Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Cần đem ‘hơi thở cuộc sống’ vào nghị trường, để có những quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân

Nguyễn Kim
Sáng 20/7, phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, Quốc hội và các đại biểu Quốc hội cần phát huy tối đa năng lực, bản lĩnh, trí tuệ, quyết tâm đổi mới, sáng tạo, bám sát thực tiễn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bài phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Cần đem ‘hơi thở cuộc sống’ vào nghị trường, để có những quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (ĐBQH - HĐND) là sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, thực sự là Ngày hội lớn của toàn dân, để lại dấu ấn và mốc son mới trong lịch sử Quốc hội nước ta, được Nhân dân, cử tri cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài và dư luận quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát rất phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, một số địa bàn, cơ sở, xã, phường, khu công nghiệp… phải áp dụng biện pháp phong tỏa, cách ly, nhưng đây là cuộc bầu cử lớn nhất từ trước đến nay và tỷ lệ cử tri đi bầu rất cao (đến 99,6%). Điều đó thể hiện ý thức trách nhiệm chính trị rất cao và niềm tin tưởng sâu sắc của Nhân dân vào Đảng và Nhà nước.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định: "Thành công của cuộc bầu cử càng khẳng định sức mạnh vô địch của Khối đại đoàn kết toàn dân tộc; càng khó khăn, thách thức thì tinh thần đoàn kết, truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên của dân tộc, càng được phát huy và lan tỏa mạnh mẽ hơn bao giờ hết".

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV diễn ra trong bối cảnh tình hình khu vực, thế giới diễn biến phức tạp, khó lường. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tiếp tục có những điều chỉnh cả về mức độ và phương thức. Kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng trở lại nhưng chưa vững chắc và không đồng đều; thương mại và đầu tư quốc tế suy giảm; nợ công toàn cầu tăng mạnh; thị trường hàng hóa, tài chính - tiền tệ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Trong khi đó, đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, tác động tiêu cực, kéo dài đến kinh tế khu vực và thế giới, trong đó có nước ta, làm thay đổi cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị và đời sống kinh tế, xã hội toàn cầu, buộc nhiều nước phải thay đổi định hướng, chiến lược phát triển theo hướng đề cao tinh thần tự lực, tự cường, chú trọng đầu tư và phát triển thị trường nội địa.

Ở trong nước, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang nỗ lực thi đua thực hiện mục tiêu kép và triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; kinh tế, xã hội tiếp tục đạt kết quả tích cực, an sinh phúc lợi xã hội và các cân đối lớn về tài chính, tiền tệ, tín dụng cơ bản được bảo đảm; sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng khá; tốc độ tăng trưởng các ngành công nghiệp đạt kết quả đáng khích lệ; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; quan hệ đối ngoại tiếp tục được tăng cường...

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế nước ta vẫn thấp hơn mục tiêu đề ra và còn nhiều khó khăn, thách thức do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư lây lan nhanh ở nhiều tỉnh, thành, diễn biến phức tạp, khó kiểm soát và có thể còn kéo dài. Sản xuất kinh doanh, sinh kế, việc làm, đời sống của nhân dân, nhất là ở những vùng có dịch và những ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch gặp rất nhiều khó khăn.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội và đại biểu Quốc hội được quy định trong Hiến pháp, pháp luật; phát huy truyền thống 75 xây dựng và phát triển, kế thừa những kinh nghiệm, thành tựu của các khóa trước, Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội khóa XV cần nhận thức sâu sắc niềm tin, sự kỳ vọng của cử tri, thấy rõ những khó khăn, thuận lợi, thời cơ, đặc biệt trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những thách thức chưa có tiền lệ; và quán triệt sâu sắc ý kiến chỉ đạo quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên khai mạc.

Quốc hội và các vị ĐBQH khóa XV cần tiếp tục phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, gần dân, trọng dân, cầu thị, lắng nghe ý kiến của Nhân dân; phát huy tối đa năng lực, bản lĩnh, trí tuệ, quyết tâm đổi mới, sáng tạo, bám sát thực tiễn, đem “hơi thở cuộc sống” vào nghị trường, hiến kế giúp Quốc hội khóa XV tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, ban hành quyết sách đúng đắn, kịp thời, hợp lòng dân, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, theo chương trình đã thông qua, Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng.

Thứ nhất, Quốc hội sẽ nghe báo cáo của Hội đồng bầu cử quốc gia về tổng kết cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, kết quả xác nhận tư cách ĐBQH Tổ quốc Việt Nam về tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước gửi đến Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.

Thứ hai, xem xét, quyết định cơ cấu tổ chức và bầu, phê chuẩn nhân sự cấp cao của bộ máy nhà nước. Đây là nội dung trọng tâm của Kỳ họp, có ý nghĩa quan trọng, quyết định trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước cả nhiệm kỳ. Đề nghị các vị ĐBQH phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, thảo luận dân chủ, cân nhắc kỹ lưỡng, sáng suốt quyết định bầu và phê chuẩn các nhân sự được giới thiệu.

Thứ ba, xem xét các báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019; xem xét, quyết định các kế hoạch 05 năm giai đoạn 2021-2025 về: Phát triển kinh tế, xã hội, tài chính quốc gia; đầu tư công trung hạn.

Việc Quốc hội xem xét, quyết định đồng thời các kế hoạch 05 năm tại Kỳ họp thứ nhất nhằm bảo đảm tính tổng thể và là cơ sở quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tạo điều kiện để các cơ quan, các ngành, các cấp, các địa phương sớm chủ động triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội cũng như Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Thứ tư, xem xét, quyết định 02 Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Thứ năm, xem xét, thông qua các Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022; điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021; Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022; việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề và một số nội dung quan trọng khác.

Theo Chủ tịch Quốc hội, Kỳ họp đầu tiên diễn ra trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở một số địa phương, với khối lượng công việc nhiều, nội dung hết sức quan trọng, thu hút sự quan tâm, chú ý và kỳ vọng rất lớn của cử tri và Nhân dân cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài.

"Thành công của Kỳ họp này sẽ là tiền đề, động lực rất quan trọng cho hoạt động của Quốc hội trong cả nhiệm kỳ khóa XV. Quốc hội quan tâm sâu sắc, chia sẽ những khó khăn, thử thách rất lớn do đại dịch Covid-19 đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành trong cả nước", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các ĐBQH nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, dân chủ, tập trung cao độ, phát huy trí tuệ, tận dụng thời gian đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, tâm huyết và chất lượng, góp phần vừa rút ngắn thời gian vừa đảm bảo cho kỳ họp thành công tốt đẹp.

Đại biểu Quốc hội khóa XV vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đại biểu Quốc hội khóa XV vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 20/7 tại Hà Nội, trước giờ khai mạc kỳ họp thứ Nhất Quốc hội khóa XV, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ...

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV

Sáng nay, 20/7, tại Nhà Quốc hội đã diễn ra Lễ khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV.

Bài viết cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, giá vàng SJC lại tăng vọt. Thế giới giao dịch trong biên độ hẹp. Quan điểm trái chiều giữa các nhà phân tích.
Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.000 – 97.000 đồng/kg.
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?

Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?

Mỹ và Trung Quốc bước vào vòng đàm phán đầu tiên về trí tuệ nhân tạo (AI) trong vài tuần tới. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh căng ...
Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu trong khoảng hai tuần, với các điểm dừng chân ở Pháp, Hungary và Serbia, theo Euronews.
Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Đa dạng hóa chuỗi cung ứng là chủ đề nổi bật trong ngành công nghệ và Apple là ví dụ điển hình cho cách thức thực hiện chiến lược này ...
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Hà Lan nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà vua Hà Lan (27/4).
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động