Chủ tịch nước kêu gọi kiều bào chung sức xây đất nước giàu mạnh

Tối 20/1, tại Hội trường Thống nhất - Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao), Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật Xuân quê hương 2017 với chủ đề “Thành phố mang tên Bác - Khát vọng ngời sáng”. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20170120222633 Chủ tịch nước gặp gỡ các đại biểu kiều bào về nước đón Tết
tin nhap 20170120222633 Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Bộ trưởng Năng lượng Azerbaijan

Đã thành thông lệ, mỗi dịp Tết đến Xuân về, chương trình Xuân quê hương lại trở thành điểm hẹn của kiều bào khắp nơi trên thế giới trở về Việt Nam đón Tết Nguyên đán, cùng vui hưởng một mùa xuân ấm áp, sum họp theo phong tục cổ truyền của dân tộc. Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân đã tới dự chương trình, chia vui với kiều bào từ khắp nơi trên thế giới trở về quê hương vui Xuân, đón Tết.

tin nhap 20170120222633
Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp gỡ thân mật bà con kiều bào chiều 20/1. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)

Cùng dự chương trình có các Ủy viên Bộ Chính trị: Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng; các đồng chí nguyên lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại biểu lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh; đại diện các đoàn ngoại giao và các tổ chức quốc tế, cùng hơn 1.000 kiều bào đại diện cho hơn 4,5 triệu đồng bào Việt Nam ở nước ngoài.

Phát biểu khai mạc chương trình, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, năm 2016, công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã được triển khai sâu rộng và toàn diện, mang lại nhiều chuyển biến tích cực. Công tác hỗ trợ kiều bào ổn định đời sống, củng cố địa vị pháp lý, phát triển hội đoàn và xây dựng cộng đồng đạt được nhiều kết quả thực chất. Phong trào dạy và học tiếng Việt có nhiều khởi sắc, phát triển rộng khắp ở những quốc gia, vùng lãnh thổ có người Việt Nam sinh sống.

Các hoạt động thường niên như Xuân quê hương, đoàn kiều bào thăm Trường Sa, Trại hè thanh thiếu niên, các chương trình giao lưu về nguồn, hay các hoạt động nhằm huy động nguồn lực của kiều bào đều thu hút sự tham gia của đông đảo bà con.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định, hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới với chủ đề “Kiều bào chung sức xây dựng thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế” được tổ chức tháng 11 năm 2016 đã phát huy trí tuệ của hơn 500 kiều bào từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó hầu hết là trí thức và doanh nhân thành đạt, hình thành nên “ngân hàng ý tưởng quý giá,” góp phần xây dựng thành phố mang tên Bác phát triển xứng đáng với tiềm năng và mong đợi của nhân dân Thành phố cũng như cả nước.

Trong năm 2017, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài sẽ cùng các Bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều hoạt động ở trong và ngoài nước nhằm tập hợp, thu hút đông đảo kiều bào, góp phần triển khai chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện để kiều bào chung tay đóng góp xây dựng quê hương.

Phát biểu chúc Tết bà con kiều bào, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhiệt liệt chào mừng đông đảo đại biểu kiều bào về dự chương trình, gửi tình cảm thân thương và lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất tới những người con của Tổ quốc đang sinh sống, làm việc và học tập ở nước ngoài không về dự được cuộc gặp mặt. Chủ tịch nước nhấn mạnh, đối với đất nước và dân tộc Việt Nam, bà con kiều bào là một phần máu thịt không thể tách rời. Tổ quốc luôn dang rộng cánh tay đón bà con trở về.

Thông báo một số nét cơ bản về tình hình trong nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ, qua hơn 30 năm đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Từ một nước kém phát triển, Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; GDP bình quân đầu người hiện nay đạt khoảng 2.100 USD, quy mô nền kinh tế hơn 200 tỷ USD. Năm 2016, Việt Nam đạt mức tăng trưởng 6,21%, thuộc nhóm tăng trưởng hàng đầu khu vực. An sinh xã hội được quan tâm nhiều hơn, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện; chính trị-xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Việt Nam tiếp tục là điểm sáng về ổn định chính trị và tiềm năng phát triển. Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hiệu quả, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, trong những thành tựu chung của đất nước có sự đóng góp vô cùng quý báu cả về vật chất lẫn tinh thần của kiều bào ta ở nước ngoài. Xu thế hướng về đất nước của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài thể hiện mạnh mẽ trên các lĩnh vực từ khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo, đầu tư-kinh doanh, đến văn hóa-xã hội...

“Kiều hối, đầu tư của kiều bào tiếp tục là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm và nâng cao đời sống của người dân trong nước. Nhiều chuyên gia, trí thức kiều bào đã có những đóng góp quan trọng, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển giao công nghệ, thể hiện qua những dự án cũng như những ý kiến đóng góp cho đất nước. Bên cạnh đó, các hoạt động từ thiện, nhân đạo, hỗ trợ đồng bào gặp khó khăn do thiên tai, ủng hộ cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ngoài hải đảo luôn được bà con quan tâm,” Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ vui mừng trước sự phát triển về mọi mặt của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Nhiều tấm gương trong lao động, học tập, nghiên cứu khoa học, đầu tư, sản xuất, kinh doanh... của kiều bào đã góp phần làm rạng danh dân tộc Việt Nam khắp năm châu bốn bể. Ở nhiều nơi, cộng đồng người Việt đã xây dựng được chỗ đứng vững chắc và có nhiều đóng góp cho nước sở tại nơi bà con sinh sống, được chính quyền và người dân nơi đó tôn trọng và đánh giá cao. Bà con kiều bào cũng luôn quan tâm giáo dục các thế hệ con cháu hướng về cội nguồn, cố gắng gìn giữ tiếng Việt và những nét đẹp của truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ mong muốn hơn 4,5 triệu đồng bào Việt Nam ở nước ngoài sẽ muôn người như một, cùng một niềm tin và nỗ lực hướng tới sự phát triển phồn thịnh của quê hương, chung tay cùng nhân dân cả nước xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh và có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế.

Chủ tịch nước kêu gọi các chuyên gia, trí thức kiều bào, những người có điều kiện tiếp cận nhanh nhất với công nghệ tiên tiến và tri thức tiến bộ, tích cực đem trí tuệ và kinh nghiệm của mình đóng góp, hiến kế xây dựng quê hương; các doanh nhân kiều bào không chỉ về nước đầu tư, kinh doanh mà còn phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò cầu nối mang hàng hóa, thương hiệu Việt ra khắp thế giới.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang mong bà con tiếp tục phát huy truyền thống “con Lạc, cháu Hồng,” đoàn kết, tương thân tương ái, cần cù chịu khó vượt qua mọi khó khăn, không ngừng phát triển và thành đạt, đóng góp cho nước sở tại nơi bà con cư trú, tiếp tục nêu cao ý thức tự tôn dân tộc, lòng tự hào là người Việt Nam và tích cực phấn đấu để ngày càng nâng cao uy tín, vị thế của cộng đồng người Việt, cũng như góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước.

Chủ tịch nước tin tưởng: “Mỗi kiều bào chúng ta, dù có đi xa góc bể, chân trời, dù cuộc sống thuận lợi hay khó khăn nhưng trong trái tim vẫn luôn ấm nồng tình yêu quê hương, đất nước. Dù cho đâu đó còn có những khác biệt nhưng chúng ta hãy vượt lên tất cả, với “khát vọng ngời sáng,” cùng chung sức, đồng lòng xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.”

Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước luôn chào đón và tạo điều kiện thuận lợi để bà con về nước thăm thân, du lịch hay đóng góp xây dựng quê hương, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các nước để tạo điều kiện cho bà con có cuộc sống ổn định và hội nhập hơn nữa vào nước sở tại. Trong không khí sum họp gia đình đầm ấm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đánh trống khai hội chương trình Xuân quê hương 2017, dự khán chương trình nghệ thuật đặc sắc, gồm nhiều tiết mục ngợi ca đất nước, ca ngợi Bác Hồ, mừng Đảng, mừng Xuân.

tin nhap 20170120222633
Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm chúc Tết tại Hải Phòng

Ngày 18/1, tại thành phố Hải Phòng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Đoàn công tác đã tới thăm chúc Tết Bộ Tư lệnh ...

tin nhap 20170120222633
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp thân mật Thủ tướng Shinzo Abe

Chiều 16/1, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tiếp thân mật Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang ở thăm chính ...

tin nhap 20170120222633
Chủ tịch nước thăm và chúc Tết tại Bộ Tư lệnh Quân khu 4

Chiều 15/1, về thăm chúc Tết, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo, nạn nhân chất độc da cam tại tỉnh Nghệ An, ...

PV (theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Xuân Quê hương 2019

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe máy Yamaha Exciter mới nhất tháng 1/2025

Cập nhật bảng giá xe máy Yamaha Exciter mới nhất tháng 1/2025

Bảng giá xe máy Yamaha Exciter mới nhất tháng 1/2025 tại các đại lý trên cả nước sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
VinFast chính thức công bố 4 mẫu xe điện mới

VinFast chính thức công bố 4 mẫu xe điện mới

VinFast đã chính thức công bố 4 mẫu xe điện Green mới, đáng chú ý nhất là mẫu MPV 7 chỗ có khả năng di chuyển lên tới 470 km ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Jeep mới nhất tháng 1/2025

Cập nhật bảng giá xe hãng Jeep mới nhất tháng 1/2025

Bảng giá xe hãng Jeep của các dòng Gladiator 2021, Grand Cherokee L 2023, Wrangler 2021, Gladiator 2023 và Wrangler 2023 sẽ được cập nhật chi tiết bên trong bài ...
HLV đội tuyển Thái Lan sẵn sàng giới thiệu Hoàng Đức sang Nhật

HLV đội tuyển Thái Lan sẵn sàng giới thiệu Hoàng Đức sang Nhật

Đó là tiết lộ của Hoàng Đức về cuộc nói chuyện giữa anh và HLV Masatada Ishii sau trận lượt về chung kết ASEAN Cup 2024.
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Uruguay Luis Lacalle Pou

Đại sứ Ngô Minh Nguyệt trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Uruguay Luis Lacalle Pou

Quan hệ giữa Việt Nam và Uruguay đã có những bước phát triển vững chắc, thể hiện qua các chuyến thăm trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước.
MU gia hạn hợp đồng, tăng lương cho Amad Diallo

MU gia hạn hợp đồng, tăng lương cho Amad Diallo

Đêm 9/1, trên trang chủ, MU ra thông báo xác nhận hoàn tất việc gia hạn hợp đồng mới với Amad Diallo.
Trung Quốc-châu Phi: Tầm nhìn đầy tham vọng

Trung Quốc-châu Phi: Tầm nhìn đầy tham vọng

Ngoại trưởng Trung Quốc đang thực hiện chuyến công du tới Namibia, Congo, Chad và Nigeria nhằm gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại châu Phi.
Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Từ cục diện chiến trường, đối đầu địa chính trị và thông điệp từ các bên, nổi lên chuyện đóng băng chiến sự và giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động