Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin Pyo

Chu Văn
Hai Chủ tịch Quốc hội nhất trí sớm đạt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2023 và 150 tỷ USD vào năm 2030 theo hướng bền vững, cân bằng hơn trên cơ sở khai thác tốt các Hiệp định thương mại song phương và đa phương hiện có.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phu nhân tiếp Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin Pyo và Phu nhân. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phu nhân tiếp Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin Pyo và Phu nhân. (Nguồn: TTXVN)

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin Pyo và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Hàn Quốc sang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12-18/1.

Sáng 17/1, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng Phu nhân đã chủ trì lễ đón Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin Pyo và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Hàn Quốc.

Ngay sau Lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Kim Jin Pyo đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội hai nước tiến hành hội đàm.

Tại hội đàm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch Quốc hội Kim Jin Pyo cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Hàn Quốc sang thăm chính thức Việt Nam trong những ngày đầu năm mới 2023, là lãnh đạo cấp cao nhất của Hàn Quốc thăm chính thức Việt Nam ngay sau khi hai nước tuyên bố nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược toàn diện” nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao; đồng thời bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần tăng cường quan hệ hai nước, trong đó có hai Quốc hội trong 30 năm tiếp theo.

Chủ tịch Quốc hội Kim Jin Pyo chúc mừng Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong năm 2022, tăng trưởng kinh tế đạt ở mức rất cao trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị, đặc biệt trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có những diễn biến phức tạp. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, củng cố tin cậy về chính trị, ngoại giao sẽ là nền tảng để thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, giao lưu nhân dân và các lĩnh vực khác.

Trên nền tảng của mối quan hệ tốt đẹp, trên cơ sở hai nước mới nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược toàn diện”, hai nhà lãnh đạo nhất trí hai bên mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực như: chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, công nghiệp quốc phòng... Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ khắc phục hậu quả chiến tranh, trong đó có Dự án hành động bom mìn vì làng Hòa Bình Việt Nam-Hàn Quốc giai đoạn 2022-2026.

Hai Chủ tịch Quốc hội nhất trí sớm đạt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2023 và 150 tỷ USD vào năm 2030 theo hướng bền vững, cân bằng hơn trên cơ sở khai thác tốt các Hiệp định thương mại song phương và đa phương hiện có.

Trong điều kiện đứt gãy chuỗi cung ứng, đầu tư thương mại toàn cầu, hai nước cần tiếp tục củng cố chuỗi cung ứng hiện có và nghiên cứu mở rộng các chuỗi cung ứng mới, nhất là các sản phẩm chủ lực của hai nước, thúc đẩy hợp tác để Hàn Quốc trở thành đối tác chiến lược thực sự của Việt Nam trong ngành công nghiệp bán dẫn; nhất trí trao đổi, đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực chuyển đổi số, đảm bảo an ninh năng lượng, chuyển đổi năng lượng một cách công bằng để hiện thực hóa cam kết của mỗi nước tại Hội nghị COP26.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin Pyo. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin Pyo. (Nguồn: TTXVN)

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, các lĩnh vực chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng vừa là cơ hội nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn những rủi ro, thách thức rất lớn. Trên nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp, hai nước cần tăng cường hợp tác để giải bài toán về chuyển đổi năng lượng, nhất là việc bảo đảm hài hòa lợi ích và chi phí trong quá trình chuyển đổi, bảo đảm sự công bằng trong chuyển đổi năng lượng trên phạm vi toàn cầu, khu vực cũng như ở mỗi nước.

Quốc hội Việt Nam sẵn sàng tổ chức các diễn đàn trao đổi trong khuôn khổ nghị viện để tạo lập các khung khổ pháp lý cho việc hình thành hệ sinh thái chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng công bằng, bền vững.

Tại hội đàm, hai nhà lãnh đạo trao đổi về một số vướng mắc trong lĩnh vực hợp tác cụ thể. Chủ tịch Quốc hội Kim Jin Pyo nhất trí với đề xuất của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ về việc xem xét, tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến các thủ tục, điều kiện ràng buộc về nhà thầu, xuất xứ hàng hóa khiến Việt Nam chưa tiếp cận được nhiều gói vay ODA lên tới 16 tỉ USD mà phía Hàn Quốc đã công bố; đồng thời cho biết, Quốc hội Hàn Quốc sẽ cố gắng, nỗ lực hơn nữa để vốn ODA dành cho cho Việt Nam tăng lên và thực chất, hiệu quả hơn.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết Việt Nam sẽ tháo gỡ khó khăn vướng mắc đối với dự án đường sắt số 3 như kiến nghị của Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc. Quốc hội Việt Nam tiếp tục quan tâm, giám sát, thúc đẩy các dự án hợp tác giữa hai Chính phủ. Vừa qua, với sự quan tâm chung, hai bên đã triển khai và khánh thành Trung tâm nghiên cứu phát triển RMD của Tập đoàn Samsung tại Hà Nội-một biểu tượng hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới và sáng tạo giữa hai nước.

Chủ tịch Quốc hội Kim Jin Pyo nhất trí với đề nghị của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ về việc Hàn Quốc tăng tiếp nhận lao động Việt Nam qua các hình thức như lao động kỳ nghỉ, lao động kỹ năng lành nghề, điều dưỡng, kỹ sư công nghệ thông tin; đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động Việt Nam đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp Hàn Quốc; chuẩn bị tốt để ký gia hạn Bản ghi nhớ về phái cử và tiếp nhận lao động sang làm việc tại Hàn Quốc dự kiến hết hạn vào tháng 2/2023; cho biết Hàn Quốc đã hoàn thành các thủ tục trong nước về Hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc, mong Việt Nam sớm hoàn thành để hai bên cùng sớm triển khai Hiệp định này.

Hai bên nhất trí thường xuyên trao đổi thông tin, rà soát, xem xét cụ thể để tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến thị thực, giấy phép lao động... nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân hai nước.

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cảm ơn và mong muốn Chủ tịch Quốc hội Kim Jin Pyo và Quốc hội Hàn Quốc tiếp tục quan tâm, hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc.

Về hợp tác khu vực và quốc tế, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, Việt Nam đánh giá cao tầm nhìn, mục tiêu thể hiện trong chính sách “Quốc gia chủ chốt toàn cầu (GPS)” và “Sáng kiến Đoàn kết ASEAN-Hàn Quốc”; hoan nghênh và ủng hộ Hàn Quốc phát huy vai trò lớn hơn, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực và tiếp tục xác định Hàn Quốc là đối tác chiến lược quan trọng và lâu dài.

Việt Nam sẵn sàng cùng Hàn Quốc tăng cường trao đổi, hợp tác trên các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm; cảm ơn Hàn Quốc đã ủng hộ Việt Nam đăng cai Diễn đàn hợp tác cấp cao vì mục tiêu xanh toàn cầu 2030 (P4G) vào năm 2025. Hoan nghênh Hàn Quốc tăng gấp đôi vốn đầu tư vào Quỹ Hợp tác ASEAN-Hàn Quốc và Quỹ Mekong-Hàn Quốc, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với Hàn Quốc để thực hiện thành công vai trò nước điều phối quan hệ ASEAN-Hàn Quốc nhiệm kỳ 2021-2024. Việt Nam luôn quan tâm và sẵn sàng đóng góp tích cực vào tiến trình phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, ủng hộ những nỗ lực duy trì hòa bình ở khu vực Đông Bắc Á thông qua đối thoại, bằng biện pháp hòa bình.

Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc khẳng định luôn ủng hộ lập trường của Việt Nam về bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế; cho biết sẽ cử phái đoàn tham dự Diễn đàn nghị sĩ trẻ toàn cầu do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức dự kiến vào tháng 9/2023.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin Pyo (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin Pyo (Nguồn: TTXVN)

Hai Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa Quốc hội hai nước trong thời gian qua, đã duy trì tiếp xúc, trao đổi thông tin, kinh nghiệm hoạt động; phối hợp đôn đốc, thúc đẩy Chính phủ hai nước triển khai tốt các thỏa thuận đã ký kết. Phát huy vai trò cầu nối của Nhóm Nghị sĩ hữu nghị hai nước, tạo môi trường thuận lợi để công dân hai nước triển khai nhiều hoạt động giao lưu, hợp tác; tuyên truyền về quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Quốc hội hai nước phối hợp, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn liên nghị viện khu vực và quốc tế, đóng góp tích cực vào duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực và trên thế giới.

Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp triển khai hiệu quả các nội dung Thỏa thuận hợp tác đã ký giữa hai Quốc hội năm 2013, xem xét bổ sung, cập nhật, ký mới để phù hợp với nội hàm của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện hai nước cũng như bối cảnh tình hình quốc tế hiện nay.

Quốc hội hai nước tăng cường phối hợp, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn liên nghị viện khu vực và thế giới, đóng góp tích cực vào gìn giữ hòa bình, an ninh, ổn định của khu vực và thế giới. Tiếp tục duy trì thường xuyên việc trao đổi đoàn cấp cao, cấp Ủy ban và cơ quan tham mưu, phục vụ Quốc hội hai nước bằng nhiều hình thức linh hoạt.

Thúc đẩy trao đổi kinh nghiệm về hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng; phối hợp giám sát thực hiện các thỏa thuận hợp tác đã ký giữa hai Chính phủ, lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, công dân hai nước nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi để hai nước xúc tiến hoạt động hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa và bảo hộ công dân.

Hai bên tiếp tục phát huy vai trò cầu nối của Nhóm nghị sĩ hữu nghị hai nước; tăng cường vai trò cầu nối của Nhóm nghị sĩ hữu nghị hai nước; hợp tác thông qua cơ chế nữ nghị sĩ, nghị sĩ trẻ và cơ chế Tổng thư ký Quốc hội, tổ chức các hội thảo chuyên đề. Tăng cường các hoạt động hợp tác giữa hai cơ quan phục vụ Quốc hội nhằm nâng cao năng lực, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong các hoạt động tham mưu, phục vụ Quốc hội.

Trước đó, sáng cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Kim Jin Pyo và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Hàn Quốc đã đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Theo chương trình, chiều tối cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì chiêu đãi Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin Pyo và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Hàn Quốc thăm chính thức Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Pháp Gérard Larcher

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Pháp Gérard Larcher

Chủ tịch Thượng viện Pháp Gérard Larcher khẳng định Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong chính sách đối ngoại của Pháp. Việt ...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại sứ Vương quốc Campuchia tại Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại sứ Vương quốc Campuchia tại Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, Việt Nam và Campuchia vừa là bạn bè, vừa là láng giềng tốt, vừa như anh ...

Tiểu sử Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin Pyo

Tiểu sử Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin Pyo

Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin Pyo lần đầu tiên thăm chính thức Việt Nam kể từ khi nhậm chức. Đây cũng là ...

Đề nghị Samsung Electronics tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Đề nghị Samsung Electronics tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá cao khi tháng 12/2022, Tập đoàn Samsung đã khánh thành Trung tâm nghiên cứu và phát triển ...

Việt Nam-Hàn Quốc lấp đầy nội hàm thực chất của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam-Hàn Quốc lấp đầy nội hàm thực chất của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Giáo sư, Tiến sĩ chính trị học Choe Won-gi đánh giá, bây giờ là lúc để Việt Nam và Hàn Quốc phát triển quan hệ ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Khi tài khoản mạng xã hội không còn ẩn danh...

Khi tài khoản mạng xã hội không còn ẩn danh...

Nâng cao trách nhiệm của cá nhân khi sử dụng mạng xã hội là vô cùng cần thiết, đảm bảo một không gian mạng lành mạnh, an toàn và có ...
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp mặt công chức, viên chức nghỉ hưu năm 2024

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp mặt công chức, viên chức nghỉ hưu năm 2024

Chiều ngày 27/12, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã gặp mặt thân mật công chức, viên chức nghỉ hưu năm 2024.
Điện thăm hỏi về việc máy bay của Hãng hàng không Azerbaijan gặp nạn

Điện thăm hỏi về việc máy bay của Hãng hàng không Azerbaijan gặp nạn

Được tin máy bay của Hãng hàng không Azerbaijan gặp nạn, Chủ tịch nước Lương Cường gửi điện thăm hỏi đến Tổng thống Ilham Aliyev.
Điện mừng Thủ tướng Cộng hòa Iceland

Điện mừng Thủ tướng Cộng hòa Iceland

Nhân dịp bà Kristrún Frostadottir được bầu giữ chức Thủ tướng Cộng hòa Iceland, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Morocco giải cứu hơn 10.000 người di cư trên biển

Morocco giải cứu hơn 10.000 người di cư trên biển

Ngày 26/12, Chính phủ Mali cho biết một tàu chở người di cư đã bị chìm ngoài khơi Morocco khiến 70 người mất tích, trong đó có 25 người đến ...
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Phiên bản di động