đẩy để Quốc hội và Chính phủ các nước EU phê chuẩn Hiệp định EVIPA trong thời gian sớm nhất; tiếp tục hỗ trợ vaccine, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, thuốc điều trị cho Việt Nam.

Đồng thời, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch; có nhiều sáng kiến, chủ động tích cực khắc phục tác động của dịch bệnh, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh; tiếp tục thúc đẩy Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” IUU đối với Việt Nam; hỗ trợ, tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Nam tại các nước EU học tập, lao động và sinh sống.

Nhấn mạnh quan điểm hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa các bên, Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục lắng nghe với tinh thần cầu thị, trách nhiệm cao các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp EU và sẵn sàng đáp ứng trong điều kiện cho phép; những gì đã làm được phải làm tốt hơn, khi chưa có giải pháp căn cơ thì chọn giải pháp tốt nhất trong các giải pháp có thể.

Các đại sứ, doanh nghiệp EU bày tỏ sự đồng cảm và cảm ơn Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã và đang tiếp tục đồng hành, chia sẻ cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay; đánh giá Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn với tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới; khẳng định mong muốn tiếp tục thúc đẩy, phát triển hơn nữa hoạt động đầu tư, kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.

Cũng tại buổi làm việc, Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đã trao cho Bộ Y tế khoản hỗ trợ trang thiết bị y tế trị giá 40 tỷ đồng từ đóng góp của các doanh nghiệp.

Việt Nam luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp nước ngoài

Việt Nam luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp nước ngoài

Tiếp tục chủ trương làm việc trực tiếp với Đại sứ quán và đại diện các nước có nhiều nhà đầu tư tại Việt Nam, ...

Ngoại giao vaccine: Thúc đẩy các nước nhượng lại vaccine Covid-19, tiếp cận công nghệ sản xuất vaccine và thuốc điều trị

Ngoại giao vaccine: Thúc đẩy các nước nhượng lại vaccine Covid-19, tiếp cận công nghệ sản xuất vaccine và thuốc điều trị

Chiều ngày 24/8, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã chủ trì cuộc họp với Tổ công tác của Chính ...

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Những trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024

Những trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024

6 trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024.
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU, đã đi học tiếng Anh

Cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU, đã đi học tiếng Anh

Theo tin tức mới nhất từ tờ L’Equipe (Pháp), cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU hơn Bayern Munich.
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Suni Hạ Linh gây ấn tượng tại Đạp gió 2024 với màn đu dây đầy mạo hiểm

Suni Hạ Linh gây ấn tượng tại Đạp gió 2024 với màn đu dây đầy mạo hiểm

Trong tập đầu tiên của Đạp gió 2024, Suni Hạ Linh gây ấn tượng khi hát tiếng Việt và Trung kết hợp màn đu dây đầy mạo hiểm.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động