Chính sách hướng Nam mới: Nâng tầm quan hệ Hàn Quốc - ASEAN

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 17/3 đã kết thúc chuyến công du tới 3 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là Brunei, Malaysia và Campuchia. Đây là chuyến đi nước ngoài đầu tiên của nhà lãnh đạo Hàn Quốc kể từ đầu năm 2019. Điều này cho thấy chính quyền Hàn Quốc hiện nay rất chú trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á, trọng tâm trong Chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chinh sach huong nam moi nang tam quan he han quoc asean Việt Nam là trọng tâm trong chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc
chinh sach huong nam moi nang tam quan he han quoc asean Việt Nam quan trọng trong Chính sách Hướng Nam Mới của Hàn Quốc

Chính sách này nhằm cải thiện quan hệ với các nước ASEAN, Ấn Độ, Pakistan và giảm bớt sự lệ thuộc vào các đối tác truyền thống là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU).

Rút ngắn khoảng cách giữa Hàn Quốc và ASEAN                   

Quả thực, từ lâu, Hàn Quốc đã nỗ lực nhằm đa dạng hóa các đối tác ngoại giao và kinh tế, song việc này thực sự được đẩy mạnh kể từ khi Tổng thống theo trường phái tự do Moon Jae-in lên nắm quyền vào tháng 5/2017. Giới chức chính quyền Hàn Quốc cho biết đây không phải là lời nói, mà là một chính sách ưu tiên thực sự, được đại diện bằng khẩu hiểu với 3 chữ P mang nghĩa: nhân dân (people), thịnh vượng (prosperity) và hòa bình (peace).

chinh sach huong nam moi nang tam quan he han quoc asean
Tổng thống Moon Jae-in gặp Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad. (Nguồn: Yonhap)

Nâng tầm mối quan hệ giữa Hàn Quốc với các nước thành viên ASEAN luôn làm một trọng tâm của Chính sách hướng Nam mới. Chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á lần này là bước tiếp theo trong việc triển khai chính sách. Để khẳng định quyết tâm cũng như mục tiêu của chuyến công du, trước khi lên đường, Tổng thống Moon đã viết trên mạng xã hội Twitter rằng ông sẽ rút ngắn khoảng cách giữa Hàn Quốc và ASEAN... và sẽ mở rộng con đường đưa các doanh nghiệp Hàn Quốc vào khu vực này đồng thời đẩy mạnh hợp tác thiết thực giữa hai bên.

Ông cũng tuyên bố cùng với ASEAN xây dựng một cộng đồng hòa bình và thịnh vượng vì nhân dân. Ông đã ca ngợi Brunei là một "viên ngọc quý" với tài nguyên thiên nhiên phong phú; Malaysia là một quốc gia ASEAN quan trọng, thể hiện sự đa dạng và đi đầu các nỗ lực vì hòa bình ở châu Á còn Campuchia là một nền kinh tế tăng trưởng "gây ngạc nhiên".

Trong chặng dừng chân đầu tiên là Brunei, Tổng thống Moon Jae-in đã có cuộc hội đàm với Quốc vương Hassanal Bolkiah và hai bên đã nhất trí cho rằng "Tầm nhìn 2035" của Brunei và Chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng, đó là đều hướng tới việc tăng cường hợp tác thực chất để đạt được sự thịnh vượng chung. Hai bên đánh giá sự tham gia của doanh nghiệp Hàn Quốc vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu đường tại Brunei, đã đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế của quốc gia này, đồng thời nhất trí sẽ tiếp tục hợp tác cùng phát triển trong thời gian tới, trong đó có lĩnh vực năng lượng - ngành công nghiệp chủ lực của Brunei và cũng là ngành Hàn Quốc phải lệ thuộc vào nhập khẩu.

Sau Brunei, nhà lãnh đạo Hàn Quốc đã tới Malaysia, một thành viên sáng lập ASEAN đa sắc tộc - tôn giáo có nền kinh tế lớn thứ ba Đông Nam Á chỉ sau Thái Lan và Indonesia. Tổng thống Hàn Quốc đề xuất kết hợp hài hòa giữa Chính sách hướng Nam mới của ông với Chính sách hướng Đông mà Malaysia từng xúc tiến từ những năm 1980, trong đó đặt trọng tâm vào hợp tác chiến lược với Hàn Quốc, nhằm mang lại thành quả hợp tác song phương cụ thể cho người dân hai nước. Đây sẽ là trụ cột để hai nước phối hợp nâng cao hiệu quả hợp tác cùng có lợi.

Về kinh tế - thương mại, Hàn Quốc và Malaysia nhất trí nỗ lực đạt được Thỏa thuận Mậu dịch tự do (FTA) trong năm nay. Hai bên cũng cam kết tích cực tìm kiếm các dự án hợp tác trong lĩnh vực chế tạo xe ô tô thông minh, xây dựng thành phố thông minh và công nghệ thông tin - truyền thông (ICT).

Bên cạnh mục đích thúc đẩy quan hệ kinh tế, có lẽ Hàn Quốc muốn đẩy mạnh làn sóng văn hóa Hàn Quốc vào quốc gia Đông Nam Á này, bởi theo ông, giao lưu văn hóa sẽ giúp tăng cường sự hiểu biết của người dân Malaysia về Hàn Quốc và đưa người dân hai nước lại gần nhau hơn. Tổng thống Hàn Quốc đã tới cuộc triển lãm văn hóa Hàn Quốc - Malaysia, nơi hàng trăm sản phẩm liên quan tới văn hóa hai nước được trưng bày.

Chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du là Campuchia. Tại hội đàm cấp cao Hàn Quốc - Campuchia, Tổng thống Moon Jae-in và Thủ tướng Hun Sen đã thảo luận các biện pháp mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và tài chính. Hai bên nhất trí sẽ đẩy nhanh đàm phán Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, để tăng cường hỗ trợ hơn 200 doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Campuchia. Các doanh nghiệp này được hai bên cho là đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng đồng hành của hai nước.

Bên cạnh đó, hai bên thống nhất Hàn Quốc sẽ hỗ trợ Campuchia xây dựng "Hệ thống thanh toán quốc gia" trong năm nay, hỗ trợ về hạ tầng tài chính, tạo môi trường thuận lợi để các công ty tài chính Hàn Quốc vào Campuchia hoạt động. Hiện Campuchia là đối tác hợp tác được Hàn Quốc viện trợ phát triển nhiều nhất trong ASEAN chỉ sau Việt Nam.

chinh sach huong nam moi nang tam quan he han quoc asean
Người dân Campuchia chào đón Tổng thống Moon Jae-in và Phu nhân Kim Jung-sook. (Nguồn: Khmer Times)

Hướng tới phát triển quan hệ thực chất

Một điểm chung trong chuyến thăm tới cả 3 nước là Tổng thống Moon Jae-in đều mong muốn có được sự ủng hộ của các nước đối với tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, một nỗ lực mà ông đã bỏ nhiều công sức và đặt nhiều kỳ vọng. Điều này cũng cho thấy Hàn Quốc coi trọng vai trò của các quốc gia Đông Nam Á trong việc đóng góp, thúc đẩy giải pháp mang lại hòa bình và ổn định tại khu vực Đông Bắc Á.

Chuyến công du 3 nước ASEAN ngay đầu năm của nhà lãnh đạo Hàn Quốc càng có ý nghĩa hơn khi ASEAN và Hàn Quốc sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Hàn Quốc - ASEAN vào cuối năm nay tại Seoul để kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ đối thoại giữa hai bên.

Việc Tổng thống Hàn Quốc trong hơn 1 năm qua công du một loạt quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, kể từ chuyến thăm cấp nhà nước tới Indonesia hồi cuối năm 2017, tới Việt Nam tháng 3 và tới Singapore hồi tháng 7 năm ngoái, cũng mở ra cơ hội thuận lợi để Hàn Quốc và ASEAN đẩy mạnh hợp tác toàn diện, trong bối cảnh quan hệ hai nước đang ngày càng được củng cố. Hiện ASEAN là nhà nhập khẩu lớn thứ hai trên thế giới các sản phẩm của Hàn Quốc sau Trung Quốc và Tổng thống Moon Jae-in đã tuyên bố sẽ nỗ lực để tăng gần gấp đôi kim ngạch thương mại giữa Hàn Quốc và các nước ASEAN lên 200 tỷ USD/năm vào năm 2020.

Chuyến thăm lần này của Tổng thống Moon Jae-in chẳng những là bước tiến thực chất của Chính sách hướng Nam mới, mà còn tạo động lực để quan hệ Hàn Quốc - ASEAN nói chung và quan hệ giữa Hàn Quốc với từng quốc gia ASEAN nói riêng tiếp tục phát triển sâu rộng và hiệu quả trên nền tảng lợi ích chung.

chinh sach huong nam moi nang tam quan he han quoc asean ASEAN hoan nghênh Chính sách Hướng Nam mới của Hàn Quốc

​Từ ngày 20-21/6/2018, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Đối thoại ASEAN - Hàn Quốc lần ...

chinh sach huong nam moi nang tam quan he han quoc asean Việt Nam - đối tác quan trọng trong chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng thống Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc) Moon Jae-in đã có chuyến thăm cấp Nhà nước ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 27/4/2024: Điều gì đang cản trở con đường đi tới thành công của bạn?

Bài tarot hôm nay 27/4/2024: Điều gì đang cản trở con đường đi tới thành công của bạn?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá điều gì đang cản trở con đường đi tới thành công của bạn nhé!
Nhận định bóng đá, soi kèo U23 Iraq vs U23 Việt Nam, 00h30 ngày 27/4 - Tứ kết U23 châu Á 2024

Nhận định bóng đá, soi kèo U23 Iraq vs U23 Việt Nam, 00h30 ngày 27/4 - Tứ kết U23 châu Á 2024

Nhận định trận đấu, soi kèo U23 Iraq vs U23 Việt Nam tại vòng tứ kết U23 châu Á 2024 được diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4.
Phim Lật mặt 7 là phim loại K: Bao nhiêu tuổi được xem phim Lật mặt 7?

Phim Lật mặt 7 là phim loại K: Bao nhiêu tuổi được xem phim Lật mặt 7?

Tôi được biết phim Lật mặt 7 là phim loại K, vậy thì phim loại K là phim gì và bao nhiêu tuổi mới được xem phim Lật mặt 7? ...
Nhận định, soi kèo MU vs Burnley, 21h00 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo MU vs Burnley, 21h00 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo MU vs Burnley tại vòng 35 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4.
Bạn gái người mẫu Laura Celia Valk tâm sự về Jude Bellingham của Real Madrid

Bạn gái người mẫu Laura Celia Valk tâm sự về Jude Bellingham của Real Madrid

Truyền thông Anh cho biết, tiền vệ trẻ của Real Madrid đang nổi Jude Bellingham yêu người mẫu Hà Lan hơn 5 tuổi Laura Celia Valk.
Xe điện Mazda EZ-6 chính thức ra mắt, thay thế Mazda 6 tại Trung Quốc

Xe điện Mazda EZ-6 chính thức ra mắt, thay thế Mazda 6 tại Trung Quốc

Hãng xe Nhật Bản chính thức ra mắt Mazda EZ-6 tại Triển lãm Ô tô Bắc Kinh 2024, mẫu xe điện này sẽ thay thế Mazda 6 tại thị trường ...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động