Thủ tướng Olaf Scholz thăm Trung Quốc:

Chưa hết phụ thuộc Nga, Đức lại muốn ràng buộc lợi ích với Trung Quốc?

Minh Anh
Thủ tướng Đức Olaf Scholz và đông đảo các CEO hàng đầu của Đức đã đến Bắc Kinh, với một thông điệp rõ ràng “hoạt động kinh doanh với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải được đẩy mạnh”. Hơn bao giờ hết, Đức đang rất cần “các bản hợp đồng” với Trung Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chưa hết phụ thuộc Nga, Đức lại muốn ràng buộc lợi ích với Trung Quốc?
Chưa hết phụ thuộc Nga, Đức lại muốn tìm lợi ích chung với Trung Quốc?. Trong ảnh: Thủ tướng Đức Olaf Scholz (bên trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Nguồn: DW)

Lợi ích có bị ràng buộc?

Tham gia chuyến thăm cùng với người đứng đầu chính phủ Đức là một phái đoàn gồm 12 ông lớn trong ngành công nghiệp Đức, bao gồm các CEO của Volkswagen (VLKAF), Deutsche Bank (DB), Siemens (SIEGY) và gã khổng lồ hóa chất BASF (BASFY). Họ đang chuẩn bị gặp gỡ các công ty Trung Quốc sau những cánh cửa đóng kín.

Trong buổi hội đàm (ngày 4/11) tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nói với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng, ông đang tìm cách "phát triển hơn nữa" hợp tác kinh tế giữa hai nước, trong khi thừa nhận hai nhà lãnh đạo có "những quan điểm khác nhau".

Một nguồn tin từ Chính phủ Đức cho biết, Thủ tướng Scholz đã khẳng định với ông Tập Cận Bình: "Chúng tôi muốn trao đổi về cách thức có thể phát triển hơn nữa hợp tác kinh tế trong những chủ đề khác nhau: biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, các quốc gia mắc nợ…

Đáp lại, ông Tập đã kêu gọi Đức và Trung Quốc cùng hợp tác trong bối cảnh tình hình quốc tế “phức tạp và đầy biến động”, đồng thời cho biết, chuyến thăm sẽ “tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, làm sâu sắc hơn hợp tác thực tế trong các lĩnh vực và lên kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo của quan hệ Trung-Đức, theo thông tin từ Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV.

Chuyến thăm của ông Scholz – là chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo G7 đến Trung Quốc trong khoảng ba năm, đặc biệt nó diễn ra trong giai đoạn nền kinh tế Đức đang rơi vào tình trạng suy thoái. Nhưng nó đã làm dấy lên lo ngại rằng, lợi ích kinh tế của nền kinh tế lớn nhất châu Âu vẫn bị ràng buộc quá chặt chẽ với lợi ích của Bắc Kinh.

Kể từ khi chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine nổ ra, Đức đã buộc phải từ bỏ sự phụ thuộc lâu dài vào năng lượng của Nga. Giờ đây, một số người trong chính phủ liên minh của Thủ tướng Scholz đang ngày càng lo lắng về mối quan hệ ngày càng sâu sắc của đất nước với Trung Quốc.

Bắc Kinh đã tuyên bố tình hữu nghị của họ với Nga là "không có giới hạn", trong khi quan hệ của Trung Quốc với Mỹ lại đang xấu đi.

Gần đây, căng thẳng nổi lên bởi một cuộc tranh luận gay gắt về việc hãng vận tải quốc gia Trung Quốc Cosco đề nghị mua 35% cổ phần của nhà điều hành 1 trong 4 nhà ga lớn tại cảng Hamburg. Dưới áp lực của một số thành viên chính phủ, quy mô đầu tư được giới hạn ở mức 24,9%. Thỏa thuận dù là tiềm năng này đã làm dấy lên lo ngại ở Đức rằng, quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc sẽ khiến cơ sở hạ tầng quan trọng chịu “áp lực” từ Bắc Kinh và mang lại lợi ích "không cân đối" cho các công ty Trung Quốc.

Tuy nhiên, Đức khó có thể cùng "chơi ngang bằng" với Bắc Kinh, khi nước này đang phải vật lộn với thách thức vực dậy nền kinh tế đang gặp khó khăn. Người tiêu dùng và các công ty Đức đã phải gánh chịu gánh nặng của cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu và một cuộc suy thoái sâu sắc đang có nguy cơ cận kề.

Lisandra Flach, Giám đốc Trung tâm thông tin về kinh tế quốc tế, đánh giá, nếu Liên minh châu Âu và Đức tách khỏi Trung Quốc, điều đó sẽ dẫn đến “thiệt hại GDP lớn” cho nền kinh tế Đức. Viện Kinh tế Thế giới Kiel ước tính, sự sụt giảm lớn trong thương mại giữa Liên minh châu Âu và Trung Quốc sẽ làm giảm 1% GDP của Đức.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Đức. Kim ngạch thương mại của Đức với Trung Quốc, tính theo giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, đã vượt xa các đối tác thương mại hàng đầu khác của nước này kể từ năm 2016, đạt 245,4 tỷ Euro (242 tỷ USD) vào năm ngoái.

Đức đang cần củng cố thị trường xuất khẩu, trong khi mối quan hệ với Nga - từng là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên chính của nước này gần như "bị đóng băng".

Và khi nói đến Trung Quốc, Đức sẽ "không muốn mất cả thị trường, đối tác kinh tế này”, Rafal Ulatowski, Phó giáo sư Khoa học chính trị và nghiên cứu quốc tế tại Đại học Warsaw, cho biết. “Họ sẽ cố gắng giữ những mối quan hệ này càng lâu càng tốt”.

Áp lực cũ và "điểm nóng mới" đối với Berlin

Khi các nước phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, Trung Quốc đã công khai duy trì “thái độ trung lập”, đồng thời tăng cường thương mại với Moscow. Điều này đã gây ra phản ứng dữ dội ở châu Âu - nơi một số doanh nghiệp vốn đã có quan điểm cảnh giác với việc kinh doanh ở Trung Quốc, vì một số hạn chế theo quy định. Áp lực lên Berlin cũng đang gia tăng đối với các vấn đề của Trung Quốc…

“Một phái đoàn thương mại Đức tham gia chuyến thăm của nhà lãnh đạo Đức sẽ được coi là một dấu hiệu cho thấy Đức sẵn sàng làm sâu sắc hơn các liên kết kinh tế và thương mại mà bỏ qua các vấn đề khác”, một nhà quan sát bình luận.

Chưa hết phụ thuộc Nga, Đức lại muốn ràng buộc lợi ích với Trung Quốc?
Chuyên cơ của Thủ tướng Đức Olaf Scholz hạ cánh ở Bắc Kinh vào ngày 4/11. (Nguồn: Getty Images)

Gay gắt hơn, có người cho rằng, Berlin đang “rút khỏi sự phụ thuộc kinh tế vào một thế lực độc quyền, lại để làm tăng thêm sự phụ thuộc kinh tế vào một quyền lực khác”.

Trong một bài báo đăng trên một tờ báo của Đức trước ngày lên đường, Thủ tướng Scholz cho biết ông sẽ sử dụng chuyến thăm của mình để “giải quyết các vấn đề khó khăn”, trong đó có cả các vấn đề không thuộc về kinh tế.

Một phát ngôn viên của chính phủ Đức cũng đã đáp lại những lời chỉ trích vào tuần trước. Trong một cuộc họp báo, phía Berlin nói rõ rằng, họ không có ý định "tách rời" khỏi đối tác thương mại quan trọng nhất của mình, mà “hãy đa dạng hóa và giảm thiểu rủi ro”.

Năm ngoái, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Đức trong năm thứ sáu liên tiếp, với giá trị thương mại tăng hơn 15% so với năm 2020, theo số liệu thống kê chính thức. Cùng với đó, nhập khẩu và xuất khẩu của Trung Quốc sang Đức có trị giá lên tới 245 tỷ Euro (242 tỷ USD) vào năm 2021.

Tuy nhiên, những vấn đề xung quanh thỏa thuận cảng Hamburg sẽ lại là “điểm nóng mới”. Một lời nhắc nhở về sự đánh đổi mà Đức phải đối mặt nếu muốn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với một thị trường xuất khẩu và nhà cung cấp quan trọng như Trung Quốc.

Hiện tại, người phát ngôn của Hamburger Hafen und Logistik (HHLA), công ty điều hành bến cảng, cho biết, họ vẫn đang đàm phán thỏa thuận với Cosco.

Khủng hoảng năng lượng phơi bày điểm yếu 'khó nói nhất' của Liên minh châu Âu

Khủng hoảng năng lượng phơi bày điểm yếu 'khó nói nhất' của Liên minh châu Âu

Khủng hoảng năng lượng đang loại bỏ dần sức mạnh công nghiệp của châu Âu. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa nguy hiểm bằng sự ...

Kinh tế Trung Quốc: Mở đường mới chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu trong cuộc đua năng lượng sạch

Kinh tế Trung Quốc: Mở đường mới chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu trong cuộc đua năng lượng sạch

Trung Quốc đã trở thành nhà tiên phong toàn cầu, đi đầu trong việc phát triển năng lượng sạch và tái tạo.

Kinh tế Eurozone: Khi những 'đầu tàu' gặp khó và suy thoái dường như không thể tránh khỏi

Kinh tế Eurozone: Khi những 'đầu tàu' gặp khó và suy thoái dường như không thể tránh khỏi

Nhận định về hoạt động kinh tế của Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone), báo La Tribune dẫn lời chuyên gia kinh tế của ...

Báo Italy: Khí đốt đang trong 'lòng bàn tay' Mỹ, thế lực chi phối kinh tế châu Âu không còn ở Viễn Đông?

Báo Italy: Khí đốt đang trong 'lòng bàn tay' Mỹ, thế lực chi phối kinh tế châu Âu không còn ở Viễn Đông?

Châu Âu đã và sẽ ngày càng cần đến khí hóa lỏng (LNG) của Mỹ với giá thành cao, được sản xuất bằng những công ...

(theo CNN, Carnegieeurope)

Xem nhiều

Đọc thêm

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Công dân Hàn Quốc và Slovakia đã được thêm vào danh sách những người không cần thị thực để đến thăm trong tối đa 15 ngày
Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.200 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024, giá vàng chao đảo trước một cuộc bầu cử Mỹ nhiều biến số. Thị trường trong nước biến động cùng chiều thế giới.
Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Tháng 11, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề “Về miền ...
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Chiều 2/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Esteban Lazo Hernández, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ ...
Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận chính thức khánh thành dự án “Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm".
Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.200 đồng/kg.
Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận chính thức khánh thành dự án “Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm".
Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer

Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer

Giải đua Vỏ Lãi mở rộng của đồng bào Khmer khai mạc tại sông Trà Quýt, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng thu hút 1.000 vận động viên.
Giá cà phê hôm nay 2/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, mất 14.000 đồng trong một tháng, thành tích chưa từng có của ngành cà phê Việt

Giá cà phê hôm nay 2/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, mất 14.000 đồng trong một tháng, thành tích chưa từng có của ngành cà phê Việt

Giá cà phê hôm nay 2/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, mất 14.000 đồng trong một tháng, thành tích chưa từng có của ngành cà phê Việt.
Giá xăng dầu hôm nay 2/11: Tăng nhẹ trước thông tin Iran có khả năng tấn công trả đũa Israel

Giá xăng dầu hôm nay 2/11: Tăng nhẹ trước thông tin Iran có khả năng tấn công trả đũa Israel

Giá xăng dầu hôm nay 2/11, giá dầu tăng nhẹ do có thông tin Iran đang chuẩn bị tấn công trả đũa Israel từ phía Iraq trong những ngày tới.
Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tăng, giảm trái chiều tại 2 miền Nam, Bắc; nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tăng, giảm trái chiều tại 2 miền Nam, Bắc; nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay điều chỉnh tăng, giảm trái chiều tại thị trường miền Bắc và miền Nam, giao dịch trong khoảng 58.000 - 64.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Chung cư từ cũ đến mới liên tục tăng giá, thiết lập mặt bằng mới, TPHCM quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa

Bất động sản mới nhất: Chung cư từ cũ đến mới liên tục tăng giá, thiết lập mặt bằng mới, TPHCM quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa

Giá chung cư tăng mạnh, cục bộ lên tới 40% theo quý, thủ tục chuyển đất trồng hoa màu sang đất thổ cư… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền Vành đai 4 ‘nổi sóng’, Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội, nguyên tắc đóng góp khi xây lại chung cư

Bất động sản mới nhất: Đất nền Vành đai 4 ‘nổi sóng’, Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội, nguyên tắc đóng góp khi xây lại chung cư

Đất nền Vành đai 4 hút nhà đầu tư, nguyên tắc đóng góp khi xây lại nhà chung cư… là những tin bất động sản mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội liên tục leo đỉnh, không còn căn hộ vừa túi tiền, ngăn ‘cò đất’ thổi giá ở TPHCM

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội liên tục leo đỉnh, không còn căn hộ vừa túi tiền, ngăn ‘cò đất’ thổi giá ở TPHCM

Dư thừa căn hộ cao cấp, thiếu nhà ở vừa túi tiền đa số người dân, thủ tục mua bán căn hộ chung cư năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội ‘nhảy múa’, khảo sát những dự án điển hình; hoàn tất thương vụ sang tay ‘siêu’ dự án ở TPHCM

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội ‘nhảy múa’, khảo sát những dự án điển hình; hoàn tất thương vụ sang tay ‘siêu’ dự án ở TPHCM

Giá chung cư Hà Nội chỉ tăng không giảm, hoàn tất thoái vốn khỏi pháp nhân chủ đầu tư 'siêu' dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giá nhà cao phi thực tế, đề xuất biện pháp chặn đầu cơ, chung cư dẫn dắt thị trường, thời điểm ấn nút tăng tốc

Bất động sản mới nhất: Giá nhà cao phi thực tế, đề xuất biện pháp chặn đầu cơ, chung cư dẫn dắt thị trường, thời điểm ấn nút tăng tốc

Đề xuất biện pháp hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại để kiếm lời, kịch bản thị trường quý IV/2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Công ty cổ phần Tư vấn & Xây dựng VINHOUSES dẫn đầu thị trường về thiết kế và xây dựng nhà hiện đại

Công ty cổ phần Tư vấn & Xây dựng VINHOUSES dẫn đầu thị trường về thiết kế và xây dựng nhà hiện đại

Công ty cổ phần Tư vấn & Xây dựng VINHOUSES đã khẳng định vị thế là đơn vị dẫn đầu thị trường về thiết kế và xây dựng nhà ở, thiết lập các tiêu chuẩn ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/11: BOJ thể hiện quan điểm 'diều hâu', USD chịu áp lực so với Yen

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/11: BOJ thể hiện quan điểm 'diều hâu', USD chịu áp lực so với Yen

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/11 ghi nhận USD giảm so với Yen Nhật.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/10: Thông tin từ Anh gây hỗn loạn thị trường

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/10: Thông tin từ Anh gây hỗn loạn thị trường

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/10 ghi nhận USD đã giảm giá so với các loại tiền tệ chính khác.
Agribank tham dự Hội nghị Sibos 2024 do Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) tổ chức tại Trung Quốc

Agribank tham dự Hội nghị Sibos 2024 do Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) tổ chức tại Trung Quốc

Từ ngày 21-24/10/2024 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, đoàn công tác của Agribank do Phó Tổng giám đốc Đoàn Ngọc Lưu làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Sibos (SWIFT International Banking Operations Seminar) ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/10: USD đã tăng 3,6%, trong nước không có biến động mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/10: USD đã tăng 3,6%, trong nước không có biến động mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/10 ghi nhận đồng USD đạt mức cao nhất trong 3 tháng so với đồng Yen.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/10: Yen Nhật biến động mạnh nhất, USD vững vàng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/10: Yen Nhật biến động mạnh nhất, USD vững vàng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/10 ghi nhận đồng USD đã ổn định, đồng Yen Nhật chạm mức thấp nhất trong 3 tháng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/10: USD vững xu hướng tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/10: USD vững xu hướng tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/10 ghi nhận thị trường kỳ vọng đà tăng của đồng USD sẽ tiếp tục trong vài tuần tới.
Phiên bản di động