Chức danh nào phải thực hiện lễ tuyên thệ nhậm chức? Trình tự lễ tuyên thệ theo quy định mới nhất? |
1. Chức danh nào phải thực hiện lễ tuyên thệ nhậm chức?
Lễ tuyên thệ nhậm chức là quy trình bắt buộc với cá nhân được bầu đảm nhiệm vai trò của chức Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Ngoài nội dung phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, người tuyên có thệ quyết định nội dung tuyên thệ phù hợp với trách nhiệm được giao.
Được biết, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là những chức danh được Quốc hội bầu theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội (đối với Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội), Chủ tịch nước (đối với Thủ tướng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao).
(Khoản 1, 2 Điều 31 Nội quy Kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15; Điều 8 Luật Tổ chức Quốc hội 2014)
2. Trình tự lễ tuyên thệ nhậm chức theo quy định mới nhất
Theo quy định, lễ tuyên thệ nhậm chức được tiến hành theo trình tự sau đây
(1) Quân nhạc cử nhạc nghi lễ và đội tiêu binh vào vị trí;
(2) Người tuyên thệ chào Quốc kỳ, tiến vào vị trí tuyên thệ và tiến hành tuyên thệ;
(3) Sau khi tuyên thệ, người tuyên thệ phát biểu nhậm chức.
Trong quá trình diễn ra, Đại biểu Quốc hội, người được mời tham dự, dự thính tại phiên họp đứng trang nghiêm chứng kiến Lễ tuyên thệ.
Người được mời tham dự, dự thính Lễ tuyên thệ nhậm chức gồm: - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan do Quốc hội thành lập không phải là đại biểu Quốc hội. - Khách mời danh dự trong nước,khách mời danh dự quốc tế do Chủ tịch Quốc hội quyết định theo đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội. - Đại diện cơ quan nhà nước, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan báo chí. - Công dân có thể được dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội. (Điều 5 Nội quy Kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15) |
3. Tiêu chuẩn 04 chức danh được làm lễ tuyên thệ nhậm chức
3.1. Tiêu chuẩn chung
Các chức danh được làm lễ tuyên thệ nhậm chức gồm Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn chung nêu tại Mục 1, Phần I, Quy định 214-QĐ/TW năm 2020.
3.2. Tiêu chuẩn cụ thể
(1) Chủ tịch nước
Theo điểm 2.4 Mục 2 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020, để đảm nhiệm chức danh Chủ tịch nước thì cần phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực sau đây:
- Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân.
- Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp.
- Là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước.
- Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
(2) Chủ tịch Quốc hội
Tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch Quốc hội được quy định như sau:
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực:
- Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng, trong Quốc hội và nhân dân.
- Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
- Có năng lực nổi trội, toàn diện trong các lĩnh vực công tác, nhất là trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trong việc chỉ đạo thể chế hoá đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng về xây dựng pháp luật, giám sát thực thi pháp luật và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân và bảo đảm mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
- Hiểu biết sâu sắc hệ thống pháp luật của Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế. Có năng lực điều hành chất lượng, hiệu quả các phiên họp Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
(Điểm 2.6 Mục 2 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020)
(3) Thủ tướng Chính phủ
Theo điểm 2.5 Mục 2 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020, để đảm nhiệm chức danh Thủ tướng Chính phủ thì bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực:
- Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân.
- Có năng lực nổi trội toàn diện trên các lĩnh vực, nhất là trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; tư duy nhạy bén, năng động, quyết đoán, quyết liệt, quyết định kịp thời những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến lĩnh vực hành pháp. Hiểu biết sâu, rộng nền hành chính quốc gia, kinh tế - xã hội đất nước; kinh tế, chính trị thế giới và hội nhập quốc tế.
- Có năng lực toàn diện về tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành cơ quan hành chính nhà nước và hệ thống chính trị.
- Có năng lực cụ thể hoá và tổ chức thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
(4) Chánh án Toà án nhân dân tối cao
Tiêu chuẩn của Chánh án Toà án nhân dân tối cao được quy định như sau:
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực:
- Có trình độ cao và am hiểu sâu sắc về hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế; đủ tiêu chuẩn chức danh Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
- Có năng lực cụ thể hoá và tổ chức thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực được phân công; có năng lực xây dựng pháp luật.
- Có kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của các cơ quan tư pháp; công tâm, khách quan trong chỉ đạo công tác xét xử.
- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp tỉnh hoặc lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.
- Là Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ trở lên.
(Điểm 2.16 Mục 2 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020)
| Quy trình phạt nguội vi phạm giao thông đường bộ mới nhất Cho tôi hỏi quy trình phạt nguội vi phạm giao thông đường bộ được quy định như thế nào? - Độc giả Ngọc Trân |
| Quy định chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo Luật Đất đai 2024 từ ngày 1/1/2025 Xin hỏi vấn đề kinh phí và chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như thế nào theo Luật ... |
| Từ ngày 1/7/2024, mức lương cao nhất của công chức là bao nhiêu? Xin cho tôi hỏi từ ngày 1/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tiền lương. Vậy mức lương cao nhất của công chức là bao nhiêu? ... |
| Những ai tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024? Xin cho tôi hỏi những ai tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024? - Độc giả ... |
| 6 khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024 Từ ngày 1/7/2024 tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% thì những khoản tiền lương, trợ cấp nào sẽ tăng theo? Mời độc giả tham ... |