Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Chu Văn
Mục tiêu của Chương trình là thực hiện kiên quyết, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp hữu hiệu trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025
Ảnh minh họa. (Nguồn: VGP)

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 1719/QĐ-TTg ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025.

Mục tiêu của Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 là thực hiện kiên quyết, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp hữu hiệu trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, nắm bắt cơ hội, đẩy lùi thách thức, tăng tốc, bứt phá về đích, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, gia tăng nguồn lực chăm lo cho Nhân dân, làm giàu cho đất nước trong giai đoạn cách mạng mới, xây dựng tương lai tốt đẹp, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính nhà nước gắn với huy động các nguồn lực xã hội và sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

Phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 đã được Quốc hội đề ra để góp phần đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,5-7% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách; điều hành chi ngân sách nhà nước theo dự toán, bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính nhà nước gắn với huy động các nguồn lực xã hội và sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Quản lý chặt chẽ việc huy động và quản lý, sử dụng các khoản vốn vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước. Thường xuyên rà soát, theo dõi, đánh giá kỹ việc phát hành trái phiếu Chính phủ gắn với nhu cầu chi đầu tư phát triển, trả nợ gốc của ngân sách bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng nguồn vay ngân quỹ nhà nước theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và pháp luật về quản lý ngân quỹ nhà nước, bố trí nguồn để hoàn trả đầy đủ các khoản vay nợ kéo dài nhiều năm và báo cáo Quốc hội trong dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm.

Tăng cường quản lý, sử dụng tài sản công, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, tập trung vào việc sắp xếp, xử lý tài sản, đặc biệt là nhà, đất gắn với việc sắp xếp, tổ chức tinh gọn bộ máy.

Đẩy mạnh phân bổ, triển khai thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các chương trình, dự án, công trình quan trọng quốc gia, các Chương trình mục tiêu quốc gia, các công trình mang tính kết nối liên tỉnh, liên vùng, liên quốc gia, quốc tế. Tập trung rà soát, kiên quyết loại bỏ những dự án kém hiệu quả, dự án chưa thật sự cần thiết, cấp bách, ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách, tạo động lực cho phát triển nhanh và bền vững.

Hoàn thành sắp xếp tổ chức tinh gọn bộ máy theo đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra gắn với tinh giản biên chế và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với nâng cao khả năng tự lực, tự cường, trách nhiệm quản trị địa phương.

Tập trung rà soát khắc phục những hạn chế, bất cập trong hệ thống pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là những lĩnh vực dễ phát sinh lãng phí. Ưu tiên nguồn lực, trí lực, chuẩn bị nhân lực, tập trung thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, phát triển khoa học và công nghệ đồng bộ, thông suốt.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là trong lĩnh vực đất đai, đầu tư, xây dựng, tài chính công, tài sản công, tài nguyên, khoáng sản. Thu hồi triệt để các dự án treo và đẩy nhanh việc thu hồi các tài sản, đất đai nhà nước bị thất thoát, vi phạm theo các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

Xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Có biện pháp khuyến khích Nhân dân tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng.

Không để lãng phí, thất thoát tài sản của nhà nước

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực theo quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và pháp luật chuyên ngành có liên quan, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực.

Cụ thể, trong quản lý, sử dụng tài sản công: Thực hiện đồng bộ các quy định về quản lý, sử dụng tài sản công tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.

Các bộ, ngành, địa phương hoàn thành việc rà soát lại toàn bộ tài sản công, trụ sở làm việc không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả để quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc để báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định, không để lãng phí, thất thoát tài sản của nhà nước.

Hoàn thành công tác Tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 213/QĐ-TTg ngày 1/3/2024, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch và tiếp tục cập nhật đầy đủ thông tin về tài sản vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.

Kiên quyết triệt để tiết kiệm các khoản chi chưa thực sự cần thiết

Trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước: Kiên quyết triệt để tiết kiệm các khoản chi chưa thực sự cần thiết để bảo đảm nguồn lực cho phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bổ sung vốn đầu tư phát triển và hỗ trợ phục hồi kinh tế; phấn đấu tăng cao hơn nữa tỉ lệ chi đầu tư phát triển; chỉ ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; phân bổ và giao dự toán đúng thời hạn theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Ngoài số tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định, trong tổ chức thực hiện, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán năm 2025 so với dự toán năm 2024 (loại trừ các khoản chi lương, có tính chất tiền lương, chi cho con người, các khoản phải bố trí đủ theo cam kết quốc tế, các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn đặc thù, quan trọng không thực hiện cắt giảm và phần tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo Nghị quyết của Trung ương) để dành nguồn giảm bội chi ngân sách nhà nước hoặc cho các nhiệm vụ cấp thiết, phát sinh, thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội của từng bộ, cơ quan trung ương và địa phương hoặc bổ sung tăng chi đầu tư công.

Đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, giảm hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập.

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn

Trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công: Phân bổ vốn đầu tư công năm 2025 bảo đảm tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, tuân thủ điều kiện, trật tự ưu tiên theo quy định của Luật Đầu tư công, các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thanh toán đủ số nợ đọng đầu tư xây dựng theo đúng quy định của pháp luật.

Siết chặt kỷ cương, kỷ luật đầu tư công, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện, giải ngân vốn; cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp thực hiện, giải ngân chậm.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành các dự án sử dụng vốn đầu tư công và vốn nhà nước khác; sớm đưa vào khai thác, sử dụng các dự án đã hoàn thành nhiều năm, không để lãng phí; có giải pháp giải quyết các khó khăn, vướng mắc đã tồn tại nhiều năm của các dự án PPP theo quy định của pháp luật và hợp đồng đã ký kết.

Nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công, trong đó tập trung vào các khâu lập dự toán, phân bổ vốn, giao vốn, giải ngân vốn; cải thiện các yếu tố để tăng cường năng lực hấp thụ vốn của nền kinh tế, nhất là phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công...

Để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 cần bám sát các nhóm giải pháp nêu tại Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025.

Trong đó, chú trọng vào các nhóm giải pháp như: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để hiện đại hóa công tác quản lý, tiết kiệm nguồn lực; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...

Phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương

Phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương

Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Ban Chỉ đạo có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ...

Chính phủ nêu cao tinh thần trách nhiệm, cam kết phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025

Chính phủ nêu cao tinh thần trách nhiệm, cam kết phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định cam kết quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025, tạo nền tảng vững ...

Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Hà Nội là thành phố đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí. ...

Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương làm việc với Bộ Ngoại giao về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương làm việc với Bộ Ngoại giao về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Chiều 2/12, tại Hà Nội, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực do ...

(theo VGP)

Bài viết cùng chủ đề

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 23/1/2025, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 23/1/2025, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 23/1. Lịch âm hôm nay 23/1/2025? Âm lịch hôm nay 23/1. Lịch vạn niên 23/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/1/2025: Tuổi Ngọ công danh tiến triển

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/1/2025: Tuổi Ngọ công danh tiến triển

Xem tử vi 23/1 - tử vi 12 con giáp hôm nay 23/1/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 23/1/2025: Song Tử đừng quá ghen tuông

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 23/1/2025: Song Tử đừng quá ghen tuông

Tử vi hôm nay 23/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân rời Zurich, kết thúc chuyến công tác tại 3 nước châu Âu

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân rời Zurich, kết thúc chuyến công tác tại 3 nước châu Âu

Tối 22/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đã rời Zurich, kết thúc chuyến công tác tại ba nước châu Âu.
GBA cam kết thúc đẩy nền kinh tế bền vững trong tương lai

GBA cam kết thúc đẩy nền kinh tế bền vững trong tương lai

Hiệp hội các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA) bầu ra Ban lãnh đạo mới cho năm 2025, đứng đầu là ông Alexander Ziehe từ Viessmann Việt Nam.
Việt Nam sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng với Congo

Việt Nam sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng với Congo

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Cộng hòa Dân chủ Congo.
Điểm nóng Trung Đông có 'đông lạnh'

Điểm nóng Trung Đông có 'đông lạnh'

Có tín hiệu tích cực liên quan đến điểm nóng Trung Đông. Liên hợp quốc và nhiều nước lạc quan, đa số người dân Palestine và Israel ăn mừng. Nhưng vẫn còn hoài nghi...
Thế giới 2025, năm của những dịch chuyển đan xen, đa chiều, lo âu và hy vọng

Thế giới 2025, năm của những dịch chuyển đan xen, đa chiều, lo âu và hy vọng

Dự báo tình hình thế giới năm 2025 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, trái chiều, đan xen giữa hy vọng và lo âu, quanh các tâm điểm...
Trung Quốc-châu Phi: Tầm nhìn đầy tham vọng

Trung Quốc-châu Phi: Tầm nhìn đầy tham vọng

Ngoại trưởng Trung Quốc đang thực hiện chuyến công du tới Namibia, Congo, Chad và Nigeria nhằm gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại châu Phi.
Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Từ cục diện chiến trường, đối đầu địa chính trị và thông điệp từ các bên, nổi lên chuyện đóng băng chiến sự và giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Truyền thông Thụy Sỹ: Việt Nam là một đối tác kinh tế hấp dẫn, một điểm đến chiến lược cho tương lai

Truyền thông Thụy Sỹ: Việt Nam là một đối tác kinh tế hấp dẫn, một điểm đến chiến lược cho tương lai

Ngày 18/1, truyền thông Thụy Sỹ đánh giá cao thành tựu kinh tế và môi trường đầu tư của Việt Nam thông qua sự tham gia tích cực Hội nghị WEF Davos.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại: Thế giới đang nghĩ gì?

Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại: Thế giới đang nghĩ gì?

Nghiên cứu mới cho thấy, nhiều người tin ông Donald Trump trở lại là tín hiệu tích cực cho hòa bình thế giới nhưng các đồng minh của Mỹ thì không.
Truyền thông Czech đề cao việc nâng cấp quan hệ với Việt Nam trong chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Truyền thông Czech đề cao việc nâng cấp quan hệ với Việt Nam trong chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Truyền thông Czech nhấn mạnh kết quả nổi bật trong chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính là việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Những lời hứa của Tổng thống đắc cử Donald Trump trong ngày đầu nhậm chức

Những lời hứa của Tổng thống đắc cử Donald Trump trong ngày đầu nhậm chức

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ nhậm chức vào ngày 20/1 tới cùng với những lời hứa về các sắc lệnh hành pháp.
Truyền thông Ba Lan đưa tin đậm nét về 'chuyến thăm lịch sử' của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Truyền thông Ba Lan đưa tin đậm nét về 'chuyến thăm lịch sử' của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Ngày 16/1, truyền thông Ba Lan nêu bật những kết quả quan trọng của cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk.
Tạp chí Czech & Slovak LEADER: Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tạo động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Czech

Tạp chí Czech & Slovak LEADER: Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tạo động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Czech

Tạp chí Czech & Slovak LEADER trang trọng đăng bài viết về chuyến thăm Cộng hòa Czech của Thủ tướng Phạm Minh Chính trên trang nhất ấn phẩm đặc biệt
Phiên bản di động