Cột khói hình nấm trong vụ thử hạt nhân tại Nevada (Mỹ) năm 1952. (Nguồn: AP) |
Mới đây, cơ quan Quản lý an ninh hạt nhân Mỹ (NNSA) cho biết, nước này đã tiến hành một cuộc thử nghiệm hạt nhân cận tới hạn hôm 14/5. Đây là vụ thử đầu tiên của Mỹ kể từ tháng 9/2021 và là lần thứ 3 dưới chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Vì các cuộc thử nghiệm hạt nhân cận tới giới hạn không dẫn đến một vụ nổ hạt nhân, nên Mỹ khẳng định vụ thử không bị cấm theo Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) mà Mỹ đã ký nhưng chưa phê chuẩn.
NNSA cho biết, họ "dựa vào các thí nghiệm cận tới hạn để thu thập thông tin giá trị nhằm hỗ trợ cho sự an toàn, an ninh, độ tin cậy và hiệu quả của đầu đạn hạt nhân Mỹ, mà không cần tiến hành thử nghiệm nổ hạt nhân".
Mỹ đã đình chỉ các cuộc thử nghiệm hạt nhân ngầm vào năm 1992 và bắt đầu các cuộc thử nghiệm hạt nhân cận tới hạn 5 năm sau đó.
Trước động thái này, ngày 20/5, hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời một người phát ngôn Bộ Ngoại giao quốc gia Đông Bắc Á cho rằng, hàng động của Mỹ làm gia tăng căng thẳng cho cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân quốc tế, gây ảnh hưởng tới sự cân bằng chiến lược giữa các cường quốc hạt nhân cũng như với tình hình
Cho rằng, Washington không thể nói về mối đe dọa chiến tranh hạt nhân từ nước khác khi Mỹ là nước sở hữu vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, quan chức ngoại giao Triều Tiên nhấn mạnh: "Chúng ta không bao giờ được bỏ qua tác động của vụ thử hạt nhân quan trọng của Mỹ".