Chủ tịch nước thăm Thụy Sỹ: Ba thông điệp đầy ý nghĩa

Thu Trang
Theo Đại sứ Việt Nam tại Thụy Sỹ Lê Linh Lan, chuyến thăm chính thức Thụy Sỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ tạo ra xung lực chính trị mới để hiện thực hóa tiềm năng to lớn, đưa quan hệ hợp tác song phương lên một tầng nấc mới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thử tạo bài viết
Đại sứ Việt Nam tại Thụy Sỹ Lê Linh Lan. (Nguồn: ĐSQ VN tại Thụy Sỹ)

Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Thụy Sỹ Guy Parmelin, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Liên bang Thụy Sỹ từ ngày 25-29/11.

Biểu tượng của tình hữu nghị

Nhấn mạnh rằng đây là chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Thụy Sỹ, chuyến thăm châu Âu đầu tiên với tư cách là Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Đại sứ Việt Nam tại Thụy Sỹ Lê Linh Lan khẳng định chuyến thăm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, chứa đựng những thông điệp đầy ý nghĩa trên ba phương diện.

Thứ nhất, chuyến thăm mang ý nghĩa biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam-Thụy Sỹ, tài sản vô giá được lãnh đạo và nhân dân hai nước không ngừng vun đắp và xây dựng trong suốt nửa thế kỷ qua.

Diễn ra vào thời điểm đặc biệt kỷ niệm hai dấu mốc lịch sử trong năm 2021 là 50 năm quan hệ ngoại giao (10/1971-10/2021), 30 năm hợp tác phát triển Thụy Sỹ-Việt Nam và trong thời điểm khó khăn của đại dịch Covid-19, chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao là cử chỉ ngoại giao cấp cao, minh chứng sống động thể hiện nghĩa tình và sự coi trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống, gắn bó giữa hai đất nước trong nửa thế kỷ qua.

Thụy Sỹ là một trong số ít các nước châu Âu vẫn tiếp tục coi Việt Nam là đối tác ưu tiên hợp tác phát triển. Chương trình Hợp tác phát triển Thụy Sỹ dành cho Việt Nam trong 30 năm qua (1991-2021) đạt hơn 600 triệu USD và Chính phủ Thụy Sỹ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam giai đoạn 2021-2024.

Việt Nam luôn ghi nhớ Thụy Sỹ là một trong những nước Tây Âu đầu tiên công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1971 khi chiến tranh chưa kết thúc. Chính phủ và nhân dân Việt Nam trân trọng sự hỗ trợ quý báu chính phủ và nhân dân Thụy Sỹ dành cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây và công cuộc phát triển đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.

Thứ hai, chuyến thăm gửi đi thông điệp cam kết mạnh mẽ với tầm nhìn hướng tới nâng tầm quan hệ đối tác hợp tác, đưa quan hệ song phương Việt Nam-Thụy Sỹ đi vào chiều sâu, thực chất trong những năm tới.

Trên nền tảng quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp Việt Nam-Thụy Sỹ trên tất cả các mặt từ chính trị - ngoại giao, thương mại đầu tư, hợp tác phát triển, văn hoá - giáo dục trong nửa thế kỷ qua, chuyến thăm sẽ tạo xung lực chính trị mới để hiện thực hóa tiềm năng to lớn giữa hai nước, mở ra những cơ hội hợp tác to lớn, tương xứng hơn với thế mạnh và tiềm năng của hai nước, xây dựng quan hệ đối tác hợp tác song phương lên một tầng nấc mới.

Thứ ba, chuyến thăm góp phần đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tiếp tục đưa chủ trương nâng tầm đối ngoại đa phương, trụ cột quan trọng trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển của Việt Nam, được khẳng định rõ trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.

Thử tạo bài viết
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Thụy Sỹ Guy Parmelin tại New York, Mỹ, vào tháng 9. (Nguồn: TTXVN)

Điểm nhấn trong chuyến thăm

Theo Đại sứ Lê Linh Lan, trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ hội đàm với Tổng thống Liên bang Thụy Sỹ Guy Parmelin và hội kiến Chủ tịch Hội đồng quốc gia Andreas Aebi.

Tại Geneve, trung tâm của các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương, Chủ tịch nước sẽ gặp Tổng Giám đốc Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneve, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO).

Điểm nhấn trong chuyến thăm lần này có lẽ là Chương trình Diễn đàn doanh nghiệp cấp cao (Business Summit) dưới sự đồng chủ trì của Chủ tịch nước và Tổng thống Thụy Sỹ, sự tham dự của Lãnh đạo các Bộ Kinh tế, Thương mại, Đầu tư cùng đông đảo các lãnh đạo doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế hàng đầu của Thụy Sỹ và Việt Nam. Dự kiến tại đây, Chủ tịch nước sẽ chứng kiến Lễ ký kết một số biên bản ghi nhớ (MOU) giữa các doanh nghiệp hai nước, bằng chứng của những kết quả hợp tác tích cực giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước.

Trong bối cảnh kiểm soát và thích ứng linh hoạt với dịch bệnh Covid-19 là ưu tiên hàng đầu, Chủ tịch nước sẽ gặp gỡ với các Tập đoàn dược phẩm hàng đầu của Thụy Sỹ để thúc đẩy hợp tác về cung ứng vaccine, thuốc chữa trị Covid-19 nhằm ứng phó hiệu quả với đại dịch và phục hồi kinh tế thời kỳ hậu đại dịch Covid-19.

Ngoài các hoạt động chính thức do chính phủ liên bang tổ chức, Lãnh đạo các bang Bern và Geneve cũng đang thu xếp dành sự tiếp đón trọng thị nhất đối với Chủ tịch nước và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.

Đặc biệt, Hội Hữu nghị Thụy Sỹ-Việt Nam và cộng đồng người Việt vô cùng háo hức chuẩn bị chào đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao tại Thụy Sỹ.

Cơ sở để kỳ vọng vào tương lai

Với sự tích cực vun đắp của lãnh đạo hai nước cùng nhiều tiềm năng rộng mở, nhìn vào chặng đường phía trước, Đại sứ Lê Linh Lan bày tỏ lạc quan và kỳ vọng vào tương lai tươi sáng của mối quan hệ đối tác hợp tác Việt Nam-Thụy Sỹ.

“Như các bạn Thụy Sỹ thường so sánh, nếu coi quan hệ hai nước là một cuộc hôn nhân thì năm 2021 là năm kỷ niệm Vàng. Hướng tới tầm nhìn 20 năm tới khi hai nước kỷ niệm Bạch kim, 70 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để kỳ vọng vào tương lai”, Đại sứ Lê Linh Lan nhấn mạnh.

Cơ sở trước tiên chính là sự trao đổi, tiếp xúc cấp cao thường xuyên giữa hai nước. Đặc biệt, chuyến thăm chính thức Thụy Sỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lần này sẽ tạo xung lực chính trị mạnh mẽ, tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác hướng tới tương lai.

Năm 2021 là dịp đặc biệt ý nghĩa không chỉ để kỷ niệm những thành tựu đạt được nửa thế kỷ qua. Đây còn là cơ hội hiếm có để hai nước cùng nỗ lực tìm giải pháp thúc đẩy sớm ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Khối EFTA (bao gồm 4 nước Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, và Liechtenstein), mở ra những cơ hội hợp tác mới, hiện thực hóa những tiềm năng to lớn trong quan hệ giữa hai nước đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển bền vững, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Thử tạo bài viết
Đại sứ Lê Linh Lan (thứ 4 từ phải sang trái), Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai (thứ 6 từ trái qua phải), Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, cùng các nghệ sỹ kèn Alphorn của Thuỵ Sỹ trong ngày hội văn hoá Việt Nam - Thụy Sỹ tại sân vườn Phái đoàn Việt Nam tại Geneva, Thụy Sỹ ngày 16/10. (Nguồn: Phái đoàn VN tại Geneva)

Cơ sở thứ hai chính là những điểm tương đồng quan trọng về giá trị mà hai nước sẻ chia, dẫu xa cách về địa lý, khác biệt về trình độ phát triển và quy mô nền kinh tế. Cụ thể, chính phủ hai nước đều đặt ưu tiên hàng đầu vào phát triển kinh tế thịnh vượng, phục vụ lợi ích của người dân. Nhân dân cả hai nước đều nổi tiếng cần cù, chăm chỉ và có ý chí vươn lên mạnh mẽ, thậm chí người Việt Nam thường được so sánh là người Thụy Sỹ ở châu Á.

Thụy Sỹ là đối tác thương mại ngày càng quan trọng của Việt Nam, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 trong ASEAN của Thụy Sỹ. Kim ngạch thương mại song phương đạt kỷ lục 3,6 tỷ USD trong năm 2019. Khoảng 140 công ty Thụy Sỹ bao gồm các tên tuổi đẳng cấp thế giới như Nestle, ABB, Novartis, Roche, Holcim... đã và đang kinh doanh thành công tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD.

Cam kết mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế của chính phủ hai nước, những điểm tương đồng về con người cùng với sự chia sẻ về giá trị, sự bổ sung lẫn nhau giữa hai nến kinh tế và tiềm năng, dư địa chưa được khai thác, sẽ tạo động lực cộng hưởng tích cực, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác giữa hai nước.

Đây cũng là yếu tố nền tảng thúc đẩy sự hợp tác và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, đặc biệt là tại Liên hợp quốc trong lĩnh vực hòa bình và an ninh quốc tế. Hai nước chia sẻ nhiều quan điểm chung về các vấn đề quốc tế và khu vực, ủng hộ mạnh mẽ hợp tác đa phương hiệu quả, tôn trọng luật pháp quốc tế, tự do hóa thương mại, hợp tác giải quyết các vấn đề toàn cầu, trong đó có việc thúc đẩy phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Cơ sở cuối cùng là sự đóng góp tích cực, hiệu quả của cộng đồng doanh nghiệp chuyên gia, trí thức gốc Việt đầy tài năng và nhiệt huyết tại Thụy Sỹ.

Đặc biệt, vừa qua Đại sứ quán đã hoàn tất thủ tục bổ nhiệm Tiến sĩ Philipp Rosler, nguyên Phó Thủ tướng Đức, người gốc Việt hiện đang sinh sống làm việc tại Thụy Sỹ là lãnh sự danh dự đầu tiên của Việt Nam tại Thụy Sỹ, đúng dịp hai nước kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao.

Với tình cảm mong muốn tri ân quê hương, đóng góp cho sự phát triển thịnh vượng của Việt Nam, với mạng lưới quan hệ và kinh nghiệm cũng như năng lực chuyên môn xuất sắc, ông Philipp Rosler được kỳ vọng sẽ đóng vai trò cầu nối, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực.

Mang theo nhiều thông điệp ý nghĩa dựa trên một nền tảng vững chắc, chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc được kỳ vọng sẽ trở thành một cái kết đẹp trong một năm đặc biệt Việt Nam-Thụy Sỹ, đồng thời mở ra cánh cửa tương lai ngập tràn hòa bình và thịnh vượng cho nhân dân hai nước.

Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Thụy Sỹ Guy Parmelin và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Liên bang Thụy Sỹ và Liên bang Nga từ ngày 25/11 đến ngày 2/12.
Việt Nam-Thụy Sỹ: Tình hữu nghị bền chặt, quan hệ hợp tác tiềm năng

Việt Nam-Thụy Sỹ: Tình hữu nghị bền chặt, quan hệ hợp tác tiềm năng

Theo Đại sứ Lê Linh Lan, dấu mốc 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thụy Sỹ là dịp đặc biệt để kỷ ...

Ngày Việt Nam tại Thụy Sỹ: Chương trình duy trì nhịp cầu kết nối đầy ý nghĩa

Ngày Việt Nam tại Thụy Sỹ: Chương trình duy trì nhịp cầu kết nối đầy ý nghĩa

Trong khuôn khổ chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngày 9/10, Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sỹ tham gia ...

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng MG mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng MG mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng MG của các dòng HS 2021, ZS 2021, MG5 2022, RX5 2023 và MG5 2023 sẽ được cập nhật chi tiết nhất trong bài viết bên ...
Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?
Kinh tế thế giới nổi bật (12-18/4): Ngân hàng Trung Quốc lo Mỹ trừng phạt nếu làm điều này với Nga, Ukraine muốn dùng hệ thống phòng không EU

Kinh tế thế giới nổi bật (12-18/4): Ngân hàng Trung Quốc lo Mỹ trừng phạt nếu làm điều này với Nga, Ukraine muốn dùng hệ thống phòng không EU

Mỹ kêu gọi tăng 3 lần thuế đối với thép và nhôm Trung Quốc, Nhật muốn giữ cổ phần trong dự án dầu khí ở Nga… là những tin kinh ...
Bài tarot hôm nay 19/4/2024: Điều gì người khác nghĩ về bạn nhưng ngại không dám nói ra?

Bài tarot hôm nay 19/4/2024: Điều gì người khác nghĩ về bạn nhưng ngại không dám nói ra?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để biết điều người khác nghĩ về bạn nhưng ngại không dám nói ra là gì nhé!
Cập nhật bảng giá xe hãng Jaguar mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Jaguar mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Jaguar của các dòng E-Pace, F-Pace, F-Type, XF, XE sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Cầu treo Pa Phông là địa điểm check-in được nhiều du khách ghé thăm gần đây khi tới du lịch Điện Biên.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động