Chủ tịch Quốc hội gặp Trưởng Văn phòng LHQ tại Áo và Tổng Giám đốc IAEA, hội kiến Chủ tịch Hạ viện Indonesia, tiếp doanh nghiệp Áo

Chu Văn
Các hoạt động hợp tác của Quốc hội với LHQ tại khu vực đã mang lại hiệu quả thiết thực, phục vụ trực tiếp hoạt động của các cơ quan, góp phần nâng cao kỹ năng cho đại biểu Quốc hội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với bà Ghada Fathi Waly, Giám đốc điều hành Văn phòng Liên hợp quốc tại Vienna (UNOV). (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và bà Ghada Fathi Waly, Giám đốc điều hành Văn phòng Liên hợp quốc tại Vienna. (Nguồn: TTXVN)

Nhân dịp tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 tại Cộng hòa Áo, ngày 6/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc gặp với Trưởng Văn phòng Liên hợp quốc (LHQ) tại Áo, gặp Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Indonesia, tiếp một số doanh nghiệp Áo và bà con Việt kiều đến trao tặng thiết bị, vật tư y tế.

Tại cuộc gặp với Trưởng Văn phòng LHQ tại Áo Ghada Fathi Waly, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, LHQ luôn đóng vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại và đồng hành với Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, tạo thuận lợi cho phát triển, nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ của Việt Nam với các nước trên thế giới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cảm ơn sự hỗ trợ và tư vấn kịp thời, hiệu quả của LHQ đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, tiếp cận các nguồn viện trợ, tư vấn xây dựng chính sách phát triển, nâng cao năng lực quản lý, triển khai các chính sách xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội, quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên; điều phối viện trợ, quản lý và huy động nguồn lực, giúp Việt Nam tiếp cận các nguồn lực tài chính trong công cuộc giảm nghèo, phát triển bền vững và bảo đảm an sinh xã hội.

Các hoạt động hợp tác của Quốc hội với LHQ tại khu vực đã mang lại hiệu quả thiết thực, phục vụ trực tiếp hoạt động của các cơ quan của Quốc hội, góp phần nâng cao kỹ năng cho đại biểu Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cảm ơn LHQ đã hỗ trợ Việt Nam trong phòng chống đại dịch Covid-19, mong muốn tiếp tục giúp đỡ Việt Nam phát triển kinh tế sau đại dịch, đi đôi với khắc phục những tác động tiêu cực của Covid-19 đối với sinh kế của người dân.

Chủ tịch Quốc hội mong muốn LHQ tiếp tục phát huy vai trò trong gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy tôn trọng luật pháp quốc tế, hỗ trợ các nước, trong đó có Việt Nam thực hiện Chương trình Nghị sự vì sự phát triển bền vững, nhất là trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi sâu sắc do đại dịch Covid-19 gây ra.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Văn phòng LHQ về phòng chống tội phạm và ma túy do bà Ghada Fathi Waly đồng thời là Giám đốc điều hành tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong phòng, chống các loại tội phạm mới như tội phạm mạng, tội phạm trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số, tài sản ảo…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với bà Ghada Fathi Waly, Giám đốc điều hành Văn phòng Liên hợp quốc tại Vienna (UNOV). (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với bà Ghada Fathi Waly, Giám đốc điều hành Văn phòng LHQ tại Vienna (UNOV). (Nguồn: TTXVN)

Về phần mình, bà Ghada Fathi Waly khẳng định cam kết của LHQ trong việc tiếp tục tăng cường hợp tác với Việt Nam; chiến lược hoạt động trong thời gian tới, LHQ chú trọng tăng cường hợp tác với nghị viện các nước, trong đó có Quốc hội Việt Nam.

Hiện nay, LHQ đang triển khai hợp tác với nhiều Bộ, ngành của Việt Nam như: ngoại giao, ngân hàng nhà nước, tư pháp; đánh giá cao trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, Việt Nam đã thể hiện sự cam kết trong việc thông qua Luật Phòng chống ma túy năm 2020.

Văn phòng LHQ về phòng, chống ma túy đã đưa ra nhiều tư vấn và cam kết hỗ trợ Việt Nam trong việc đưa ra những chính sách, quy định sửa đổi Luật Phòng chống ma túy, mong muốn hợp tác với các trung tâm cai nghiện để tổ chức cai nghiện tại gia đình thành công.

Về hợp tác trong lĩnh vực tư pháp và phòng chống tội phạm, từ năm 2018, LHQ đã phối hợp với Việt Nam triển khai dự án hỗ trợ trẻ em gái bị bạo lực; hy vọng Việt Nam sớm tham gia mạng lưới phòng chống tội phạm tại Đông Nam Á, cũng như gia nhập Nghị định thư về việc ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị nạn buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em…; hợp tác về an ninh mạng, phòng chống rửa tiền…

Bà Ghada Fathi Waly đánh giá cao và ủng hộ đề xuất của Việt Nam đưa ra tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến về tăng cường an ninh biển lần đầu tiên được Hội đồng Bảo an LHQ tổ chức về việc thiết lập một mạng lưới các cơ chế, sáng kiến về an ninh biển khu vực do LHQ điều phối để tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, phối hợp hành động, kịp thời ứng phó với các thách thức chung và khẳng định LHQ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong đảm bảo an ninh biển.

Trưởng Văn phòng LHQ tại Áo cho rằng LHQ và Việt Nam có rất nhiều lĩnh vực hợp tác tiềm năng, tuy nhiên cần lựa chọn những lĩnh vực cấp bách để triển khai trước như trong các lĩnh vực trao quyền cho phụ nữ, xóa đói giảm nghèo, đề xuất thiết lập mô hình 3 bên gồm LHQ-Liên minh Nghị viện thế giới (IPU)-Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Tổng Giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi. (Nguồn:  TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Tổng Giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi. (Nguồn: TTXVN)

Cũng trong chiều 6/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã thăm làm việc tại Trụ sở LHQ ở thủ đô Vienna và gặp ông Rafael Mariano Grossi, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).

Tổng Giám đốc Rafael Mariano Grossi chào mừng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến thăm làm việc tại trụ sở IAEA, cảm ơn Việt Nam có nhiều đóng góp tích cực và là đối tác quan trọng của cơ quan này, trong đó cam kết đóng góp để hoàn thành phòng thí nghiệm hiện đại nhằm nâng cao năng lực trong hỗ trợ các quốc gia đấu tranh và ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm giai đoạn 2.

Ông Rafael Mariano Grossi cho biết, ngoài lĩnh vực rất quan trọng là không phổ biến vũ khí hạt nhân, cơ quan này đang triển khai nhiều hoạt động khác nhằm hỗ trợ các nước trong điều trị bệnh ung thư, quản lý nguồn nước, hỗ trợ các quốc gia đối phó với đại dịch Covid-19, trong đó có Việt Nam.

Tổng Giám đốc IAEA hoan nghênh Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Thống đốc IAEA nhiệm kỳ 2021-2023 và mong muốn Việt Nam tiếp tục đóng góp cho IAEA.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao vai trò của IAEA trong thúc đẩy ứng dụng năng lượng nguyên tử trong giải quyết các vấn đề toàn cầu, hợp tác khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực hạt nhân vì mục đích hòa bình và phát triển, đảm bảo an toàn, an ninh trong lĩnh vực này.

IAEA đã có nhiều đóng góp, hỗ trợ các quốc gia thành viên bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, chia sẻ kiến thức, hỗ trợ các chuyên gia y tế trong lĩnh vực y học phóng xạ - xạ trị, y học hạt nhân và chẩn đoán hình ảnh, đào tạo cách sử dụng giải trình tự gen để xác định đặc trưng của virus gây bệnh Covid-19.

Chủ tịch Quốc hội chúc mừng IAEA đã hoàn thành giai đoạn 1 phòng thí nghiệm hiện đại mang tên Yukiya Amano nhằm nâng cao năng lực trong hỗ trợ các quốc gia đấu tranh và ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm từ động vật xuyên biên giới, giải quyết các thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu và an toàn thực phẩm; khẳng định Việt Nam sẽ đóng góp tài chính trong giai đoạn 2 của dự án quan trọng này.

Chủ tịch Quốc hội hoan nghênh các sáng kiến hợp tác của IAEA với các cơ quan của Liên hợp quốc nhằm thúc đẩy ứng dụng khoa học hạt nhân trong ứng phó với biến đổi khí hậu, y tế, nông nghiệp, cũng như nghiên cứu chuyển đổi năng lượng sạch và thúc đẩy an toàn, an ninh hạt nhân.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị IAEA chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật trong hoàn thiện hệ thống pháp luật để quản lý và ứng dụng hiệu quả năng lượng nguyên tử trong phát triển kinh tế, đi đôi với bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu, hoạt động hợp tác về nước và môi trường, hỗ trợ Việt Nam chuyển giao công nghệ, đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn về ứng dụng công nghệ hạt nhân vào lĩnh vực y tế, phòng chống Covid-19, ủng hộ Việt Nam tham gia các sáng kiến quan trọng của IAEA như Dự án Hành động tích hợp chống dịch bệnh lây truyền từ động vật, kết nối hoạt động của IAEA với IPU và Quốc hội Việt Nam, nhất là hoạt động của Nhóm công tác về Khoa học và Công nghệ của IPU nhằm tăng cường sự tham gia của các nghị sỹ trong lĩnh vực khoa học-công nghệ vì mục đích hòa bình.

Nhân dịp này, Tổng Giám đốc Rafael Mariano Grossi công bố, IAEA sẽ cung cấp 3 bộ thiết bị xét nghiệm PCR di động và một số lượng lớn sinh phẩm, trị giá 470.000 Euro (tương đương 558.000 USD). Đây là các thiết bị được IAEA nghiên cứu và phát triển trên nền tảng ứng dụng công nghệ hạt nhân nhằm chẩn đoán chính xác và phát hiện sớm các loại virus khác nhau, được chế tạo dựa trên kỹ thuật tiên tiến gọn nhẹ, dễ vận chuyển nhưng vẫn thực hiện đầy đủ chức năng của một phòng thí nghiệm hoàn chỉnh.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trân trọng cảm ơn và đánh giá cao IAEA công bố trao tặng món quà quý, cho rằng sự hỗ trợ này sẽ góp phần giúp Việt Nam ứng phó hiệu quả hơn với đại dịch Covid-19.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Indonesia Puan Maharani. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Indonesia Puan Maharani. (Nguồn: TTXVN)

Nhân dịp tham dự WCSP5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Indonesia Puan Maharani.

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng trước những kết quả tốt đẹp trong quan hệ hữu nghị và hợp tác mọi mặt, trên tất cả các kênh nhà nước, nghị viện và giao lưu nhân dân giữa hai nước trong hơn 65 năm qua, nhất là từ khi nâng lên Đối tác chiến lược năm 2013.

Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị, duy trì tiếp xúc cấp cao bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến, trong đó thúc đẩy trao đổi Đoàn qua kênh nghị viện như giữa các ủy ban chuyên môn, giao lưu giữa hai Nhóm nghị sĩ hữu nghị, phối hợp tại các diễn đàn quốc tế như IPU, Diễn đàn Nghị viện Châu Á-Thái Bình Dương (APPF), Đại hội đồng liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA); thực hiện tốt Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Hạ viện Indonesia.

Hai bên chia sẻ trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biễn phức tạp như hiện nay, các nước thành viên ASEAN cần phối hợp nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng dịch vì lợi ích của người dân. Quốc hội mỗi nước cần có tiếng nói tại các diễn đàn khu vực và thế giới để tất cả các nước đều được tiếp cận vaccine công bằng, cởi mở và minh bạch đi đôi với nghiên cứu, sản xuất vaccine.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, mặc dù khó khăn do đại dịch Covid-19, hai nước vẫn duy trì hợp tác tích cực trên nhiều lĩnh vực, giao thương không ngừng gia tăng với kim ngạch thương mại đạt 8,2 tỷ USD năm 2020, hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD.

Trên tinh thần Đối tác chiến lược, Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai bên phối hợp giải quyết các vấn đề cùng quan tâm như thương mại hàng hóa, trong đó, đề nghị Indonesia tạo điều kiện hơn cho Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản và trái cây, đối xử nhân đạo với ngư dân Việt Nam, thúc đẩy đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nước.

Về các vấn đề khu vực và quốc tế, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN và việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không và sớm xây dựng được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Trong bối cảnh cả khu vực ASEAN đều đang phải đối mặt với những thách thức của đại dịch Covid-19, Việt Nam và Indonesia cần tăng cường hợp tác, đặc biệt là hợp tác trong ASEAN-AIPA, một mặt phải chống dịch tốt, một mặt cần tính toán biện pháp phù hợp để phục hồi và phát triển kinh tế. Nghị viện các nước phải tăng cường vai trò dẫn dắt trong phòng, chống dịch Covid-19 và hợp tác để khôi phục kinh tế.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc mừng Indonesia đảm nhận vai trò Chủ tịch Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) trong năm 2022 và bày tỏ hy vọng các nước ASEAN được tham dự sự kiện quan trọng này.

Chủ tịch Hạ viện Indonesia chúc mừng Việt Nam vừa tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ được tín nhiệm bầu giữ cương vị cao nhất của Quốc hội Việt Nam nhiệm kỳ mới, khẳng định Hạ viện Indonesia sẵn sàng hợp tác với Quốc hội Việt Nam, có tiếng nói để chính phủ Indonesia tăng cường hợp tác với Việt Nam trong kiểm soát đại dịch và tiếp tục phục hồi sau đại dịch.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trân trọng mời Chủ tịch Puan Maharani sang thăm Việt Nam vào thời điểm phù hợp và chuyển lời thăm hỏi đến Chủ tịch Thượng viện Indonesia.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp nhận 300.000 bộ kít xét nghiệm Covid-19 của ông Menahem Esnhoren, Chủ tịch Công ty Me Capital Beteilgungen. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp nhận 300.000 bộ kít xét nghiệm Covid-19 từ ông Menahem Esnhoren, Chủ tịch Công ty Me Capital Beteilgungen. (Nguồn: TTXVN)

Cũng trong chiều 6/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp lãnh đạo Trường Đại học Khoa học ứng dụng IMC Krems, Tập đoàn WEFORYOU, Tập đoàn CHRISTOF System và một số bà con Việt kiều đến trao tặng thiết bị, vật tư y tế.

Đại học Khoa học ứng dụng IMC Krems (1994) là một trường đại học tư thục của Áo. IMC Krems có các chương trình giảng dạy chuyên sâu về kinh doanh, số hóa và kỹ thuật, y tế và khoa học đời sống. Trường hiện có hàng nghìn sinh viên nước ngoài đến từ hơn 50 quốc gia. IMC Krems có nhiều hoạt động hợp tác với nhiều trường đại học của Việt Nam trong đào tạo và giảng dạy nhiều lĩnh vực khác nhau.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao các hoạt động hợp tác của IMC Krems với các trường đại học và cơ sở đào tạo khác của Việt Nam; đề nghị IMC Krems tiếp tục nghiên cứu và tăng cường hợp tác với các trường đại học của Việt Nam để đào tạo đội ngũ sinh viên trong những lĩnh vực trường có thế mạnh và Việt Nam đang có nhu cầu như kinh doanh, số hóa và kỹ thuật, y tế và khoa học-công nghệ…

Tổng Giám đốc Công ty Christof Systems (thuộc Tập đoàn Christof Industries) Wolfgang Nestler cho biết, công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, lắp ráp sản xuất và bảo trì các nhà máy công nghiệp với doanh thu năm 2020 đạt 332 triệu euro (hơn 394 triệu USD).

Christof Systems chuyên cung cấp các giải pháp và công nghệ xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải y tế, đồng thời cũng tham gia vào một số lĩnh vực liên quan đến năng lượng, chăm sóc sức khoẻ… Tại Việt Nam, Tập đoàn Christof Industries đã có các hoạt động hợp tác và cung cấp dịch vụ về y tế cho một số đối tác Việt Nam trong giai đoạn 2000-2006, tại trung tâm y tế Vietsovpetro, Bệnh viện 19/8…

Lãnh đạo doanh nghiệp mong muốn hợp tác với đối tác Việt Nam để triển khai các dự án xử lý chất thải y tế trực tiếp tại bệnh viện.

Đánh giá cao các giải pháp và sản phẩm của Christof Systems trong xử lý chất thải nói chung và y tế nói riêng, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, Việt Nam luôn hướng đến sự phát triển bền vững, trong đó hiệu quả kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường; các mô hình xử lý rác thải chuyên ngành phù hợp bệnh viện tuyến huyện và hệ thống cơ sở y tế xã.

Đây là những vấn đề hiện nay Việt Nam rất quan tâm. Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị lãnh đạo công ty trao đổi và làm việc với bộ, ngành hữu quan của Việt Nam để được hướng dẫn cụ thể về việc tham gia các dự án xử lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế.

Nhân dịp này, Tập đoàn WEFORYOU trao tặng Việt Nam 30.000 khẩu trang y tế N95, 10.000 bộ kit xét nghiệm kháng nguyên Covid-19 và 10 máy lấy mẫu xét nghiệm PCR (mỗi máy giá trị 20.000 USD).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cảm ơn Tập đoàn WEFORYOU đã dành tặng những vật phẩm thiết yếu cho Việt Nam chống dịch; đề nghị WEFORYOU phối hợp và trao đổi chặt chẽ với Đại sứ quán Việt Nam tại Áo, bộ ngành hữu quan để triển khai dự án thành công và hiệu quả tại Việt Nam; trong đó có nghiên cứu đầu tư sản xuất vật tư và trang thiết bị y tế tại Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các tập đoàn, công ty cùng các đối tác nghiên cứu hỗ trợ Việt Nam các trang thiết bị y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh, đồng thời ủng hộ giúp đỡ Việt Nam đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng ngừa Covid-19, sớm đạt miễn dịch cộng đồng.

Cũng trong chiều 6/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp doanh nhân Trần Đăng Khoa, Việt kiều tại Đức và gia đình ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Tập đoàn Thaco trao tặng Việt Nam 1,2 triệu bộ kít xét nghiệm Covid-19.

Ông Trần Đăng Khoa cũng vận động Chủ tịch Công ty ME Capital Menahem Esnhoren trao tặng Việt Nam 300.000 bộ kít xét nghiệm nhanh Covid-19. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận và trân trọng cảm ơn nghĩa cử của các Việt kiều ở xa Tổ quốc nhưng luôn hướng về quê hương và bạn bè quốc tế đã dành tình cảm, sự hỗ trợ cho Việt Nam, nhất là trong phòng, chống đại dịch Covid-19 hiện nay.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới

Nhân dịp dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 tại Cộng hòa Áo, trưa 6/9, Chủ tịch Quốc hội ...

Chủ tịch Quốc hội gặp cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Áo và đại diện cộng đồng người Việt tại một số nước châu Âu

Chủ tịch Quốc hội gặp cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Áo và đại diện cộng đồng người Việt tại một số nước châu Âu

Ngay sau khi đến thủ đô Vienna, Cộng hòa Áo, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội ...

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động