Nhỏ Bình thường Lớn

Chính xác cầu Crimea quan trọng thế nào đối với Nga?

Chính phủ Nga cho biết, đã có kế hoạch hoàn thành việc khôi phục cơ sở hạ tầng giao thông và kỹ thuật của cây cầu Crimea hay cầu Eo biển Kerch, bao gồm cả đường ray bị hư hỏng, trước ngày 1/12/2023.
Chính xác cầu Crimea quan trọng thế nào đối với Nga?. (Nguồn: AFP)
Chính xác cầu Crimea quan trọng thế nào đối với Nga? (Nguồn: AFP)

Dư luận đang đặc biệt chú ý đến đoạn phim do truyền hình Nga công bố, ghi cảnh Tổng thống Nga Putin lái ô tô chở Phó Thủ tướng Marat Khusnullin thị sát cầu Crimea. Ông Putin cũng đi bộ dọc theo cây cầu để kiểm tra những phần còn hư hại và xem xét những khu vực đang trong quá trình sửa chữa.

Trước đó, sau vụ nổ ngày 8/10, với một số cấu trúc cầu bị hỏng nặng, giới chuyên gia đánh giá, công việc sửa chữa để cây cầu có thể hoạt động bình thường trở lại sẽ mất rất nhiều thời gian. Bởi vậy, việc Tổng thống Nga quay trở lại kiểm tra đoạn cầu hỏng chỉ 2 tháng sau đó nhận được sự chú ý đặc biệt từ công chúng.

Tại sao cầu Crimea lại quan trọng đối với Nga đến như thế?

Bởi đây là giao lộ đường bộ và đường sắt, đồng thời là tuyến đường bộ và đường sắt, “huyết mạch” duy nhất nối đất liền Nga với bán đảo Crimea.

Mặc dù chung một tên gọi là cầu Crimea, nhưng thực chất đây là hai cây cầu, một cho đường bộ và một cho đường sắt. Riêng cầu đường bộ cũng gồm hai cấu trúc cầu độc lập, trong khi cầu đường sắt là một cấu trúc cầu đơn với hai đường ray.

Cặp cầu song song này trị giá 3,6 tỷ USD, do Nga đầu tư xây dựng. Chạy dài 19 km (12 dặm) trên Eo biển Kerch - nối Biển Azov và Biển Đen, cầu Crimea trở thành cây cầu dài nhất châu Âu.

Trước khi nó bị hư hại nặng trong một vụ nổ lớn hồi tháng 10/2022, cây cầu đã trở thành tuyến đường không thể thiếu cho các hoạt động thương mại và dân sự của Nga, kể từ khi nó được khánh thành vào năm 2018.

Với 4 làn đường bộ, 2 làn mỗi hướng và một tuyến đường sắt riêng biệt, cầu cho phép khoảng 40.000 ô tô lưu thông mỗi ngày. Trong khi hai tuyến đường sắt cho phép gần 50 chuyến tàu di chuyển đến và đi từ Crimea hằng ngày. Hằng năm, trên 14 triệu hành khách và 13 triệu lô hàng lưu thông qua cầu.

Trong nhiều năm sau khi Điện Kremlin sáp nhập Crimea vào năm 2014, du khách chỉ có thể đến Nga bằng máy bay và những chiếc phà quá đông đúc. Khi các lệnh trừng phạt được áp dụng và các công ty rút lui, bán đảo ngày càng bị cô lập khỏi thế giới.

Bởi vậy, cầu Crimea không chỉ cho phép người dân đi lại thuận tiện, mà còn nhanh chóng trở thành một tuyến đường quan trọng cung cấp hàng hóa thiết yếu cho cư dân nơi đây, cũng như hàng hóa phục vụ sản xuất và thiết bị quân sự.

Nơi đây cũng có thành phố cảng Sevastopol - căn cứ chính từ thế kỷ XVIII của Hạm đội Biển Đen của Nga.

Trong những năm qua, cây cầu đã giúp Nga vận chuyển người và hàng hóa đến và đi từ Crimea với chi phí thấp hơn rất đáng kể so với đường biển và đường hàng không. Xe tải có thể đi cả quãng đường này chỉ trong 20 phút, giúp cắt giảm đáng kể chi phí và thời gian đi phà đến Crimea từ lục địa Nga, do đó được kỳ vọng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế của bán đảo.

Trước đó, Truyền hình nhà nước Nga dự báo, GDP của Crimea sẽ tăng trưởng 2-3% trong giai đoạn sau khi cầu Crimea khánh thành và giá hàng hóa cũng giảm 15%. Cây cầu cũng sẽ phục vụ tốt cho việc cải thiện ngành du lịch, vốn gặp nhiều khó khăn trong những năm sau khi sáp nhập về Nga.

Trên thực tế, với “dòng chảy tự do” của hàng hóa, tương lai có vẻ tươi sáng hơn cho bán đảo và người dân ở Crimea. Cây cầu đã trở thành yếu tố quan trọng trong việc hạ giá các sản phẩm khác nhau ở vùng này, mở ra những con đường phát triển mới và tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển quanh năm của khách du lịch. Du lịch và thủy sản trở thành những ngành thu lợi chính.

Trước dịch Covid-19, kinh tế Crimea được đánh giá là tăng trưởng nhanh. RBC, trích dẫn nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chiến lược phức hợp (ICSS) cho thấy, tăng trưởng của Crimea năm 2019 được thúc đẩy nhờ xây dựng và sản xuất, mỗi ngành tăng hơn 20%.

Nông nghiệp, bán lẻ và dịch vụ ở Crimea tăng trưởng trung bình 3%. Hoạt động xây dựng tại thành phố cảng Sevastopol đã tăng gần 71% trong khoảng thời gian này, trong đó nông nghiệp, sản xuất, bán lẻ và dịch vụ tăng trưởng đạt mức trung bình 3,4%...

Tuyến đường sắt đã thúc đẩy hoạt động thương mại tại các cảng của Crimea và cho phép Nga tăng cường xuất khẩu.

Tóm lại, theo báo cáo của Moscow, cây cầu đã đóng vai trò đặc biệt trong việc thúc đẩy nền kinh tế của Crimea, tăng cường hoạt động thương mại và tạo ra việc làm trên bán đảo.

Vụ nổ hồi tháng 10 đã phá hủy và gây hư hỏng một số nhịp cầu có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt hàng hóa ở Crimea, ảnh hưởng đến xuất khẩu từ các cảng của bán đảo, hoặc tệ hơn, khiến toàn bộ các ngành kinh tế nơi đây bị đình trệ, do nguồn cung nguyên liệu thô bị gián đoạn.

Giá cà phê hôm nay 6/12: Giá cà phê tăng nhẹ trở lại, USD biến động khó lường, thị trường chịu áp lực bán giảm giá

Giá cà phê hôm nay 6/12: Giá cà phê tăng nhẹ trở lại, USD biến động khó lường, thị trường chịu áp lực bán giảm giá

Cà phê đang trong vụ thu hoạch, lượng hàng vụ mới của một số nhà cung cáp lớn như Việt Nam, Indonesia đều chuẩn bị ...

Giá vàng hôm nay 6/12, Giá vàng ‘đứt hơi’ trong cuộc leo dốc khó nhọc, kim loại quý vẫn được mua ồ ạt, vàng SJC tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 6/12, Giá vàng ‘đứt hơi’ trong cuộc leo dốc khó nhọc, kim loại quý vẫn được mua ồ ạt, vàng SJC tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 6/12, Giá vàng giảm nhẹ sau khi cán mốc quan trọng. Nhu cầu đối với kim loại quý này sẽ tăng. ...

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 6/12: Tỷ giá USD, Euro, Yen Nhật, CAD, AUD, Bảng Anh... Tín hiệu kinh tế lạc quan, đồng bạc xanh tăng trở lại

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 6/12: Tỷ giá USD, Euro, Yen Nhật, CAD, AUD, Bảng Anh... Tín hiệu kinh tế lạc quan, đồng bạc xanh tăng trở lại

Cập nhật tỷ giá ngoại tệ hôm nay 6/12, tỷ giá USD, Euro, AUD, CAD, Bảng Anh, Yen Nhật, tỷ giá hối đoái... Tăng lương, ...

Bên bờ vực phá sản vì khí đốt, doanh nghiệp Đức liệu có đòi được tiền ‘nhà giàu’ Gazprom?

Bên bờ vực phá sản vì khí đốt, doanh nghiệp Đức liệu có đòi được tiền ‘nhà giàu’ Gazprom?

Nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất nước Đức Uniper đang hy vọng vào khoản bồi thường trị giá hàng tỉ Euro từ gã khổng ...

(theo AA, Moscow Times)