Giảng viên Học viện Ngoại giao: Hạnh phúc với mỗi chuyến đò 'rời bến, sang sông'

Hà Phương
“Học viện Ngoại giao là một môi trường văn minh, có truyền thống tôn sư trọng đạo, đoàn kết và cống hiến. Tôi rất tự hào được là một phần của nơi ấy”, Tiến sĩ Vũ Tuấn Anh, Trưởng Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại, Học viện Ngoại giao chia sẻ trong không khí hướng tới kỷ niệm Ngày Hiến chương các Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Các cán bộ ngoại giao, Đại sứ, Trưởng đại diện một số tổ chức quốc tế tại Việt Nam cùng sinh viên Học viện Ngoại giao trong buổi giao lưu với bà Michelle Bachelet, nguyên Tổng thống Chile, nguyên Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc, nguyên Giám đốc điều hành UN Women, ngày 3/4.  (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Các cán bộ ngoại giao, Đại sứ, Trưởng đại diện một số tổ chức quốc tế tại Việt Nam cùng sinh viên Học viện Ngoại giao trong buổi giao lưu với bà Michelle Bachelet, nguyên Tổng thống Chile, nguyên Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc, nguyên Giám đốc điều hành UN Women, ngày 3/4. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Ông cảm nhận như thế nào khi cùng lúc đặt trên vai hai “sứ mệnh” - nhà ngoại giao và nhà giáo?

Mỗi giảng viên của Học viện Ngoại giao phải ý thức rằng mình vừa là một nhà giáo lại vừa là một nhà ngoại giao. Cũng như các đồng nghiệp của mình, tôi cảm thấy “vai trò kép” ấy mang lại cho chúng tôi niềm vinh dự, tự hào, đồng thời đặt lên vai nhiều trọng trách hơn.

Mỗi một vai trò lại đòi hỏi những kỹ năng chuyên biệt, tuy nhiên lại cũng có nhiều điểm giao thoa, tương đồng và bổ trợ lẫn nhau. Nhà ngoại giao và nhà giáo đều cần có khả năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ, tạo ảnh hưởng, truyền cảm hứng, tuy nhiên ở những mức độ và sắc thái khác nhau. Là nhà ngoại giao, chúng tôi phải giữ gìn hình ảnh của mình đại diện cho quốc gia, dân tộc. Là nhà giáo, chúng tôi phải giữ gìn hình ảnh của mình là những tấm gương để các trò tin tưởng, tôn trọng.

Một điểm đặc biệt nữa mà chúng tôi thu nhận được từ việc thực hiện “vai trò kép” này, đó là chúng tôi có những điều kiện tuyệt vời để mang những kiến thức hàn lâm áp dụng vào thực tế, đồng thời, qua những trải nghiệm làm phong phú, sâu sắc, đổi mới, cập nhật hơn kiến thức của mình. Chính đặc điểm này giúp chúng tôi truyền được cảm hứng cho sinh viên trong mỗi giờ học thông qua ví dụ thực tiễn sinh động và nuôi dưỡng trong các em ý thức về ước mơ, hoài bão phụng sự cho lợi ích của quốc gia, dân tộc.

Nhờ có sự gắn kết với ngành ngoại giao mà chúng tôi xây dựng được nhiều môn học rất hữu ích và mang tính đặc thù của ngành như lễ tân ngoại giao, ngoại giao số, xây dựng kỹ năng truyền thông đối ngoại, ngoại giao công chúng, ngoại giao văn hóa... Chính những môn học mang tính “đặc sản” này sẽ tạo lợi thế cho sinh viên khi ra trường. Các em không chỉ có chuyên môn tốt mà còn có tầm nhìn rộng lớn, phong thái đĩnh đạc, ngoại ngữ tốt và khả năng hòa nhập, thích ứng nhanh với các môi trường khác nhau, mạnh dạn tự tin trong môi trường quốc tế.

Ông có thể chia sẻ những kỷ niệm khó quên trong những năm tháng đứng trên giảng đường Học viện Ngoại giao?

Tại Học viện Ngoại giao, học luôn đi đôi với hành, tôi vẫn nhớ như in những chuyến đưa sinh viên đi học tập thực tế trong môn học Truyền thông và Phát triển xã hội tại những địa bàn khó khăn như Mù Cang Chải, Khau Phạ (Yên Bái), Hà Giang... Những kiến thức các bạn thu được không chỉ trên ghế nhà trường mà còn qua những chuyến thực tế thật vất vả mà cũng thật nhiều kỷ niệm khó quên như thế.

Năm vừa qua, chúng tôi đã đưa sinh viên đi thực tế hỗ trợ hoạt động truyền thông tại Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Hong Kong (Trung Quốc), đây là những kỷ niệm mang lại những cảm xúc sâu đậm của cả thầy và trò. Các bạn sinh viên được trải nghiệm môi trường làm việc ở nước ngoài, được trực tiếp học hỏi và va chạm với môi trường đa văn hóa, được áp dụng những kiến thức được học vào công việc thực tiễn...

Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại là một trong những khoa đầu tiên có sáng kiến gửi sinh viên đi thực tập trực tuyến và cả hoạt động thực tế tại các Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài.

Thầy trò khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại, Học viện Ngoại giao tại Nalanda University - trường đại học Phật giáo đầu tiên trên thế giới trong chuyến đi thực tế tại Ấn Độ.  (Ảnh: Song Nguyên)
Thầy trò khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại, Học viện Ngoại giao tại Nalanda University - trường đại học Phật giáo đầu tiên trên thế giới trong chuyến đi thực tế tại Ấn Độ. (Ảnh: Song Nguyên)

Cảm xúc đặc biệt nhất của người thầy khi “mỗi chuyến đò” thuận lợi “rời bến, qua sông”, theo ông là...?

Mỗi một “chuyến đò qua sông”, tôi lại cảm thấy mình tràn ngập niềm vui và tự hào. Tôi hạnh phúc khi nhìn thấy sinh viên của mình đã hoàn thành chương trình học và sắp bước vào thế giới thực tại với kiến thức, kỹ năng mà họ đã được truyền đạt.

Tôi đặt niềm tin vào thế hệ trẻ, tin tưởng rằng, những kiến thức và kỹ năng được học tập và rèn luyện dưới mái trường Học viện Ngoại giao tạo nên một bản sắc ngoại giao rất riêng biệt cho các bạn trẻ và sẽ giúp các bạn thành công trong sự nghiệp của mình, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, của Tổ quốc.

Việc chứng kiến các khóa sinh viên “rời bến, sang sông” cũng đánh dấu những kỷ niệm đặc biệt trong sự nghiệp giảng dạy của tôi. Gặp lại các sinh viên cũ sau khi ra trường, có bạn trở thành đồng nghiệp của tôi, có bạn làm việc ở những lĩnh vực rất khác nhau, nghe các bạn ấy kể lại những gì được học tại Học viện Ngoại giao đã giúp các bạn áp dụng vào trong thực tiễn công việc và cuộc sống như thế nào tôi cảm thấy cuộc đời của “người lái đò” thật ý nghĩa!

“Nhà giáo luôn chiến đấu vì học sinh của họ, không phải vì danh vọng”, ông nghĩ sao về câu danh ngôn này và ấp ủ của cá nhân mình trong công tác giảng dạy tại Học viện thời gian tới?

Tôi không nghĩ rằng, việc dạy và học là một mặt trận mà thấy rằng đây là một môi trường của sự sống tốt tươi, nuôi dưỡng trong tôi một ý thức làm Người, một tinh thần tươi mới.

Học viện Ngoại giao là một môi trường văn minh, có truyền thống tôn sư trọng đạo, đoàn kết và cống hiến, tôi rất tự hào được là một phần của nơi tôi đang làm việc. Nếu nói tôi phải “chiến đấu” vì các học trò của mình có lẽ là tôi phải chiến đấu nhiều hơn với chính bản thân mình để nỗ lực vượt qua mọi khó khăn giữ cho mình ngọn lửa nhiệt huyết, luôn luôn bồi dưỡng kiến thức mới, tìm ra những cách dạy mới, không để cho mình bị cùn mòn, nản chí.

Tôi tự hào và hạnh phúc được làm nghề giáo, nghề nghiệp cho tôi cơ hội được tiếp xúc với những con người trẻ trung, tràn đầy năng lượng, ý tưởng mới mẻ, tính cách độc đáo. Tôi luôn ý thức rèn giũa cho mình những phẩm chất tốt đẹp để xứng đáng là một người thầy khi đứng trên bục giảng.

Theo tôi, đã là một nhà giáo, những người đã chọn con đường nghề nghiệp với sứ mệnh “trồng người”, có ảnh hưởng đến sự phát triển của cả một thế hệ, thì mục đích của việc giảng dạy không chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn là hỗ trợ, khích lệ và phát triển toàn diện cho người học. Sự yêu thích công việc và niềm đam mê trong công tác giáo dục là động lực lớn, giúp tôi vượt qua những thách thức để tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống cho các sinh viên của mình, giúp các bạn trở thành những “phiên bản ngày một tốt hơn” của chính mình.

Còn tiền bạc và danh vọng ư? Những thứ đó không xấu. Nếu ai đó phấn đấu cho những mục tiêu đó bằng con đường lành mạnh thì rất tốt. Nhưng nếu đã là một nhà giáo thì định hướng phát triển sự nghiệp của bản thân phải gắn với lợi ích “trồng người”, tinh thần cống hiến và phụng sự cho sự phát triển những con người trẻ - tương lai của đất nước phải được đặt lên hàng ưu tiên.

Phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm công việc với nhà giáo dạy người khuyết tật trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm công việc với nhà giáo dạy người khuyết tật trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Mức phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm công việc với nhà giáo dạy người khuyết tật trong cơ sở giáo dục nghề ...

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo đối thoại với giáo viên: 'Nóng' vấn đề chế độ chính sách và mức lương

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo đối thoại với giáo viên: 'Nóng' vấn đề chế độ chính sách và mức lương

Trong cuộc gặp gỡ giữa Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn với nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân ...

Hơn 1.200 giáo viên được xét danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú

Hơn 1.200 giáo viên được xét danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú

Hội đồng Xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú cấp Nhà nước (Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa công ...

Ngày Nhà giáo Việt Nam: Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh sẽ không tổ chức tiếp khách

Ngày Nhà giáo Việt Nam: Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh sẽ không tổ chức tiếp khách

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh sẽ không tổ chức tiếp khách, không nhận hoa, quà chúc mừng nhân Kỷ niệm 41 năm ngày Nhà ...

Ôn kỷ niệm gìn giữ tiếng Việt kể cả 'học trong xó bếp, học dưới gầm nhà'

Ôn kỷ niệm gìn giữ tiếng Việt kể cả 'học trong xó bếp, học dưới gầm nhà'

Tổng lãnh sự Việt Nam tại Khon Kaen Chu Đức Dũng gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới các thầy cô giáo kiều bào đã ...

(thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự báo lạc quan về tăng trưởng nông nghiệp Thái Lan năm 2025 bất chấp khó khăn

Dự báo lạc quan về tăng trưởng nông nghiệp Thái Lan năm 2025 bất chấp khó khăn

Ngành nông nghiệp Thái Lan dự kiến ghi nhận mức tăng trưởng từ 1,8% đến 2,8% vào năm tới nhờ vào các yếu tố như nguồn nước an toàn.
Tổng thống Biden phê chuẩn ngân sách, chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa trong gang tấc

Tổng thống Biden phê chuẩn ngân sách, chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa trong gang tấc

Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 21/12 đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng ...
Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng phương thức hòa bình

Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng phương thức hòa bình

Để bảo vệ được Tổ quốc từ sớm, từ xa, phải tiến hành đồng bộ các giải pháp, trong đó phương thức hòa bình luôn là ưu tiên hàng đầu.
Đố vui cuối tuần: 'Từ nhân dân mà ra' là cuốn hồi ký nổi tiếng của ai?

Đố vui cuối tuần: 'Từ nhân dân mà ra' là cuốn hồi ký nổi tiếng của ai?

Quân đội nhân dân Việt Nam “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” là bản chất, quy luật phát triển của quân đội ta-quân đội kiểu ...
Xung đột Israel-Hamas: Đàm phán ngừng bắn ở Gaza đang ở giai đoạn cuối, kỳ vọng 'về đích' một thỏa thuận ngày càng tăng

Xung đột Israel-Hamas: Đàm phán ngừng bắn ở Gaza đang ở giai đoạn cuối, kỳ vọng 'về đích' một thỏa thuận ngày càng tăng

Người ta tin rằng thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza, trong đó có việc thả các con tin Israel, sắp được thực hiện.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 22/12 và sáng 23/12: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Bournemouth; La Liga - Real Madrid vs Sevilla

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 22/12 và sáng 23/12: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Bournemouth; La Liga - Real Madrid vs Sevilla

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 22/12 và sáng 23/12: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Liverpool; La Liga - Real Madrid vs Sevilla...
Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chương trình giao lưu bóng đá tăng cường kết nối người Việt đang sinh sống, làm việc tại Riyadh.
Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thống đốc tỉnh Niigata Hanazumi Hideyo nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có nhiều đóng góp cho quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản
Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về thực hiện Kết luận 21 của Ban Chấp hành Trung ương

Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về thực hiện Kết luận 21 của Ban Chấp hành Trung ương

Sáng 21/12, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Đoàn kiểm tra số 1477 của Ban Bí thư do đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban ...
Biểu dương con đoàn viên Bộ Ngoại giao chinh phục các kỳ thi quốc gia và quốc tế

Biểu dương con đoàn viên Bộ Ngoại giao chinh phục các kỳ thi quốc gia và quốc tế

Sáng 21/12, Công đoàn Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ trao thưởng cho con đoàn viên đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam

Chiều 20/12, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027
Tư vấn lãnh sự Việt Nam-Nhật Bản lần thứ 8: Đối thoại thẳng thắn, chân thành về hợp tác lãnh sự giữa hai nước

Tư vấn lãnh sự Việt Nam-Nhật Bản lần thứ 8: Đối thoại thẳng thắn, chân thành về hợp tác lãnh sự giữa hai nước

Cuộc họp Tư vấn lãnh sự Việt Nam-Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ, vững chắc, đạt nhiều thành tựu quan trọng...
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động