TIN LIÊN QUAN | |
Nhà Trắng yêu cầu Fed giảm lãi suất để bảo vệ nền kinh tế Mỹ | |
Fed kết thúc cuộc họp chính sách, thị trường "thở phào" |
Ông Powell cho rằng, việc lạm phát đi xuống mới đây chỉ là tạm thời, làm hạ thấp các đồn đoán của thị trường về khả năng Fed cắt giảm lãi suất.
Tuy vậy, trong một loạt thông báo và thông điệp được đưa ra kể từ mùa Thu 2018, ông Powell, Phó Chủ tịch Fed Richard Clarida và các quan chức khác của Mỹ khẳng định, ý tưởng điều chỉnh lãi suất hiện đã không còn được đưa ra thảo luận, khiến chính sách lãi suất của Fed không còn là yếu tố tác động tới tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Số liệu công bố mới đây cho thấy, tỷ lệ lạm phát lõi (không tính tác động của giá lương thực và năng lượng nhiều biến động) chỉ ở mức 1,6%, thấp hơn mục tiêu 2% của Fed. Ông Clarida ngày 3/5 cho rằng, Fed vẫn “ở ngay hoặc sát” các mục tiêu đề ra về việc làm và giá cả ổn định.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell . (Nguồn: Getty) |
Quan trọng hơn, ông Clarida đã lưu ý tới những dự báo đánh giá tỷ lệ lạm phát của Mỹ trong thời gian tới là “ổn định”, một dấu hiệu mà ông cho rằng, lạm phát của nước này ít có khả năng tiếp tục giảm.
Đặc biệt, tỷ lệ thất nghiệp hiện nay của Mỹ ở mức thấp nhất trong 50 năm qua và được cho là sẽ dẫn tới tỷ lệ lạm phát cao hơn. Theo số liệu Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 3/5, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 4/2019 của nước này đã giảm xuống còn 3,6%, mức thấp nhất kể từ năm 1969.
Đầu quý II/2019, các chủ lao động đã tập trung tìm kiếm nhân viên trong các lĩnh vực như xây dựng, chăm sóc sức khỏe, mạng máy tính, thiết kế, hỗ trợ hành chính và các ngành công nghiệp khác, nâng tổng số việc làm mới được tạo ra ở Mỹ trong tháng 4/2019 lên 263.000.
Về phần mình, Chủ tịch chi nhánh Fed ở St Louis James Bullard cho rằng, quyết định dừng kế hoạch tăng lãi suất mà Fed đưa ra hồi tháng 1/2019 là một sự thay đổi "lớn lao" có thể dẫn tới tỷ lệ lạm phát cao hơn khi nền kinh tế nước này có sự điều chỉnh. Fed đã tăng lãi suất 4 lần trong năm 2018 với lần tăng gần nhất diễn ra vào tháng 12/2018.
Do sự cẩn trọng của các nhà đầu tư trước cuộc họp của Fed khiến cho hai phiên giao dịch đi xuống liên tiếp (1,2/5), thị trường chứng khoán Mỹ đã khởi sắc trở lại trong phiên cuối tuần (3/5), nhờ báo cáo việc làm tích cực của Mỹ, qua đó giúp chỉ số công nghệ Nasdaq chạm mức cao kỷ lục mới. Tuy nhiên, tính chung cả tuần qua, các chỉ số chính của Phố Wall vẫn biến động trái chiều.
Kết thúc phiên giao dịch này, chỉ số Dow Jones tăng 197,16 điểm (0,8%) lên 26.504,95 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 28,12 điểm (1%) lên 2.945,64 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite ghi thêm 127,22 điểm (1,6%), lên mức cao kỷ lục 8.164 điểm, nhờ đà tăng giá cổ phiếu Amazon sau khi xuất hiện thông tin về việc tập đoàn Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett đã đầu tư vào tập đoàn này. Tính chung cả tuần qua, chỉ số S&P 50 tăng 0,2%, Nasdaq cũng ghi thêm 0,2%, đánh dấu tuần đi lên thứ sáu liên tiếp của chỉ số này. Tuy nhiên, chỉ số Dow Jones lại hạ nhẹ 0,1%.
Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ ngày 3/5 cho biết, nền kinh tế nước này đã tạo thêm 263.000 việc làm trong tháng 4/2019, còn tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,6% - mức thấp nhất kể từ tháng 12/1969. Mức tăng trưởng việc làm này đã vượt xa dự báo của Phố Wall là tăng 200.000 việc làm.
Ngoài ra, số liệu về thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ thấp hơn dự báo trong tháng 4/2019 khi chỉ tăng 0,7%, lên 71,4 tỷ USD, cũng góp phần hậu thuẫn thị trường trong phiên này.
Chứng khoán Phố Wall đồng loạt giảm điểm sau cuộc họp của Fed Thị trường chứng khoán Phố Wall đều đi xuống trong phiên ngày 1/5 sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed ) ... |
Trước cuộc họp của Fed, chứng khoán thế giới tăng giảm trái chiều Trong phiên 30/4, chứng khoán toàn cầu biến động trái chiều trước khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đưa ra quyết định tiếp ... |
Tổng thống Trump chuẩn bị đề cử nhân sự Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Ngày 4/4 , Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ đề cử cựu ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Herman Cain ... |