Chớp thời cơ khi Syria hỗn loạn, Israel thành 'ngư ông đắc lợi' ở Cao nguyên Golan, ra tuyên bố chẳng nể nang

Bảo Minh
Giữa lúc chính quyền Syria nhanh chóng sụp đổ trước sự tấn công của lực lượng đối lập và chính trường nước này hỗn loạn, Israel không hề ngồi yên mà nhanh chóng tận dụng cơ hội từ diễn biến này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chớp thời cơ khi Syria hỗn loạn, Israel thành 'ngư ông đắc lợi' ở Cao nguyên Golan, ra tuyên bố chẳng nể nang
Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu (ngoài cùng bên phải) đến thăm núi Bental nằm trong vùng do nước này kiểm soát trên Cao nguyên Golan ngày 8/12. (Nguồn: Văn phòng Thủ tướng Israel)

Chiều 8/12, sau 11 ngày các tay súng đối lập ở Syria thực hiện cuộc tấn công quy mô lớn tại nhiều khu vực và nhanh chóng chiếm quyền kiểm soát, kết thúc giai đoạn cai trị của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad thì cùng lúc đó, nhiều nơi ở miền Nam đất nước Trung Đông này bị Israel không kích.

Tin liên quan
Liệu Syria có lặp lại lịch sử của Afghanistan? Liệu Syria có lặp lại lịch sử của Afghanistan?

Trong thời gian đó, Israel đã triển khai lực lượng tới vùng đệm phi quân sự - được thiết lập sau khi ký Thỏa thuận rút quân năm 1974 nhằm chấm dứt Chiến tranh Yom Kippur (1973) - ở phía Tây Nam Syria và một số khu vực mà Tel Aviv cho rằng “cần thiết vì lý do phòng vệ”.

Chớp thời cơ

Vào ngày 7/12, khi chiến sự ở Syria đang đến cao trào, Ngoại trưởng Israel Gideon Sa’ar tuyên bố, nước này không can thiệp trong vào tình hình xung đột tại Syria, nhưng tỏ lo ngại về việc vi phạm thỏa thuận năm 1974 do Liên hợp quốc (LHQ) giám sát về việc ngừng bắn giữa hai nước.

Chính vì những lo ngại này, quân đội Israel đã bổ sung lực lượng bao gồm bộ binh và không quân, cùng với các mạng lưới tình báo và giám sát đến vùng đệm phi quân sự nhằm “tăng cường phòng thủ trong khu vực và sự chuẩn bị của các lực lượng cho những kịch bản khác nhau”.

Ngay sau khi chính quyền của Tổng thống al-Assad bị lật đổ vào ngày 8/12, Israel đã tiến hành một loạt các cuộc không kích vào các địa điểm chiến lược ở Syria, trong đó có khu tổ hợp Kafr Sousa - nơi bị cáo buộc sử dụng để chế tạo tên lửa, quận Mazzeh ở Damascus và căn cứ không quân Khalkhala ở miền Nam Syria.

Tại tỉnh cực Nam Suweida, Israel đã tiến hành 6 cuộc không kích căn cứ không quân chính, được cho là nơi chứa tên lửa lớn của quân đội Syria.

Ngay trong ngày này, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố, thỏa thuận năm 1974 về vùng đệm phi quân sự giữa nước này với Syria đã không còn hiệu lực.

Ông lưu ý rằng, diễn biến ở Syria là cơ hội mới và rất quan trọng đối với Israel. Nhà lãnh đạo đã ra lệnh cho các lực lượng Israel tiến vào vùng đệm giữa hai nước và đóng tại các vị trí ngăn chặn các lực lượng khác chiếm giữ cả khu vực này. Ông nhấn mạnh sẽ không để bất cứ lực lượng thù địch xây dựng căn cứ gần biên giới nước này.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Katz cho biết, theo quyết định đã được nội các thông qua, ông đã chỉ đạo Lực lượng phòng vệ Israel giành quyền kiểm soát vùng đệm và các vị trí quan trọng để bảo vệ tất cả các cộng đồng Israel trên Cao nguyên Golan.

Đến ngày 9/12, trong cuộc họp báo ở Jerusalem, Thủ tướng Netanyahu tuyên bố, Cao nguyên Golan, bị Israel chiếm đóng trái phép suốt gần 60 năm, sẽ “mãi mãi” thuộc về quốc gia này.

Israel biện minh và lời nói của Mỹ

Chớp thời cơ khi Syria hỗn loạn, Israel thành 'ngư ông đắc lợi' ở Cao nguyên Golan, ra tuyên bố chẳng nể nang
Bản đồ khu vực Cao nguyên Golan, bị Israel chiếm đóng từ năm 1967. (Nguồn: Al Jazeera)

Hãng tin Reuters ngày 9/12 đưa tin, Đại sứ Israel tại LHQ Danny Danon đã khẳng định với Hội đồng Bảo an (HĐBA) rằng, Israel chỉ thực hiện “các biện pháp hạn chế và tạm thời” tại dải đất phi quân sự giáp ranh Syria để chống lại bất kỳ mối đe dọa nào, đặc biệt là đối với cư dân của Cao nguyên Golan.

Trong bức thư gửi HĐBA, ông Danon nhấn mạnh: “Điểm quan trọng cần nhấn mạnh là Israel không can thiệp vào cuộc xung đột đang diễn ra giữa các nhóm vũ trang Syria; hành động của chúng tôi chỉ tập trung vào nhiệm vụ bảo vệ an ninh của chúng tôi”.

Theo nhà ngoại giao, Israel vẫn cam kết chấp hành khuôn khổ Thỏa thuận phân chia lực lượng năm 1974.

Về phản ứng của Mỹ, khi được hỏi liệu có kêu gọi đồng minh thân cận nhất ở Trung Đông rút quân hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này Matthew Miller cho biết, thỏa thuận đạt được sau Chiến tranh Yom Kippur năm 1973 “bao gồm việc Israel rút quân về vị trí trước đó”.

Ông lưu ý: “Israel đã tuyên bố những hành động này chỉ là tạm thời để bảo vệ biên giới của họ. Đây không phải là những hành động lâu dài và vì vậy, cuối cùng, viễn cảnh mà chúng tôi chờ đợi là sự ổn định lâu dài giữa Israel và Syria và điều đó có nghĩa là chúng tôi ủng hộ tất cả các bên duy trì thỏa thuận rút quân năm 1974”.

Tuy nhiên, quan chức ngoại giao Mỹ từ chối đưa ra thời gian biểu cụ thể, viện dẫn tình hình đang thay đổi nhanh chóng trên thực địa ở Syria.

Quốc tế phản đối

Phần lớn, Cao nguyên Golan bị Israel chiếm đóng kể từ năm 1967 và sau đó, đơn phương sáp nhập vùng lãnh thổ này - động thái vốn không được hầu hết cộng đồng quốc tế công nhận.

Năm 1974, một vùng đệm đã được thành lập để ngăn cách các khu vực nằm dưới quyền kiểm soát của Israel với Syria theo thỏa thuận rút quân. Ngay sau đó, Lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ tại Cao nguyên Golan (UNDOF) đã được triển khai tới vùng đệm này.

Trước những động thái công khai của Israel hiện nay, ngày 9/12, Đại sứ Syria tại LHQ Qusay al-Dahhak tuyên bố, quốc gia láng giềng này phải rút quân khỏi đất nước của ông.

Theo ông, Israel phải tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ và thỏa thuận năm 1974, theo đó, chỉ có lực lượng LHQ mới được đồn trú tại vùng đệm ở Cao nguyên Golan.

Ngày 9/12, người phát ngôn LHQ Stephane Dujarric cũng ra tuyên bố cho biết, việc quân đội Israel di chuyển vào vùng đệm ở rìa Cao nguyên Golan và hiện diện ở ít nhất 3 điểm đã “cấu thành hành vi vi phạm” thỏa thuận năm 1974.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Ai Cập khẳng định, động thái của Israel cấu thành "sự chiếm đóng đất đai của Syria và vi phạm trắng trợn chủ quyền của nước này", đồng thời vi phạm thỏa thuận năm 1974.

Ai Cập kêu gọi HĐBA LHQ và các lực lượng quốc tế có lập trường cứng rắn chống lại các cuộc tấn công của Israel vào Syria để đảm bảo chủ quyền của nước này đối với tất cả các lãnh thổ của mình.

Tương tự, Bộ Ngoại giao Iraq cũng ra tuyên bố lên án động thái Israel chiếm vùng đệm phi quân sự ở Cao nguyên Golan và các vị trí lân cận khác ở vùng giáp ranh với Syria, cho rằng “hành động này vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế và các nghị quyết quốc tế hợp pháp có liên quan”.

Iraq nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng chủ quyền của Syria và bảo vệ sự ổn định, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, cũng như cần phải kiềm chế can thiệp vào những vấn đề nội bộ của đất nước láng giềng này.

Iraq cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế, đặc biệt là HĐBA LHQ thực thi các biện pháp chấm dứt những hành vi vi phạm như vậy.

Tin thế giới 9/12: Nga thừa nhận bất ngờ về tình hình Syria, cự tuyệt tiết lộ tung tích ông Assad; Tổng thống Hàn Quốc bị cấm xuất ngoại

Tin thế giới 9/12: Nga thừa nhận bất ngờ về tình hình Syria, cự tuyệt tiết lộ tung tích ông Assad; Tổng thống Hàn Quốc bị cấm xuất ngoại

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.

Vụ tấn công Cao nguyên Golan: Nguy cơ thành 'giọt nước tràn ly', Israel và Iran 'đối đáp', Mỹ vẫn tự tin tránh được xung đột

Vụ tấn công Cao nguyên Golan: Nguy cơ thành 'giọt nước tràn ly', Israel và Iran 'đối đáp', Mỹ vẫn tự tin tránh được xung đột

Israel đang chuẩn bị triển khai chiến dịch đáp trả vụ tấn công hôm 27/7 vào một sân bóng ở Cao nguyên Golan do nước ...

Tình hình Syria: Phe đối lập giới nghiêm thủ đô, đề xuất thời gian chuyển tiếp, Iran muốn 'thân thiện', Israel lập tức tuyên bố vô hiệu một thỏa thuận

Tình hình Syria: Phe đối lập giới nghiêm thủ đô, đề xuất thời gian chuyển tiếp, Iran muốn 'thân thiện', Israel lập tức tuyên bố vô hiệu một thỏa thuận

Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật tình hình Syria sau những diễn biến dồn dập ở quốc gia Trung Đông dẫn đến việc ...

Tình hình Syria: Mỹ tiến hành hàng loạt cuộc không kích, tính toán bước tiếp theo; 'Ông trùm' phe đối lập xuất hiện trước công chúng

Tình hình Syria: Mỹ tiến hành hàng loạt cuộc không kích, tính toán bước tiếp theo; 'Ông trùm' phe đối lập xuất hiện trước công chúng

Lãnh đạo của phe đối lập lật đổ Tổng thống Syria Bashar Assad lần đầu xuất hiện trước công chúng thủ đô Damascus, trong khi ...

Tình hình Syria: Báo Mỹ bật mí giao dịch bất thành giữa Washington và ông al-Assad ngay trước đêm lịch sử

Tình hình Syria: Báo Mỹ bật mí giao dịch bất thành giữa Washington và ông al-Assad ngay trước đêm lịch sử

Mới đây, báo The Washington Post vừa tiết lộ những thông tin "hậu trường" ngay trước đêm Tổng thống Syria Bashar al-Assad bị lật đổ.

Bài viết cùng chủ đề

Điểm nóng Syria

Đọc thêm

Việt Nam-Lào đều dành ưu tiên cao nhất cho củng cố và phát triển quan hệ hai nước

Việt Nam-Lào đều dành ưu tiên cao nhất cho củng cố và phát triển quan hệ hai nước

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt trả lời về kết quả chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào của Thủ tướng ...
Tư lệnh Phái bộ Nam Sudan đánh giá cao đóng góp của Bệnh viện dã chiến cấp 2 Việt Nam

Tư lệnh Phái bộ Nam Sudan đánh giá cao đóng góp của Bệnh viện dã chiến cấp 2 Việt Nam

Tư lệnh Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan đánh giá cao những đóng góp của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 Việt ...
Giá tiêu hôm nay 11/1/2025: Thị trường mất mốc quan trọng, lượng hàng tồn kho đang gặp áp lực lớn

Giá tiêu hôm nay 11/1/2025: Thị trường mất mốc quan trọng, lượng hàng tồn kho đang gặp áp lực lớn

Giá tiêu hôm nay 11/1/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? nhà đầu tư chuyên nghiệp đang tối ưu lợi ích thế nào?

Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? nhà đầu tư chuyên nghiệp đang tối ưu lợi ích thế nào?

Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? Lý do nhà đầu tư chuyên nghiệp vẫn chọn kim loại quý?
VIMC: Tầm nhìn chiến lược và khát vọng vươn ra biển lớn

VIMC: Tầm nhìn chiến lược và khát vọng vươn ra biển lớn

Trong năm 2025, VIMC sẽ triển khai chiến lược và giải pháp đột phá trong giai đoạn sắp tới để đưa ngành hàng hải Việt Nam ra biển lớn.
Đại nhạc hội ‘Lạc Vào Xứ Sở Thần Tiên’ của hệ thống giáo dục mầm non Phần Lan: Hành trình kết nối đầy cảm xúc

Đại nhạc hội ‘Lạc Vào Xứ Sở Thần Tiên’ của hệ thống giáo dục mầm non Phần Lan: Hành trình kết nối đầy cảm xúc

Tối 9/1/2025, tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP. HCM, hệ thống Giáo dục mầm non Phần Lan (FIS - Finland Preschool) đã tổ chức chương trình Đại nhạc hội ...
Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Từng là một trong những nhà lãnh đạo có tỷ lệ ủng hộ cao nhất lịch sử Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã đánh mất sự tín nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động