Chuyện bầu cử đang đến hồi gay cấn ở nước Mỹ

Hiệu Minh
(từ Washington, D.C., Mỹ)
Năm 2016, tôi sang Mỹ thăm các con đúng ngày bầu cử Tổng thống. Tôi chọn ngày thứ Ba để lên đường vì hôm đó máy bay sẽ ít người đi và giá vé cũng mềm hơn ngày cuối tuần.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chuyện bầu cử đang đến hồi gay cấn ở nước Mỹ
Cử tri bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tại điểm bầu cử ở bang Nam Carolina ngày 16/10/2020. (Nguồn: AFP)

Ở Mỹ, trừ ngày Quốc khánh 4/7, hầu hết 11 ngày nghỉ lễ khác của liên bang được chia đều cho các tháng và thường rơi vào ngày thứ Hai hoặc thứ Sáu. Chính phủ Mỹ luôn “tính toán” để các gia đình có dịp vừa vui chơi, vừa thoả sức mua sắm nhằm kích cầu tiêu dùng, nhà nước thu được nhiều thuế còn người dân cũng vui vẻ hơn vì được nghỉ liền 3 ngày.

Tại sao cứ phải thứ Ba?

Thế nhưng, ngày bầu cử Tổng thống Mỹ nhất định phải là thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên trong tháng 11 của năm bầu cử. Tuy nhiên, ngày thứ Ba bầu cử lại không phải là ngày nghỉ. Bầu cử Tổng thống Mỹ bao gồm bầu Tổng thống, dân biểu và các thượng nghị sỹ. Vào “ngày hội toàn dân” này, cử tri xứ cờ hoa đến chỗ bỏ phiếu, thực hiện nghĩa vụ công dân của mình sau đó vẫn có thể tiếp tục đi làm. Ai muốn nghỉ làm cũng được, nhưng phải trừ vào phép năm.

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần thứ 60 năm nay sẽ diễn ra vào ngày thứ Ba (5/11) đúng như Hiến pháp qui định. Kỳ bầu cử thứ 59 năm 2020 cũng diễn ra vào thứ Ba, ngày 3/11. Như vậy, ngày diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống của nước Mỹ mỗi kỳ có thể khác nhau nhưng nhất định phải là ngày thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11. Việc ấn định này đã được Quốc hội Mỹ thông qua từ năm 1845 và sau gần 2 thế kỷ vẫn không thay đổi cho dù có một số đề xuất cho phép bầu cử vào ngày cuối tuần.

Những năm đầu thế kỷ 19, Mỹ phát triển dựa vào nhà nông. Đất nước rộng lớn, đi lại bằng phương tiện thô sơ, tới được hòm phiếu có khi mất vài ngày. Cuối tuần dân đi nhà thờ, thứ Tư rơi vào phiên chợ, chỉ còn thứ Ba tiện nhất cho việc đi bầu. Tháng 11 cũng là tháng nông nhàn, dân vui vẻ sau vụ mùa bội thu, họ thích đi bầu Tổng thống. Nếu mùa màng thất bát, thì họ cũng đi để chọn “người thông minh hơn để mang về may mắn” cho năm sau.

Theo luật bầu cử và sự cạnh tranh vô cùng quyết liệt giữa các ứng viên, kết quả bầu cử ở Mỹ rất khó có thể đoán trước. Theo Hiến pháp, mỗi bang của nước Mỹ có một số đại cử tri do Quốc hội thông qua dựa vào vị trí địa lý và dân số. Tổng số cả nước Mỹ có 538 phiếu đại cử tri, ứng viên nào đủ 270 phiếu đại cử tri trong cuộc bầu cử diễn ra vào ngày thứ Ba tháng 11 sẽ trở thành chủ nhân Nhà Trắng. Một số “bang chiến địa” như Florida có 29 phiếu đại cử tri, Ohio được 18 phiếu, North Carolina với 15 phiếu và Pennsylvania được 20 phiếu, ứng viên nào thắng ở các bang này sẽ có toàn bộ phiếu đại cử tri tại bang đó và có được lợi thế trong cuộc đua.

Bỏ phiếu kiểu Mỹ

Theo thông lệ, cử tri các bang đã bầu cho ứng viên của đảng nào ra tranh cử thì sẽ dồn phiếu bầu cho ứng viên đó. Trong cuộc đua năm nay, thông lệ ấy sẽ không thay đổi. Người dân Texas sẽ vẫn bầu cho ứng viên Donald Trump dù ông có “lỡ lời” thế nào còn cử tri bang California chắc sẽ vẫn bầu cho ứng viên của Dân chủ Kamala Harris.

Các ứng viên còn phải cạnh tranh quyết liệt để có thể giành phiếu ở các bang “ba phải” nhưng quan trọng như Florida, Pennsylvania hay North Carolina bởi các bang này có số phiếu đại cử tri cao. Ứng viên nào thua phiếu ở nhiều bang có số đại cử tri lớn thì khả năng rất cao là sẽ phải gọi điện chúc mừng đối phương khi cuộc đua ngã ngũ.

Chuyện bầu cử đang hồi gay cấn của nước Mỹ
Người dân Mỹ sẽ đi bầu cử Tổng thống lần thứ 60 vào ngày 5/11. (Nguồn: Getty Images)

Người Mỹ vốn thực tế và rạch ròi trong mọi hành xử, giống như chia tiền khách sạn, chia tiền ăn với bạn gái và cả khi cầm lá phiếu trên tay để lựa chọn ra vị nguyên thủ nước mình. Sắp đến kỳ bầu cử, nhìn qua khu dân cư cũng biết là nền dân chủ Mỹ thật đa dạng. Trong các cuộc bầu cử gần đây, họ biểu lộ sự ủng hộ cho ứng viên Tổng thống bằng cách dán ảnh trên xe hơi, mũ, áo phông hay khăn quàng và công khai cắm poster có tên ứng viên họ yêu thích trước cửa nhà hay ngoài vườn.

Trong một gia đình, cũng có thể chia làm hai phe Cộng hòa và Dân chủ. Bố mẹ có chính kiến riêng, có thể nghiêng về ứng viên Donald Trump trong khi đám trẻ lại thích bà Kamala Harris. Người Mỹ cũng rất độc lập khi bỏ phiếu. Hàng xóm vẫn sang chơi uống rượu với nhau, nhưng tuyệt không hề có ý định thuyết phục nên bỏ phiếu cho ai. Có dãy nhà cũng không hề dán poster với tên ứng viên Dân chủ hay Cộng hoà, nhưng khi đứng trong buồng kín trước hòm phiếu, họ mới quyết gạch tên ứng viên nào.

Ngày bầu cử thứ Ba 5/11 đang đến gần. Nhưng năm nay ít thấy ảnh các ứng viên dán trên xe hay poster ở nhà riêng mà chỉ lác đác trên phố, ít nhất là trong khu phố nhà tôi ở cách Nhà Trắng chỉ chục phút xe hơi. Kỳ bầu cử này, dường như cử tri có vẻ ngại bày tỏ công khai ủng hộ ông Donald Trump hay bà Kamala Harris.

"Lá phiếu thiên tai" và "lá phiếu nhân tai"

Người Mỹ cũng rất thực tế trong lựa chọn ứng viên. Họ định bầu cho ai có khi đã quyết trước cả năm, nhưng đôi lúc thiên tai và nhân tai lại làm thay đổi ý định ban đầu. Còn nhớ, chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử năm 2012 giữa đương kim Tổng thống Barack Obama và ứng viên Cộng hoà Mitt Romney, thì trận siêu cuồng phong Sandy với sức gió lên tới 140-150 km/giờ hoành hành suốt từ North Carolina đến New England, làm chết hàng trăm người, gây thiệt hại khoảng 50 tỷ USD. Ba lò phản ứng hạt nhân phải đóng cửa, hệ thống tàu điện ngầm New York bị ngập nước lớn nhất kể từ khi khánh thành hơn 100 năm trước… Khi đó cả thế giới nhìn vào Tổng thống Obama xem ông xử lý tình huống khẩn cấp thế nào. Những bang “ba phải – swing states” cũng đưa ông vào tầm ngắm.

Đúng như mong đợi của người dân Mỹ, ngay sau bão, Tổng thống Obama đã đến thăm các khu vực bị càn quét ở bang New Jersey. Ông đi cùng Thống đốc bang Chris Christie, một người vốn chống kịch liệt Tổng thống Obama trong tranh cử giữa đảng Cộng hòa và Dân chủ. Sau vụ đó, ông Christie đã hoàn toàn đổi ý, khen Tổng thống Obama hết lời rằng: “Tôi không thể dùng lời nào cho đủ để cảm ơn Tổng thống vì sự quan tâm cũng như tình cảm cá nhân của ông cho người dân ở tiểu bang”.

Theo thăm dò của Washington Post sau vụ việc, cứ 10 người thì 8 người nhận xét Obama xuất sắc, hoặc tốt. Thị trưởng New York khi đó, Micheal Bloomberg - một người trung lập giữa Obama và Romney - một lá phiếu cực kỳ quan trọng cũng khen cách thức Obama xử lý hậu bão Sandy. Thị trưởng Bloomberg mà bầu cho ai chắc chắn sẽ kéo theo cả triệu lá phiếu của dân New York.

Ứng viên Romney khi đó cũng đến tận nơi đưa quần áo, phát thức ăn, đồ uống cho người bị nạn do bão Sandy. Nhưng Obama là Tổng thống đương nhiệm, ông đã làm những gì người dân mong đợi và hình ảnh đó đã tác động đến lá phiếu của cử tri mạnh hơn Mitt Romney. Trong cuộc đua năm đó, ông Obama đã chiến thắng vang dội để tiếp tục nhiệm kỳ 2. Người ta bảo, trận cuồng phong Sandy với cái tên của một người đẹp đã “bỏ phiếu” cho đương kim Tổng thống. Nước Mỹ có “lá phiếu thiên tai”.

Trước chặng đua nước rút năm nay, siêu bão Milton với sức gió 195km/giờ lại bất ngờ ập đến, càn quét Florida, gây ra các cơn lốc xoáy chết chóc, phá hủy nhà cửa, gây ngập lụt khiến ít nhất 10 người thiệt mạng, gần 3 triệu gia đình mất điện. Tổng thống Joe Biden tuy không ra tranh cử nữa, nhưng cũng đã lập tức huỷ chuyến công du Đức và Angola từ 10-15/10 đã được lên lịch.

Chắc hẳn, vị Tổng thống đương nhiệm huỷ công cán để ở lại ủng hộ “phó tướng” Kamala Harris của đảng mình từ kinh nghiệm rút ra sau trận bão Sandy vốn mang lại “lá phiếu thiên tai” cho ứng viên Dân chủ Obama. Lần này, cử tri Mỹ cũng sẽ nhìn vào cách mà hai ứng viên xử lý hậu siêu bão Milton để quyết định những lá phiếu còn đang "phân vân" xem sẽ bỏ cho ai.

Chuyện bầu cử đang hồi gay cấn của nước Mỹ
Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đang cạnh tranh quyết liệt với chỉ vài điểm cách biệt. (Nguồn: AFP)

Trước đó, vào năm 2004, khi cuộc đua giữa hai ứng viên John Kerry và George Bush đang quyết liệt, phần thắng đang thuộc về Kerry thì thủ lĩnh Al Qaeda Bin Laden lại xuất hiện và đe doạ tấn công nước Mỹ. Lời hù hoạ của ông trùm Al Qaeda khi đó làm người Mỹ liên tưởng đến vụ khủng bố kinh hoàng 11/9 và cách Tổng thống Bush xử lý tận gốc vấn đề. Thế là cán cân lại nghiêng về đảng Cộng hòa vốn không khoan nhượng với khủng bố. Ông Bush đã thắng trong cuộc chạy đua năm đó một phần nhờ có “lá phiếu nhân tai” đã tác động vào quyết định của những cử tri trước đang còn lưỡng lự trước mối lo an ninh quốc gia của nước Mỹ bị đe doạ.

Với số đông cử tri, khi an ninh quốc gia bị đe doạ hoặc muốn đưa “nước Mỹ vĩ đại trở lại”, người Mỹ có xu hướng sẽ bầu cho ứng viên của đảng Cộng hòa, và ông Donald Trump sẽ có lợi thế. Còn khi họ muốn ổn định cho kinh tế đi lên, tiêu pha rủng rỉnh, họ sẽ nghiêng về ứng viên Kamala Harris, và bỏ phiếu cho ứng viên của đảng Dân chủ.

Theo nhiều hãng thăm dò kiểu “trên giấy”, hiện hai ứng viên Trump và Harris đang cạnh tranh ngang ngửa nhau với chỉ vài điểm cách biệt. "Lá phiếu nhân tai” từ những điểm xung đột nóng bỏng ở Trung Đông, Nga – Ukraine và nhiều nơi khác chưa có dấu hiệu hạ nhiệt bất chấp những tuyên bố hoàn toàn ngược nhau giữa Donald Trump và Kamala Harris. Trong khi đó, "lá phiếu thiên tai” với siêu bão Milton thì đã đến và để lại hậu quả tàn khốc cho nước Mỹ. Hai ứng viên chắc đang tận dụng cơ hội từ những yếu tố "nhân tai” và thiên tai này để kiếm thêm phiếu từ những cử tri còn đang lưỡng lự.

Chỉ hơn hai tuần nữa là tới ngày bầu cử chính thức, dù đã có hàng triệu phiếu bầu sớm đã được cho vào thùng thông qua đường bưu điện. Ngày thứ Ba, 5/11 đang vào mùa Thu lá vàng đỉnh điểm ở vùng Washington, D.C., và xung quanh Nhà Trắng. Hãy chờ xem, ai sẽ là người chiến thắng trong cuộc đua thú vị, nhiều bất ngờ và rất khó đoán trước ở xứ cờ hoa lần này.

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: 'Chiến địa' Bắc Carolina và cuộc đấu gay cấn, ông Trump hứng 'đòn hiểm' từ các công tố viên, 3 thách thức với bà Harris

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: 'Chiến địa' Bắc Carolina và cuộc đấu gay cấn, ông Trump hứng 'đòn hiểm' từ các công tố viên, 3 thách thức với bà Harris

Hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ đang bám đuổi rất sát tại Bắc Carolina, một trong 7 bang chiến địa trong cuộc bầu cử ...

Bầu cử Mỹ: Cựu Tổng thống Trump bị dẫn trước ở 4 tiểu bang dao động, hy vọng của bà Harris 'bị đe dọa'

Bầu cử Mỹ: Cựu Tổng thống Trump bị dẫn trước ở 4 tiểu bang dao động, hy vọng của bà Harris 'bị đe dọa'

Theo dữ liệu thăm dò được phân tích bởi Washington Post, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Kamala Harris đang dẫn trước ...

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chạy nước rút tháng cuối, bà Harris tung 'chiêu' làm bùng nổ truyền thông, ông Trump 'đánh mạnh' vào nhập cư

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chạy nước rút tháng cuối, bà Harris tung 'chiêu' làm bùng nổ truyền thông, ông Trump 'đánh mạnh' vào nhập cư

Chỉ còn 29 ngày nữa là đến bầu cử Mỹ, khác với sự im ắng những tháng trước đó, Phó Tổng thống Kamala Harris bắt ...

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cự tuyệt đề nghị tái đấu, ông Trump nói 'quá muộn', bà Harris cho thấy là 'thỏi nam châm' hút tiền ủng hộ

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cự tuyệt đề nghị tái đấu, ông Trump nói 'quá muộn', bà Harris cho thấy là 'thỏi nam châm' hút tiền ủng hộ

Ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa tiếp tục từ chối lời mời tham gia cuộc tranh luận với Phó Tổng ...

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ông Trump dẫn trước bà Harris trong việc giải quyết xung đột ở Ukraine và Trung Đông

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ông Trump dẫn trước bà Harris trong việc giải quyết xung đột ở Ukraine và Trung Đông

Thăm dò dư luận mới đây cho thấy cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang ghi điểm tốt hơn Phó Tổng thống Kamala Harris về ...

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam mong muốn nâng tầm quan hệ với Chile trong thời gian tới

Việt Nam mong muốn nâng tầm quan hệ với Chile trong thời gian tới

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Chile, sáng 11/11 giờ địa phương, tại thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Thượng viện Chile.
Đối ngoại trong tuần: Chủ tịch nước dự Tuần lễ cấp cao APEC, thăm chính thức Chile, Peru; Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Trung Quốc

Đối ngoại trong tuần: Chủ tịch nước dự Tuần lễ cấp cao APEC, thăm chính thức Chile, Peru; Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Trung Quốc

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 4-11/11.
Tân Trưởng Phái đoàn đại diện Tổ chức Di cư quốc tế khẳng định tiếp tục hỗ trợ Việt Nam triển khai Thỏa thuận GCM

Tân Trưởng Phái đoàn đại diện Tổ chức Di cư quốc tế khẳng định tiếp tục hỗ trợ Việt Nam triển khai Thỏa thuận GCM

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp bà Kendra Rinas, Trưởng Phái đoàn đại diện Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam.
Toàn cảnh lễ đón chính thức Chủ tịch nước Lương Cường tại Phủ Patio Los Cañones, Santiago, Chile

Toàn cảnh lễ đón chính thức Chủ tịch nước Lương Cường tại Phủ Patio Los Cañones, Santiago, Chile

Sáng ngày 11/11 theo giờ địa phương, Tổng thống Chile Gabriel Boric Font đã chủ trì lễ đón chính thức Chủ tịch nước Lương Cường tại Phủ Patio Los Cañones, ...
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản ...
Giá tiêu hôm nay 12/11/2024: Thị trường trong nước chưa có thêm yếu tố ủng hộ xu hướng tăng, thế giới phản ứng trái chiều

Giá tiêu hôm nay 12/11/2024: Thị trường trong nước chưa có thêm yếu tố ủng hộ xu hướng tăng, thế giới phản ứng trái chiều

Giá tiêu hôm nay 12/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra rất kịp thời, thể hiện lập trường kiên định của ban lãnh đạo mới Việt Nam về phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Phiên bản di động