Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, Tiến sỹ Phạm Lan Dung phát biểu khai mạc Diễn đàn. |
Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với sự tham dự của gần 150 đại biểu, bao gồm các chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế; đại diện các Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán; đại diện các tổ chức quốc tế, viện nghiên cứu, các sở, ngành của thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long...
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, Tiến sỹ Phạm Lan Dung nhấn mạnh, sông Mekong có vai trò quan trọng không chỉ với các nước tiểu vùng mà với toàn cầu. Sông Mekong là nguồn sống của trên 60 triệu người trong lưu vực, cung cấp khoảng 1/4 sản lượng cá nước ngọt và 15% sản lượng lúa gạo toàn cầu.
Ông Florian C. Feyerabend, Đại diện Quỹ Konrad-Adenauer-Stiftung Việt Nam phát biểu khai mạc Diễn đàn. |
Với tiềm năng phong phú và vị trí địa chiến lược quan trọng, tiểu vùng Mekong đã và đang thu hút sự quan tâm của các nước trong và ngoài khu vực, nhất là các nước lớn. Tiểu vùng Mekong trở thành một trong số ít tiểu vùng trên thế giới có đầy đủ các cơ chế hợp tác nội vùng cũng như các cơ chế hợp tác với nhiều đối tác bên ngoài.
Các cơ chế này góp phần hình thành các trục giao thông, hành lang kết nối, liên kết kinh tế; tạo thêm nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội bền vững. Tuy nhiên, một số lĩnh vực hợp tác có tình trạng chồng chéo, kém hiệu quả do thiếu vai trò điều phối và thiếu sự phối hợp giữa các cơ chế.
Các nước nhận thức rõ vấn đề nhưng khó có thể giải quyết một cách căn bản do sự khác biệt về lợi ích giữa các đối tác phát triển, giữa các nước Mekong với các đối tác và giữa các nước Mekong với nhau.
Trong bối cảnh đó, việc tăng cường nghiên cứu, trao đổi, tìm kiếm giải pháp nhằm hài hòa lợi ích của các quốc gia, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ chế hợp tác đặt ra hết sức cấp thiết.
Gần 150 đại biểu là các học giả, nhà nghiên cứu về Mekong đã tham gia Diễn đàn. |
Tiến sỹ Phạm Lan Dung cho rằng, bên cạnh nỗ lực của kênh ngoại giao chính thức, các ý tưởng, sáng kiến, giải pháp của giới chuyên gia, học giả sẽ góp phần hỗ trợ thực hiện các mục tiêu này. Hợp tác liên cơ chế, hành động tập thể, chia sẻ kiến thức và phối hợp chính sách là chìa khóa để thúc đẩy hợp tác hướng tới tương lai bền vững của tiểu vùng Mekong…
Về phần mình, phát biểu tại phiên khai mạc, ông Florian C. Feyerabend, Đại diện Quỹ Konrad-Adenauer-Stiftung Việt Nam nhấn mạnh, tiểu vùng Mekong được biết đến không chỉ với cảnh quan đặc biệt tươi đẹp mà còn bởi thế mạnh kinh tế, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam…
Tuy nhiên, theo ông Florian, đồng bằng sông Cửu Long là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, bao gồm nước biển dâng, xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt và các hiện tượng thời tiết cực đoan...
Các đại biểu cho rằng, với tiềm năng phong phú và vị trí địa chiến lược quan trọng, tiểu vùng Mekong là một trong số ít tiểu vùng trên thế giới có đầy đủ các cơ chế hợp tác nội vùng cũng như các cơ chế hợp tác với nhiều đối tác bên ngoài. |
Do đó, các nước tiểu vùng cần có nhận thức chung, tiếng nói chung và nỗ lực xây dựng các giải pháp để giải quyết những thách thức này. Để có những giải pháp hiệu quả, điều quan trọng là phải hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu cũng như tiềm năng phát triển của các cơ chế hợp tác tiểu vùng.
Cho rằng hỗ trợ sự phát triển bền vững của khu vực là một trong những mục tiêu của KAS, ông Florian C. Feyerabend tin rằng các giải pháp tốt nhất và hiệu quả nhất chỉ có thể có được thông qua quá trình chia sẻ thông tin, trao đổi tri thức, kinh nghiệm của các chuyên gia, nhà khoa học và giới hoạch định chính sách. Đại diện KAS bày tỏ, điều quan trọng là các nước tiểu vùng cùng tìm kiếm giải pháp phát huy sức mạnh tổng hợp của cơ chế hợp tác, thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Các đại biểu tham dự Diễn dàn chụp ảnh lưu niệm tại phiên Khai mạc. |
Diễn đàn quốc tế Mekong gồm 3 phiên. Phiên 1 tập trung làm rõ tầm quan trọng của tiểu vùng Mekong trong bối cảnh biến động khu vực và toàn cầu. Tại Phiên 2, các diễn giả trình bày quan điểm của ASEAN, Ủy hội sông Mekong (MRC) và các nước tiểu vùng Mekong (Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam) về những thuận lợi và khó khăn trong hợp tác tiểu vùng. Tại phiên 3, các kịch bản về triển vọng hợp tác giữa các cơ chế tiểu vùng Mekong là nội dung chính được các học giả, nhà nghiên cứu đề cập, trao đổi.
Diễn đàn quốc tế Mekong lần thứ 3 là hoạt động tiếp nối thành công của chuỗi Diễn đàn Mekong 1 và 2 do Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, Học viện Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Quỹ Konrad-Adenauer-Stiftung Việt Nam tổ chức trong năm 2022.
| Đặt trọng tâm đối ngoại vào hợp tác ở khu vực Mekong Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 7 cho thấy ... |
| Ngoại giao nguồn nước sông Mekong hướng tới sự phát triển bền vững của khu vực tiểu vùng Thực hiện chính sách ngoại giao nguồn nước sông Mekong kể từ khi có Nghị quyết 120 của Chính phủ, Việt Nam đã khẳng định ... |
| Diễn đàn Du lịch Mekong 2023: Thích ứng và số hóa để phát triển du lịch khu vực GMS Diễn đàn Du lịch Mekong với chủ đề “Tái tư duy để thích ứng và số hóa” thảo luận, tìm giải pháp tốt nhất để ... |
| Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dự Hội nghị cấp Chủ tịch Ủy ban quốc gia về hợp tác phòng, chống ma túy tiểu vùng sông Mekong Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định, Việt Nam quyết tâm và cam kết tăng cường hợp tác với UNODC, các nước tiểu vùng ... |
| Nỗ lực ngăn chặn hiểm họa ma túy ở tiểu vùng sông Mekong Các quốc gia trong khu vực tiểu vùng sông Mekong đã và đang phải đối mặt với hiểm họa ma túy ngày càng phức tạp, ... |