TIN LIÊN QUAN | |
Nhận diện chính sách của Mỹ đối với châu Á (Kỳ 1) | |
100 ngày đầu tiên của Tổng thống Donald Trump qua ảnh |
Theo bài viết, trong chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng, ông Trump đã cam kết sẽ hạn chế những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng giờ đây, sau hơn 100 ngày làm Tổng thống, Chính quyền Trump dường như vẫn chưa thể thực hiện cam kết đó.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Nguồn: Reuters) |
Những ý tưởng đảo lộn
Vài năm gần đây, chính quyền Obama thi thoảng cử tàu hải quân tới một số khu vực mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Những hoạt động được gọi là bảo vệ "tự do hàng hải" này phát đi thông điệp rõ ràng rằng, Washington không chấp nhận yêu sách của Trung Quốc tại khu vực này. Tuy nhiên, ông Obama bị chỉ trích do hành động không thường xuyên, vì vậy chưa đủ sức răn đe.
Tổng thống Trump cam kết sẽ thay đổi điều đó. Trong cuộc điều trần nhậm chức Ngoại trưởng, ông Rex Tillerson đã phát đi tín hiệu rằng Mỹ thậm chí có thể theo đuổi nỗ lực kiềm chế Trung Quốc tại Biển Đông. Nhưng cho tới nay, chính quyền Trump không những không tỏ thái độ kiên quyết hơn như họ đã hứa, thậm chí tỏ ra dè dặt hơn cả chính quyền Obama trước đây.
Theo New York Times, mới đây các quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc đã bác bỏ ba đề nghị của Hải quân Mỹ muốn đưa tàu vào bên trong phạm vi 12 hải lý xung quanh một bãi đá trên Biển Đông. Mặc dù chưa rõ ai bác đề nghị này, song những quyết định được đưa ra gần đây cho thấy một loạt ý tưởng "diều hâu" trước đây của ông Trump đã bị đảo lộn.
Lý do nuốt lời
Ông Trump từng đe dọa không tuân thủ chính sách "Một Trung Quốc", vốn củng cố quan hệ ngoại giao Mỹ-Trung suốt nhiều thập niên qua. Tuy nhiên, ông đã không thực hiện đến cùng lời đe dọa đó. Trump hứa sẽ tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ ngay trong ngày đầu nhậm chức nhưng ông đã không làm vậy. Ông nói sẽ áp thuế 45% đối với hàng hóa của Trung Quốc để bảo vệ công nhân Mỹ nhưng cho đến nay, Trump vẫn chưa làm.
Lý do khả dĩ nhất cho những lần nuốt lời này là Triều Tiên. Các vụ thử tên lửa đạn đạo gần đây của nước này, cộng với những tuyên bố bóng gió về việc sắp thử hạt nhân đã đẩy cộng đồng quốc tế đến bờ vực chiến tranh. Việc ngăn chặn những tham vọng hạt nhân của Triều Tiên là ưu tiên lớn trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, vì vậy Mỹ rất cần sự hỗ trợ của Trung Quốc - đồng minh thân cận nhất của Bình Nhưỡng.
Ứng viên Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad mới đây tỏ thái độ cứng rắn với Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông. (Nguồn: Reuters) |
Dù vậy, tất cả những điều trên không có nghĩa Mỹ sẽ ít quan tâm hơn đến Biển Đông. Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc do ông Trump đề cử, ông Terry Branstad đã tỏ thái độ cứng rắn trong vấn đề Biển Đông tại cuộc điều trần nhậm chức hôm 2/5. Ông Branstad đã nhắc lại những tuyên bố trong những ngày đầu ông Trump làm tổng thống: "Không thể để Trung Quốc sử dụng những hòn đảo nhân tạo để đe dọa các nước láng giềng hay hạn chế quyền tự do hàng hải hoặc hàng không".
Nhiều năm qua, Biển Đông luôn là bài toán khó không chỉ với các nước có yêu sách chủ quyền mà còn với những nước trong và ngoài khu vực, trong đó có Mỹ. Hiện nay chính quyền của Tổng thống Trump đang là tâm điểm chú ý, kỳ vọng của khu vực và giới quan sát. Trong vấn đề này, giống như nhiều vấn đề khác nữa, điều quan trọng là chính quyền Trump có thực sự muốn hành động hay không.
Báo chí Mỹ: Tổng thống Trump cân nhắc rút khỏi NAFTA Truyền thông Mỹ ngày 26/4 đồng loạt đưa tin Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc ra thông báo chính thức về việc Washington sẽ ... |
Kinh tế Mỹ đón nhận các tín hiệu trái chiều Doanh số bán nhà tháng Ba tăng tháng thứ 3 liên tiếp trong khi lòng tin tiêu dùng giảm trong tháng Tư sau 2 tháng ... |
Mỹ công bố những thành tựu đầu tiên của Tổng thống Trump Chính quyền mới tại Mỹ bắt đầu các hoạt động chuẩn bị đón mốc tròn 100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Donald ... |