Không chỉ là tàu sân bay mạnh nhất và mới nhất của Hải quân Mỹ, USS Gerald R. Ford còn được xem là hàng không mẫu hạm lớn nhất thế giới hiện nay với nhiều tính năng vượt trội.
Chính thức được bàn giao cho Hải quân Mỹ vào tháng 7/2017, USS Gerald R. Ford là tàu sân bay đầu tiên của lớp Ford và sở hữu công nghệ hiện đại hơn nhiều so với các tàu sân bay lớp Nimitz trước đây. Trong ảnh: Tàu USS Gerald R. Ford cao hơn 40m neo đậu tại cảng ở căn cứ hải quân Norfolk, bang Virginia, Mỹ. (Nguồn: Business Insider)
Lối lên USS Gerald R. Ford - tàu sân bay lớn nhất, hiện đại nhất và đắt nhất thế giới hiện nay với giá trị lên tới 12,9 tỷ USD. (Nguồn: Business Insider)
Khu vực chứa máy bay chưa triển khai hoạt động trên tàu USS Gerald R. Ford. Tàu sân bay này có thể mang tới 75 máy bay các loại. (Nguồn: Business Insider)
Đây là thiết bị nâng vũ khí hiện đại trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford kết nối khu vực chứa máy bay, cho phép thủy thủ chuyển vũ khí từ kho vũ khí tới máy bay. (Nguồn: Business Insider)
Bức tượng cố Tổng thống Gerald R. Ford trên tàu sân bay mang tên ông. (Nguồn: Business Insider)
Boong tàu sân bay rộng 78m và dài 337m, đủ sức chứa hàng chục máy bay chiến đấu. Đường băng của tàu USS Gerald R. Ford được trang bị hệ thống máy phóng điện từ (EMALS) và cáp hãm hiện đại. (Nguồn: Business Insider)
Máy bay chiến đấu F/18 Hornet trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford. Hiện các thủy thủ đang sử dụng máy bay này để luyện tập kỹ năng điều phối máy bay trên boong tàu. (Nguồn: Business Insider)
Hệ thống kiểm soát máy phóng tích hợp trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford có thể được nâng lên hoặc hạ xuống. Các sĩ quan phụ trách hệ thống này sẽ cho phép máy bay cất cánh sau khi nhận được thông báo sẵn sàng từ các nhân viên điều phối. (Nguồn: Business Insider)
Nhiều hệ thống tên lửa và phòng không tầm ngắn Sea Sparrows được trang bị trên tàu USS Gerald R. Ford. (Nguồn: Business Insider)
Hệ thống tên lửa phòng không RAM trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford. (Nguồn: Business Insider)
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford có thể hoạt động trên biển suốt 20 năm mà không cần tiếp nhiên liệu. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, USS Gerald R. Ford dự kiến được đưa vào hoạt động từ năm 2020. (Nguồn: Business Insider)
Mô hình bề mặt tàu USS Gerald R. Ford trên “bảng Ouija” tại khu làm việc của các sĩ quan phụ trách sắp xếp các máy bay trên tàu sân bay. Hiện bảng này chỉ được dùng như một thiết bị dự phòng vì các công việc đã được thực hiện trên máy tính. (Nguồn: Business Insider)
Khi những người nổi tiếng như Tổng thống Donald Trump tới thăm tàu sân bay USS Gerald R. Ford, họ sẽ ký vào một tờ tiền của Mỹ và các tờ tiền này sau đó được đặt trên “bảng Ouija”. (Nguồn: Business Insider)
Bên trong tháp chỉ huy của tàu USS Gerald R. Ford. Tàu được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân, cho phép di chuyển với vận tốc gần 50km/giờ. (Nguồn: Business Insider)
Thiết bị điều chỉnh tốc độ và hướng lái của tàu sân bay USS Gerald R. Ford. (Nguồn: Business Insider)
Đây là thiết bị nâng vũ khí hiện đại trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford kết nối khu vực chứa máy bay, cho phép thủy thủ chuyển vũ khí từ kho vũ khí tới máy bay. (Nguồn: Business Insider)
Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.