Chính sách “hướng Đông” của Nga tăng cường sức mạnh cho Đông Nam Á

Mục tiêu của Nga là coi Đông Nam Á như một trụ cột độc lập trong trật tự thế giới đa cực. Trong khi đó, mối quan hệ kinh tế - chính trị chặt chẽ hơn với Nga sẽ tạo đòn bẩy cho các quốc gia Ðông Nam Á trong nỗ lực cân bằng quan hệ với các nước lớn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chinh sach huong dong cua nga tang cuong suc manh cho dong nam a ASEAN - tổ chức khu vực thành công nhất
chinh sach huong dong cua nga tang cuong suc manh cho dong nam a ASEAN trong chiến lược châu Á mới của Mỹ

Nấc thang mới

Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Nga tại Sochi năm 2016 đã đánh dấu “nấc thang mới” trong quan hệ giữa 2 bên cũng như khẳng định vị thế đặc biệt của ASEAN trong chính sách hướng Đông của Nga.

Là một cường quốc khu vực ở châu Á -Thái Bình Dương, Nga luôn tìm cách kết nối sâu rộng hơn với khu vực Đông Nam Á chứ không chỉ dừng ở đối tác thương mại và đầu tư. Tuyên bố Sochi cũng đưa ra thoả thuận về kế hoạch 5 năm nhằm nâng cấp quan hệ Nga - ASEAN lên mức “quan hệ đối tác chiến lược” như các quốc gia khác là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand.

chinh sach huong dong cua nga tang cuong suc manh cho dong nam a
Các nhà lãnh đạo ASEAN - Nga chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Nga tại Sochi. (Nguồn: Reuters)

Từ sau Tuyên bố Sochi đến nay, chính quyền Putin đã thúc đẩy một loạt hoạt động đối thoại song phương với các nước trong khu vực Đông Nam Á nhằm tăng cường vị thế của Nga ở khu vực này. Khi cạnh tranh Mỹ - Trung tiếp tục ảnh hưởng sâu sắc tới các quyết định về an ninh và quốc phòng của ASEAN, sự tham dự của Nga vào khu vực sẽ là một nhân tố thay đổi luật chơi.

Chuyến thăm của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tới Nga cuối tháng 5 vừa qua đã nêu bật mối quan hệ đang ấm lên giữa Moscow và một số nước Đông Nam Á. Cuộc thăm viếng này ngoài việc đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương giữa 2 nước, còn thể hiện rõ nét hơn quan điểm về chính sách đối ngoại của ông Duterte.

Các thoả thuận được ký kết trong chuyến công du này của ông Duterte liên quan tới năng lượng hạt nhân, nông nghiệp, du lịch và các hiệp định thương mại trị giá gần 1 tỷ USD. Đáng chú ý hơn, một hiệp định quốc phòng cũng đã được xác định nhằm mở đường cho việc trao đổi quân sự và cho phép Phillippines mua vũ khí của Nga.

Trong khi đó, quan hệ với Thái Lan cũng được thắt chặt qua chuyến thăm Moscow của Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha vào tháng 5/2016 sau hơn một thập kỷ. Kết quả của chuyến công du này là thỏa thuận về hợp tác quân sự cũng như cam kết thúc đẩy thương mại song phương từ 3,98 tỷ USD của cam kết năm 2014 lên 10 tỉ USD. Hai phía cũng kỳ vọng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ tới Bangkok vào năm 2017 để kỷ niệm 120 năm quan hệ song phương.

Ngoài ra còn phải kể đến mối quan hệ chiến lược toàn diện giữa Nga với Việt Nam ngày càng phát triển khi hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu được triển khai năm 2016. Moscow hi vọng đây sẽ là khuôn mẫu cho một thỏa thuận thương mại rộng lớn hơn giữa Liên minh và ASEAN gồm 10 thành viên.

ASEAN cân bằng quan hệ

Ở một góc nhìn rộng hơn, việc thắt chặt các mối quan hệ song phương với các quốc gia Đông Nam Á đã nhấn mạnh đến một sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Nga, đó là ưu tiên hơn khu vực Đông Nam Á.

chinh sach huong dong cua nga tang cuong suc manh cho dong nam a
Tổng thống Putin tuyên bố rằng Hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Nga 2016 giúp mở rộng hợp tác giữa các nước ASEAN và Nga trên một loạt các lĩnh vực, từ an ninh khu vực tới chống khủng bố. (Nguồn: TASS)

Mối quan tâm mới của Nga đối với Đông Nam Á rõ ràng được định hình bởi các yếu tố kinh tế, khi Moscow tìm kiếm cơ hội xuất khẩu vũ khí và năng lượng. Tuy nhiên, đây cũng là phản ứng rõ ràng đối với áp lực địa chính trị liên quan đến Mỹ và Trung Quốc.

Nga về lý thuyết đã cam kết định hướng lại chính sách đối ngoại của mình đối với Đông Á trong nhiều năm. Tuy nhiên, cho đến gần đây, sau khi Nga phải gánh chịu các biện pháp trừng phạt của quốc tế cho việc sát nhập Crimea, tiến trình này mới được thực hiện. Có thể nói, để bù đắp cho sự cô lập từ phương Tây (Mỹ và các nước trong Liên minh châu Âu) và duy trì đòn bẩy trong quan hệ với Trung Quốc thì ASEAN là một lựa chọn thay thế đầy tiềm năng. Ngược lại, việc xây dựng quan hệ chiến lược với Nga sẽ giúp ASEAN giữ được sự độc lập trước các thế lực bên ngoài.

chinh sach huong dong cua nga tang cuong suc manh cho dong nam a ASEAN cần tạo động lực tăng trưởng mới từ đổi mới sáng tạo

Ngày 11/5, tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bắt đầu tham dự các hoạt động tại Hội nghị Diễn ...

chinh sach huong dong cua nga tang cuong suc manh cho dong nam a ASEAN: Cùng gắn kết, chia sẻ lợi ích trên chặng đường mới

Ngày 4/5, Đại sứ quán 5 quốc gia thành viên ASEAN tại Mexico, gồm Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines, đã tổ chức hội ...

chinh sach huong dong cua nga tang cuong suc manh cho dong nam a Tầm quan trọng của ASEAN với chính quyền Mỹ

Nhiều tín hiệu dồn dập đang cho thấy chính quyền mới của Mỹ sẽ không bỏ rơi Đông Nam Á, theo các nhà quan sát ...

Thu Hà - Mai Lan (theo Nikkei Asian Review)

Đọc thêm

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ cao hơn định hướng Trung ương đặt ra, về cơ bản khắc phục được những vấn đề còn giao ...
Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức ...
Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Những tình cảm mà bà Phan Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm UNESCO bảo tồn và giao lưu văn hóa quốc tế, Chủ tịch ICEP - Hanoi Classy, chia sẻ ...
Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.
Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Bồ kết là loại thảo dược được tin dùng từ xa xưa, giúp tóc chắc khỏe, suôn mượt, giảm gãy rụng trong mùa hanh khô.
Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Nga đang giảm sự hiện diện quân sự ở Syria đồng thời chuyển thiết bị quân sự tới Libya, Mali và Sudan.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động