Chủ tịch ASEAN 2020: Thời cơ, thách thức mới trong bối cảnh mới

PGS. TS. Lê Văn Toan
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
TGVN. Bắt đầu từ ngày 1/1/2020, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN. Các nước thành viên trong Cộng đồng ASEAN, các đối tác của ASEAN và cộng đồng nhiều nước trên thế giới đã và đang tin tưởng rằng, Việt Nam sẽ đảm đương tốt vai trò này và đủ sức dẫn dắt ASEAN xây dựng thành khối cộng đồng đoàn kết, tự tin, an ninh, hòa bình, ổn định và phát triển.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chu tich asean 2020 thoi co thach thuc moi trong boi canh moi Chào mừng đến với ASEAN - Việt Nam 2020
chu tich asean 2020 thoi co thach thuc moi trong boi canh moi Video Lễ khởi động Năm Chủ tịch ASEAN 2020
chu tich asean 2020 thoi co thach thuc moi trong boi canh moi
Ngày 4/11/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận búa Chủ tịch ASEAN từ Thủ tướng Thái Lan Prayut Chanocha, chuẩn bị cho năm Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN. (Nguồn: BTK ASEAN)

Bối cảnh mới

Lịch sử nhân loại đã chứng kiến ba cuộc chuyển giao quyền lực làm thay đổi cục diện toàn cầu trên các mặt chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa - xã hội: 1) Sự trỗi dậy của châu Âu dưới tác động của cách mạng công nghiệp thương mại và đầu tư từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVIII. 2) Sự trỗi dậy của Hoa Kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhất là sau Thế chiến II, Mỹ trở thành siêu cường chi phối trật tự thế giới cho tới cuối thế kỷ XX. 3) Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn Độ từ đầu thế kỷ XXI đến nay đã dẫn tới sự chuyển dịch quyền lực lần thứ ba trên pham vi toàn cầu, đặc biệt là sự chuyển dịch trọng tâm quyền lực từ Tây sang Đông, sự nổi lên của thế kỷ châu Á - Thái Bình Dương. Sự dịch chuyển này làm cho cục diện thế giới chuyển hướng theo đa cực, đa trung tâm.

Thế giới ngày nay đang diễn ra những chuyển biến lớn lao trên nhiều bình diện, tác động không nhỏ đến hầu hết các quốc gia, dân tộc. Đó là, hòa bình, phát triển vẫn là xu hướng chủ đạo, nhưng các vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống ngày càng nghiêm trọng; trào lưu dân túy, xu hướng bảo hộ có chiều hướng gia tăng.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang chịu tác động của tất cả mọi biến động của thế giới mà tiêu điểm chú ý nhất vẫn là: Tác động hai chiều của Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở do Mỹ đề xuất; Tác động không nhỏ của Sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc; Tác động đa chiều của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc; Tác động thường trực của sự nóng lên ở Biển Đông khi Trung Quốc gia tăng quân sự hóa, triển khai thăm dò dầu khí bằng cách nhiều lần đưa tàu Hải Dương 8 vào khu vực Bãi Tư Chính xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tất cả bối cảnh trên của khu vực và thế giới đều tác động đến thế giới nói chung, đặc biệt là đối với khối ASEAN, đến sự chuẩn bị của Việt Nam khi đảm đương trọng trách Chủ tịch khối ASEAN vào năm 2020 nói riêng.

Thời cơ lớn

Hiện tại, Việt Nam và các nước Đông Nam Á chưa mạnh về thực lực, lại nằm giữa trung tâm mặt trận cạnh tranh địa chiến lược, địa chính trị gay gắt giữa hai cường quốc ở Thái Bình Dương là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Bởi vậy, lựa chọn cách quan hệ như thế nào là vấn đề rất nan giải trong việc tận dụng thời cơ và vị thế. Trong bối cảnh đó, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã lựa chọn cách tự lực, tự cường, độc lập, tự chủ, sẵn sàng làm bạn với các nước yêu chuộng hòa bình và công lý, nỗ lực hết mình với thiện chí cao nhất để bảo vệ hòa bình và công lý. Cách lựa chọn này đã đúng và đạt nhiều thành quả trong hiện tại và sẽ đúng trong tương lai. Điều này đã và sẽ mang lại cho Việt Nam và các nước trong khối ASEAN những thời cơ. Thứ nhất, sự nghi kỵ và thiếu niềm tin giữa các nước lớn tạo điều kiện cho khối ASEAN đóng vai trò trung tâm trong việc tạo dựng các cơ chế hợp tác có lợi trong khu vực mà các nước lớn sẽ dễ dàng xem xét, chấp nhận cơ chế đối thoại, hợp tác do ASEAN khởi xướng và điều phối.

Thứ hai, những thành tựu của từng nước thành viên và của cộng đồng khối ASEAN trong suốt chặng đường 52 năm hình thành và phát triển trên bình diện duy trì hòa bình, ổn định và phát triển trong toàn khu vực làm cho ASEAN trở thành một trong những tổ chức khu vực thành công trên thế giới và đóng vai trò quan trọng ở châu Á.

Thứ ba, tổ chức ASEAN đã hình thành Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột từ cuối năm 2015 gồm: Cộng đồng Chính trị - An ninh (APSC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC). Việc hình thành Cộng đồng ASEAN (31/12/2015) là sự kiện quan trọng làm cho hợp tác khối đi vào thực chất hơn. Đây là điều kiện thuận lợi để ASEAN đóng vai trò hạt nhân trong hợp tác giữa ASEAN với các cường quốc. Do cạnh tranh chiến lược với nhau nên các cường quốc đều ủng hộ vai trò của ASEAN trong nỗ lực xây dựng thể chế hợp tác khu vực.

Các diễn đàn đã được tổ chức như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Đối thoại Shangri-La, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAE)… là những cơ chế hợp tác được xem là không có diễn đàn nào khác có thể thay thế được ở châu Á - Thái Bình Dương. Điều đó có nghĩa là ASEAN đang đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy hợp tác khu vực, tạo nên đặc điểm quan trọng, là một khối của các nước nhỏ ở châu Á - Thái Bình Dương góp phần chi phối tiến trình hợp tác khu vực được các nước lớn ủng hộ.

Đối với Việt Nam, khi đảm đương vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam có thêm cơ hội để phát triển, sẽ có điều kiện gia tăng kim ngạch thương mại mở rộng thị trường, thu hút FDI, cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, lợi ích cho doanh nghiệp về môi trường kinh doanh, về quy mô tăng năng suất, giảm chi phí. Việt Nam sẽ có thêm cơ hội để đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định, duy trì quan hệ tốt hơn với các nước láng giềng trong khu vực, tăng cường quan hệ với các nước lớn, có điều kiện nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

chu tich asean 2020 thoi co thach thuc moi trong boi canh moi
Logo Năm ASEAN 2020.

Thách thức cũng không nhỏ

Cục diện thế giới ngày nay đang diễn ra theo hướng “đa trung tâm” cũng như gia tăng sự can dự của các nước lớn đối với các nước vừa và nhỏ như các nước trong khối ASEAN, từ đó tạo nên những thách thức trong việc giữ vững độc lập, tự chủ. Trong bối cảnh các nước lớn tìm cách tranh thủ, bành trướng thế lực bằng “sức mạnh mềm” buộc các nước lệ thuộc nhiều hơn thông qua các quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, viện trợ, chuyển giao công nghệ… dẫn tới lệ thuộc về chính trị đặt ra cho các nước vừa và nhỏ một thách thức không nhỏ là làm thế nào để tránh được nguy cơ bị lệ thuộc.

Trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc về nhiều mặt, đặt ra cho các nước vừa và nhỏ một thách thức lớn khác là phải làm sao để tạo được thế cân bằng tương đối trong quan hệ với các nước lớn để tránh sự đối đầu giữa các cường quốc. Trong cuộc chạy đua vũ trang như hiện nay, buộc các nước vừa và nhỏ cũng phải dành ra nguồn lực nhất định để xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ tổ quốc. Những biến động lớn khác về an ninh phi truyền thống cũng đặt ra cho các nước phải đầu tư nghiên cứu tìm cách ứng xử phù hợp.

Bên cạnh đó, Biển Đông luôn là khu vực dậy sóng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thế giới, luôn thử thách sự đoàn kết đồng lòng của các thành viên trong khối ASEAN mà trọng trách nằm ở nước đóng vai trò Chủ tịch khối.

Trong hơn 50 năm hình thành và phát triển, ASEAN đã là một tổ chức khu vực thành công. Các nước thành viên ASEAN đã đúc kết được bài học về đoàn kết, thống nhất, gắn kết nhau để mang lại mẫu số chung về lợi ích. Hiện nay, trước sự biến đổi không ngừng của tình hình mới và sự phát triển của chính ASEAN, các nước thành viên phải giải quyết một câu hỏi là làm sao để tạo được cách thức duy trì sức sống, sức hấp dẫn, động lực của ASEAN trong một chu kỳ vận động mới? Làm sao để củng cố và duy trì vai trò trung tâm của mình ở khu vực, không chỉ ở châu Á - Thái Bình Dương mà có thể ở phạm vi lớn hơn trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc, xu thế bảo hộ gia tăng, cũng như thích ứng được với tình hình khu vực và thế giới biến động không ngừng?

Trên đây là những thử thách không hề nhỏ đối với ASEAN nói chung, đặc biệt đối với Việt Nam nói riêng khi Việt Nam đảm đương vai trò Chủ tịch ASEAN 2020.

Đặt niềm tin vào Việt Nam

Năm 2020 là năm rất đặc biệt của ASEAN và Việt Nam. Đối với ASEAN, đó là tròn 5 năm thành lập Cộng đồng ASEAN, là mốc kiểm điểm giữa kỳ việc triển khai xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015-2020, hoàn tất triển khai một loạt kế hoạch hành động giữa ASEAN với các đối tác. Đối với Việt Nam, năm 2020 là năm Việt Nam đảm đương vai trò thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cũng là năm tròn 25 năm Việt Nam tham gia ASEAN và hàng loạt các sự kiện kỷ niệm năm tròn, năm chẵn: 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-2020), 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2020), 75 năm thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1945-2020), 45 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975-2020) và chuẩn bị cho Đại hội Đảng khóa XIII.

Như vậy, việc đảm nhận thành công trách nhiệm Chủ tịch ASEAN năm 2020 là cơ hội và thách thức để Việt Nam thể hiện năng lực và phát huy vai trò dẫn dắt của mình, đáp ứng sự tin tưởng, mong đợi của các nước thành viên và đối tác. Công tác chuẩn bị đảm đương vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam đã được triển khai từ rất sớm. Ngay từ giữa năm 2018, Việt Nam đã hoạch định kế hoạch để đảm đương trách nhiệm này.

chu tich asean 2020 thoi co thach thuc moi trong boi canh moi
Lễ Khởi động Năm Việt Nam Chủ tịch ASEAN 2020, ngày 6/1/2010 tại Hà Nội. (Ảnh: Tuấn Anh)

Đánh giá về sự chuẩn bị đảm đương vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, ông Shahriman Lockman, nghiên cứu viên cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (ISIS) Malaysia, nhận định thẳng thắn rằng, dù ASEAN đã đạt được nhiều sự đồng thuận cao nhưng hành động vẫn chưa quyết liệt. Trong các vấn đề quốc tế hiện nay, ASEAN chưa có nhiều đột phá so với 25 năm trước. ASEAN có nhiều cấu trúc trong khu vực nhưng chưa giải quyết được các vấn đề của khối. Ngoài ra, ASEAN chưa đứng ra làm vai trò trung gian cho các vấn đề quốc tế hay khu vực. Căng thẳng Ấn Độ-Pakistan là một ví dụ. Từ sự phân tích này, ông Lockman cho rằng, Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức trong năm 2020 khi đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN 2020. Những thách thức chung của khối cũng là những thách thức của Việt Nam.

Cựu Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho rằng, kể từ khi trở thành thành viên ASEAN, Việt Nam đã đóng vai trò thành viên tích cực, có trách nhiệm và tới nay đã là một thành viên chủ chốt. Trong bối cảnh hiện nay, ASEAN sẽ có nhiều thách thức về kinh tế, xã hội, đặc biệt là các vấn đề về an ninh, địa chính trị,… nhưng ASEAN sẽ cùng nhau giải quyết được những thách thức này và Việt Nam sẽ làm tốt vai trò lãnh đạo để ASEAN vượt qua những thách thức.

Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi nhấn mạnh, thời gian qua Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc và hiện nay đang trở thành một trong những nền kinh tế chủ lực của khối. Ông bày tỏ sự tin tưởng rằng, Việt Nam sẽ đảm đương tốt vị trí Chủ tịch ASEAN trong năm 2020, đồng thời sẽ có đóng góp tích cực giúp thúc đẩy Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Tờ Bangkok Post của Thái Lan từng đăng bài viết nhận định rằng, Việt Nam đang đóng vai trò là cường quốc tầm trung ở châu Á. Với việc lần thứ hai được bầu chọn làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam sẽ tiếp tục nâng cao vị thế của ASEAN tại tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này. Bài báo cho biết, các quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Việt Nam và Nhật Bản đã tham dự hội thảo về nhiều chủ đề trong quan hệ song phương nhân ngày ASEAN - Nhật Bản. Điều đó cho thấy Nhật Bản đánh giá cao vai trò điều phối của Việt Nam cũng như tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Các quốc gia khác như Nga, Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia và Liên minh Châu Âu (EU) đã có kế hoạch hỗ trợ Việt Nam tăng cường an ninh trên biển. Bài báo nhấn mạnh rằng, trong khi Thái Lan đi được nửa chặng đường với tư cách là Chủ tịch ASEAN 2019, Việt Nam đã hoạch định xong kế hoạch cho năm Chủ tịch sắp tới. Theo đó, Việt Nam sẽ tập trung vào việc xây dựng Cộng đồng ASEAN để gắn kết và tiếp tục thu hẹp khoảng cách giữa các thành viên mới và cũ và đóng vai trò tích cực hơn trong các vấn đề quốc phòng, an ninh cũng như tăng cường sợi dây liên kết ASEAN và Liên hợp quốc trong các chương trình nghị sự, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển và kết nối bền vững.

Đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam vừa có trách nhiệm vừa có cơ hội. Trách nhiệm chính là ở chỗ phải làm sao duy trì được đà phát triển của ASEAN. Những gì ASEAN đã đạt được Việt Nam cần phải phát huy, thúc đẩy xây dựng cộng đồng vững mạnh hơn. Đồng thời, điều quan trọng là Việt Nam phải dẫn dắt để ASEAN không những vững mạnh về mặt nội bộ mà còn phải tăng thêm uy tín, vai trò ở khu vực, đóng góp vào tiến trình phát triển chung cũng như sự quan tâm của toàn thế giới. Cộng đồng ASEAN và nhiều nước trên thế giới hy vọng Việt Nam sẽ hoàn thành xuất sắc vai trò lãnh đạo ASEAN đoàn kết, thống nhất, tự tin, hội nhập sâu rộng và đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, ổn định khu vực và thế giới.

chu tich asean 2020 thoi co thach thuc moi trong boi canh moi

Lễ công bố Logo Năm ASEAN 2020

TGVN. Sáng ngày 3/1 tại trụ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã diễn ra Lễ công bố Logo Năm ASEAN 2020 ...

chu tich asean 2020 thoi co thach thuc moi trong boi canh moi

Chuyên gia nhận định về động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020

TGVN. Các nhà phân tích chỉ ra rằng “cầu nội địa ở mức cao và các hoạt động xây dựng có tiềm năng sẽ tăng vọt ...

chu tich asean 2020 thoi co thach thuc moi trong boi canh moi

Chuẩn bị tốt cho các hội nghị quốc phòng - quân sự ASEAN 2020

TGVN. Ngày 2/1, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Đọc thêm

XSMT 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024. SXMT 27/4/2024

XSMT 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024. SXMT 27/4/2024

XSMT 27/4 - xổ số hôm nay 27/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 27/4/2024. Kết quả xổ số ngày 6 tháng 4. xổ số miền Trung thứ ...
XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. SXMB 27/4. dự ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi hôm nay 27/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
XSBP 27/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 27/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 27/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 27/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay - XSBP 27/4/2024. Ket qua xo so Binh Phuoc. KQXSBP thứ 7. xổ số Bình Phước ngày ...
XSHCM 27/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 27/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 27/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 27/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 27/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/4/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/4/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 27/4. Lịch âm hôm nay 27/4/2024? Âm lịch hôm nay 27/4. Lịch vạn niên 27/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động