Nhỏ Bình thường Lớn

Chính sách kinh tế Theresa May không mạnh mẽ như hứa hẹn

Quyết định bầu cử trước thời hạn vào ngày 8/6 là một quyết định mang tính cá cược đối với đương kim Thủ tướng Theresa May. Điều đó càng được khẳng định rõ hơn khi ngày tổng tuyển cử đã tới rất gần. 
TIN LIÊN QUAN
chinh sach kinh te theresa may khong manh me nhu hua hen Viễn cảnh khó khăn đối với kinh tế Anh liên quan tới Brexit
chinh sach kinh te theresa may khong manh me nhu hua hen Kinh tế Anh có nhiều dấu hiệu "bốc hơi" do sụt giảm đầu tư

Những năm 1970 được cho là thập kỷ ảm đảm nhất đối với kinh tế Vương quốc Anh từ Thế chiến thứ II.  Tuy nhiên, từ những 2010 cũng là giai đoạn không kém phần khó khăn đối với nền kinh tế này. Sự phục hồi chậm chạp từ cuộc suy thoái trầm trọng 2008 – 2009, khiến nền kinh tế thứ hai châu Âu gần như không tăng trưởng, tình hình ảm đạm, thậm chí tiền lương bị cho là thấp hơn 10 năm trước.

Ngoài ra, sau cuộc trưng cầu dân ý ở Scotland năm 2014, cuộc bầu cử năm 2015 và trưng cầu dân ý rời khỏi EU hồi năm ngoái, người dân nước Anh dường như không còn quan tâm tới chính trị nước nhà.

chinh sach kinh te theresa may khong manh me nhu hua hen
Đương kim Thủ tướng Anh Theresa May và Phu quân. (Nguồn: Thesun)

Bên cạnh sự  phớt lờ của người dân, còn có khá nhiều lý do khiến tình hình kinh tế nước Anh không tươi sáng. Trước những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy chính sách kinh tế từ năm 2010 đã thật sự thất bại, phản ứng của tân Thủ tướng Theresa May khi đó được đánh giá là khá mạnh mẽ. Chính sách cắt giảm chi tiêu phúc lợi được bà May đưa ra nhằm cân bằng ngân sách đã không hiệu quả vì Ngân hàng Trung ương Anh đã không còn khả năng cho vay với lãi xuất thấp hơn mức 0,25%.

Chính vì vậy, chính sách cắt giảm phúc lợi vô tình đã làm sức chi tiêu của nền kinh tế sương mù ngày càng yếu đi. Vấn đề này đã trở thành một trong những yếu tố góp phần kéo tăng trưởng chậm lại và có thể sẽ còn phải mất nhiều thời gian để Chính phủ Anh có thể điều tiết ngân sách tiến tới mục tiêu thặng dư.Khá trái ngược với hứa hẹn của bà May về một vai trò lãnh đạo mạnh mẽ, ổn định và mới mẻ, nhà phân tích Larry Elliot cho rằng, sự điều chỉnh không phù hợp trong chính sách tiền tệ và tài khoá là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu và bất ổn định trong nền kinh tế. Nền kinh tế suy yếu vì sức đầu tư và sản xuất giảm sút, bất ổn do tăng trưởng phụ thuộc quá nhiều vào nợ tiêu dùng.  

Đánh giá kế hoạch kinh tế của ba Đảng tranh cử, hãng tư vấn Oxford Economics đưa ra nhận định rằng: Việc tiếp tục chính sách thắt lưng buộc bụng của Đảng Bảo thủ có thể sẽ mang lại sự tăng trưởng ổn định dù không rõ nét, với tăng trưởng trung bình 1,9%/năm. Nhưng các chính sách được đề xuất bởi Công Đảng và Đảng Dân chủ tự do có thể sẽ mang lại kết quả tăng trưởng GDP tốt hơn, giúp chính sách tiền tệ sớm ổn định và không  đặt nền tài chính công dưới áp lực.

Cụ thể, nền kinh tế Anh dưới sự cầm quyền của Đảng Dân chủ tự do có thể tăng trưởng mạnh hơn 1.9% và lớn hơn 1% dưới quyền Công Đảng so với Đảng Bảo thủ. Oxford Economics cũng không ủng hộ lời tuyên bố của Đảng Bảo thủ rằng, chính sách khuyến khích cho vay sẽ dẫn đến thâm hụt lớn hơn và dẫn tới bùng nổ nợ công. “Kịch bản của chúng tôi cho thấy, có thể đẩy mức vốn và khả năng chi tiêu lên cao hơn mà không cần tạo áp lực cho nền tài chính công. Chính vì vậy, chính sách khắt khe của Đảng Bảo thủ chưa chắc đem lại cơ hội tăng trưởng tốt hơn đề xuất của Công Đảng hoặc Đảng dân chủ tự do", hãng Oxford Economics phân tích.

Có thể thấy rằng Thủ tướng Theresa May đã kêu gọi một cuộc bầu cử mới khi thật sự chưa cần thiết, khi chính các công dân Anh  cũng chưa thực sự ”mặn mà”, kinh tế chưa hết bất ổn, mức sống đang giảm và chính sách kinh tế trong vòng 7 năm vừa qua thất bại. Tuy nhiên, bà May đã chứng minh được khả năng chiến thắng của mình, khi thuyết phục được các cử tri rằng, nước Anh dưới quyền Công Đảng sẽ còn khó khăn hơn thời điểm hiện tại.

Trong những tuần đầu tiên của cuộc tranh cử, Đảng Bảo thủ đã dẫn đầu với chiến lược của bà May. Nhưng một vài tuần sau đó, Công Đảng đã rút ngắn được khoảng cách khi các chính sách của đương kim Thủ tướng đã khiến dư luận đặt câu hỏi, liệu bà có phải là “phiên bản nữ Trump” trong cuộc đàm phán Brexit hay không.

Chỉ còn ít giờ nữa là tới ngày bầu cử, một khoảng thời gian quá ngắn cho một bước đột phá tới vị trí lãnh đạo của nước Anh. Tỷ lệ ủng hộ tính tới thời điểm hiện tại cho thấy bà May vẫn có thể giành chiến thắng. Nhưng nếu chỉ là một chiến thắng sát nút thì đây thật sự là một chiến thắng có cái giá quá đắt đối với bà May. 

chinh sach kinh te theresa may khong manh me nhu hua hen Anh hạ mức cảnh báo khủng bố, động viên người dân ra đường

5 ngày sau vụ tấn công ở Manchester, chính phủ Anh đã hạ mức cảnh báo nguy cơ khủng bố xuống mức "nghiêm trọng" và ...

chinh sach kinh te theresa may khong manh me nhu hua hen Anh: Chiến dịch vận động tranh cử được nối lại sau vụ nổ ở Manchester

Ngày 25/5, các đảng chính trị tại Anh sẽ tiếp tục các cuộc vận động tranh cử của mình sau 2 ngày tạm dừng vì ...

An Bùi (theo The Guardian)

Tin cũ hơn