Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản

Chu Văn
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu chụp ảnh chung. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, ngày 5/12, tại trụ sở Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu.

Chúc mừng ông Sekiguchi Masakazu được bầu làm Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến ông Sekiguchi Masakazu; cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu mà Thượng viện Nhật Bản dành cho Đoàn đại biểu cấp cao của Quốc hội Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài; đánh giá quan hệ hai nước đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất với sự tin cậy chính trị cao, giao lưu cấp cao và các cấp giữa hai nước mật thiết, chặt chẽ.

Chủ tịch Thượng viện Sekiguchi Masakazu bày tỏ vui mừng được đón Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức Nhật Bản ngay sau khi ông vừa nhậm chức vào tháng 11 vừa qua; chia sẻ với những mất mát, thiệt hại do cơn bão số 3 (tên quốc tế là bão Yagi) gây ra đối với nhân dân Việt Nam, khẳng định Nhật Bản luôn sát cánh với Việt Nam trong những lúc khó khăn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản
Quang cảnh hội đàm. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Về quan hệ hai nước, Chủ tịch Thượng viện Sekiguchi Masakazu tin tưởng năm nay đánh dấu sự khởi đầu mới của chặng đường hợp tác giữa hai nước trong 50 năm tới; khẳng định Thượng viện Nhật Bản sẽ tiếp tục đóng góp tích cực cho sự phát triển quan hệ hai nước.

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng trước việc quan hệ Việt Nam-Nhật Bản tiếp tục đạt những kết quả nổi bật, thực chất trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, lao động, đào tạo nguồn nhân lực, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân, kết nối địa phương giữa hai nước.

Đánh giá cao quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư giữa hai nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nước tài trợ ODA lớn nhất, đối tác hợp tác lao động lớn thứ 2, nhà đầu tư lớn thứ 3, đối tác du lịch lớn thứ 3, đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.

Cảm ơn Quốc hội, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã tích cực hỗ trợ nguồn vốn ODA cho Việt Nam trong hơn 30 năm qua, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Nhật Bản tiếp tục triển khai có hiệu quả ODA thế hệ mới có tính ưu đãi cao, thủ tục đơn giản, linh hoạt cho các dự án phát triển hạ tầng chiến lược quy mô lớn của Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập sâu rộng, toàn diện; thực hiện 3 đột phá chiến lược về cơ sở hạ tầng, thể chế, nguồn nhân lực.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu trao đổi văn kiện hợp tác. (Nguồn: TTXVN)

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hoan nghênh chính sách mới của Nhật Bản đối với lao động nước ngoài, đặc biệt là thiết lập chế độ "đào tạo-làm việc" thay chế độ "thực tập sinh kỹ năng"; đề nghị Nhật Bản tiếp tục mở rộng ngành nghề, tăng số lượng tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam; tiếp tục cải thiện môi trường, điều kiện làm việc, sinh sống và an sinh xã hội cho người Việt Nam tại Nhật Bản; ủng hộ đẩy mạnh kết nối nguồn nhân lực thông qua hợp tác lao động, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cán bộ quản lý cấp chiến lược. Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, nâng cao năng lực cứu hộ cứu nạn.

Trong không khí thân tình, chân thành, cởi mở và hợp tác, hai bên cũng nhấn mạnh cần tiếp tục thúc đẩy văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân, kết nối địa phương để quan hệ phát triển hơn cả về chiều rộng và chiều sâu.

Hai nhà lãnh đạo khẳng định hợp tác nghị viện là một kênh quan trọng trong tổng thể quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước; vui mừng về việc Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Nhật Bản ký Thỏa thuận hợp tác nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động hợp tác giữa cơ quan lập pháp hai nước trên bình diện song phương và đa phương; nhất trí thúc đẩy giám sát thực hiện hiệu quả các thỏa thuận hợp tác đã ký kết.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu cùng tham quan phòng họp của Thượng viện. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường trao đổi, tiếp xúc giữa các nghị sĩ, nhất là nghị sỹ trẻ, nữ nghị sỹ giữa hai nước; phát huy hơn nữa vai trò cầu nối quan trọng của Liên minh Nghị sỹ hữu nghị trong việc thúc đẩy giao lưu nhân dân, hợp tác doanh nghiệp và hợp tác giữa các địa phương; tiếp tục thúc đẩy trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các Ủy ban chuyên môn; phối hợp hoàn thiện thể chế, chính sách, xây dựng hành lang pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp hai nước mở rộng hợp tác, đầu tư tại mỗi nước.

Cũng tại hội đàm, hai bên đã nhất trí tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn, cơ chế đa phương như ASEAN, Liên hợp quốc, các diễn đàn liên nghị viện đa phương như Liên minh nghị viện thế giới (IPU), Hội đồng liên nghị viện các quốc gia ASEAN (AIPA), Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF)...

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã mời Chủ tịch Thượng viện Sekiguchi Masakazu và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam vào thời gian phù hợp. Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu đã vui vẻ nhận lời. Kết thúc hội đàm, hai bên đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Nhật Bản.

Việt Nam-Nhật Bản: Tăng cường hiệu quả hoạt động hợp tác giữa cơ quan lập pháp hai nước

Việt Nam-Nhật Bản: Tăng cường hiệu quả hoạt động hợp tác giữa cơ quan lập pháp hai nước

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Việt Nam coi Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu và ...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tới Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tới Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản

Dự kiến, trong chuyến thăm lần này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Thượng viện Sekiguchi Masakazu sẽ ký Thỏa thuận ...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mong muốn cán bộ, nhân viên Đại sứ quán tiếp tục đoàn kết, phấn đấu hoàn thành tốt ...

Chủ tịch Quốc hội và Phu nhân hội kiến Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội và Phu nhân hội kiến Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, ngày 4/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đã hội kiến Nhà ...

Cất cánh cần bạn đồng hành

Cất cánh cần bạn đồng hành

Singapore và Nhật Bản đều được biết đến là những dân tộc đi lên từ gian khó, kiến tạo kỳ tích mang tên mình. Đây ...

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Brazil

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Brazil

Đại sứ Bùi Văn Nghị điểm lại hành trình 80 năm xây dựng và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam, gắn liền với những chiến công vang ...
Giá vàng hôm nay 12/12/2024: Giá vàng 'phi như bay', thế giới bám sát mốc 2.700 USD/ounce, trong nước tăng tiền triệu

Giá vàng hôm nay 12/12/2024: Giá vàng 'phi như bay', thế giới bám sát mốc 2.700 USD/ounce, trong nước tăng tiền triệu

Giá vàng hôm nay 12/12/2024 ghi nhận thị trường trong nước và quốc tế "dắt tay nhau" đi lên.
Giá tiêu hôm nay 12/12/2024: Xuất khẩu tiêu Việt Nam giảm về lượng, tăng về giá trị, người dân ‘chuộng’ trồng xen canh

Giá tiêu hôm nay 12/12/2024: Xuất khẩu tiêu Việt Nam giảm về lượng, tăng về giá trị, người dân ‘chuộng’ trồng xen canh

Giá tiêu hôm nay 12/12/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.200 đồng/kg.
Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc sau 2 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương và trách nhiệm cao

Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc sau 2 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương và trách nhiệm cao

Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng kết Kỳ họp thứ 8 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ ...
Khi áo dài và âm nhạc truyền thống trở thành ‘sứ giả’ gắn kết các quốc gia

Khi áo dài và âm nhạc truyền thống trở thành ‘sứ giả’ gắn kết các quốc gia

Đại sứ Palestine Saadi Salama trên cương vị là Trưởng Đoàn Ngoại giao tại Việt Nam đã tổ chức tiệc trưa giao lưu giữa các Đại sứ của Đoàn Ngoại ...
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình ...
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thẳng thắn thừa nhận rằng rất khó để giành lại một số vùng do Nga kiểm soát.
Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Phương Tây sẵn sàng đồng hành với Ukraine trong ngắn hạn nhưng chưa sẵn sàng cho xung đột kéo dài với Nga.
Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Cơ quan điều hành EU đã có lãnh đạo nhiệm kỳ mới và Chủ tịch EC là gương mặt quen thuộc.
5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

Hãng tin AFP dự báo 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025 trên nhiều lĩnh vực chính trị, môi trường, thể thao, văn hóa và tôn giáo.
Phiên bản di động