Chuyện gì đang diễn ra ở Trung Đông? Bản chất cũ trong bối cảnh mới

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
Trung Đông lại chứng kiến cuộc xung đột Palestine-Israel, vốn quá dai dẳng, nay lại bùng phát thành chiến sự. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao lại xảy ra vào lúc này và rồi triển vọng sẽ thế nào? Báo Thế giới & Việt Nam giới thiệu loạt bài của chuyên gia phân tích thời sự quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chuyện gì đang diễn ra ở Trung Đông? Bản chất cũ trong bối cảnh mới
Trên thực tế và trong thực chất Israel và Hamas hiện chẳng khác gì đã ở trong cuộc chiến tranh thứ 4 với nhau ở dải Gaza. (Nguồn: thenationalnews)

TIÊU ĐIỂM QUỐC TẾ

Căng thẳng Israel-Palestine leo thang: Mỹ chưa sẵn sàng ‘trở lại’?

Căng thẳng Israel-Palestine leo thang: Mỹ chưa sẵn sàng ‘trở lại’?

Trong những ngày vừa qua, đụng độ giữa người Palestine và cảnh sát Israel ở vùng phía Đông thành phố Jerusalem và giao tranh vũ trang giữa quân đội Israel với lực lượng Hamas ở dải Gaza trở thành chủ đề chính trị an ninh ganh đua với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra về tính thời sự trên thế giới.

Chỉ cần một mồi lửa nhỏ...

Chừng nào chưa có được giải pháp chính trị hoà bình cho cuộc xung đột giữa Israel và Palestine, mà cụ thể là chừng nào chưa có hoà bình và hoà giải thật sự giữa hai bên, thì chừng đó việc đụng độ quân sự và chiến tranh lại bùng phát chẳng khác gì đã được lập trình sẵn và chỉ là vấn đề thời gian.

Trên thực tế và trong thực chất Israel và Hamas hiện chẳng khác gì đã ở trong cuộc chiến tranh thứ 4 với nhau ở dải Gaza. Rồi đây, hai bên sẽ lại đi vào thoả thuận ngừng bắn và ngừng chiến với nhau, Israel sẽ lại triệt thoái quân đội ra khỏi vùng biên giới giữa Israel và dải Gaza hoặc ra khỏi dải Gaza nếu như đã đưa quân đội tiến vào vùng lãnh thổ này của người Palestine nhưng lần này chắc chắn không phải là lần cuối cùng hai bên đụng độ quân sự hay chiến tranh với nhau.

Giữa Israel-Palestine ở khu vực Trung Đông luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát đụng độ bạo lực và chiến tranh giống như kho thuốc nổ mà chỉ cần một tia lửa nhỏ là đủ để gây ra vụ nổ lớn. Chừng nào chưa có được giải pháp chính trị hoà bình cho cuộc xung đột giữa Israel và Palestine, mà cụ thể là chừng nào chưa có hoà bình và hoà giải thật sự giữa hai bên, thì chừng đó việc đụng độ quân sự và chiến tranh lại bùng phát chẳng khác gì đã được lập trình sẵn và chỉ là vấn đề thời gian.

Lần này, mồi lửa ấy loé lên ở vùng miền đông của thành phố Jerusalem và rồi dẫn đến đối địch quân sự hiện tại giữa Israel và Hamas ở dải Gaza. Khởi đầu là việc phía Israel dự định đuổi 6 gia đình người Palestine ra khỏi nhà họ cư trú đã nhiều năm ở vùng phía đông thành phố Jerusalem và việc các phần tử cực hữu người Do thái tuần hành kích động thù địch người Ả rập ở Jerusalem, đồng thời có việc cảnh sát Israel không để cho người theo đạo Hồi đi vào nhà nguyện Aksa ở Jerusalem trong tháng Ramadan. Người theo đạo Hồi coi nhà nguyện này là thánh địa linh thiêng thứ ba của họ. Tính nhạy cảm về chính trị nội bộ và mức độ hiềm khích giữa các tôn giáo kích hoạt xung khắc và bạo lực.

Tin liên quan
Giọt nước tràn ly và nguyên nhân đằng sau xung đột căng thẳng giữa Israel và Palestine Giọt nước tràn ly và nguyên nhân đằng sau xung đột căng thẳng giữa Israel và Palestine

Khoảng trống quyền lực

Trong số những tác nhân khác, đáng đề cập đến đầu tiên là khoảng trống quyền lực ở cả phía Israel lẫn Palestine.

Các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội lần đầu tiên ở phía Palestine sau 15 năm đã được ấn định nhưng rồi bị hoãn vô thời hạn. Bất hoà giữa Hamas và Fatah dai dẳng và trầm trọng khiến cho chính quyền tự trị Palestine bị sa lầy trong tình trạng cát cứ quyền lực và lãnh thổ, không thể thống nhất quan điểm và mạnh lên về thế và lực trong quan hệ với Israel. Làm găng với Israel và sẵn sàng đụng độ quân sự trực tiếp với Israel như hiện tại là cách thức mà Hamas thường vận dụng để tranh thủ người Palestine, hạ thấp uy tín và mức độ đáng tin cậy của phe Fatah trong cộng đồng người Palestine cũng như gây dựng và củng cố hình ảnh là lực lượng duy nhất ở Palestine vừa kiên định quyết tâm lại vừa có khả năng thực tế đương đầu với Israel vì nền độc lập cho Palestine.

Ở phía Israel hiện đang có quá trình thành lập chính phủ liên hiệp mới và tương lai chính trị của Thủ tướng tạm quyền Benjamin Netanyahu phụ thuộc vào kết cục cuối cùng của quá trình ấy. Một trong những con chủ bài chính trị đối nội công hiệu nhất mà ông Netanyahu luôn sử dụng trong suốt thời gian dài cầm quyền (hai lần) đến nay là tìm mọi cách và tận dụng mọi dịp để chứng tỏ và thuyết phục người Israel tin rằng chỉ có ông Netanyahu chứ không phải bất cứ chính khách nào khác ở Israel mới có đủ bản lĩnh và năng lực đảm bảo an ninh cho Israel. Chỉ có điều là người này không chủ trương thúc đẩy đàm phán hoà bình và hoà giải với Palestine và ngăn cản việc thành lập nhà nước độc lập cho Palestine.

Vì thế, đụng độ quân sự hay chiến tranh với Hamas và bạo loạn của người Palestine luôn có lợi cho ông Netanyahu. Nhưng ở lần này, rủi ro đối với ông Netanyahu tăng lên gấp bội khi hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel bị Hamas chọc thủng trong chừng mực nhất định, khi bạo lực và hỗn loạn đồng thời bùng phát ở nhiều thành phố của Israel và khi phe đối lập tung ra lập luận rằng không thể để cho ông Netanyahu tiếp tục cầm quyền được nữa bởi nếu không thì sẽ không bao giờ chấm dứt tình cảnh như hiện tại ở Israel và giữa Israel với Palestine. Israel tận lợi từ sự phân rẽ và bất hoà giữa Fatah và Hamas như thế nào thì phía Hamas cũng nhấn sâu vào những điểm yếu của ông Netanyahu như thế.

Cuộc chiến lần này sẽ không kéo dài nhưng mức độ tàn phá sẽ lớn hơn. Chừng nào cả hai bên đều thấy đủ mức để tự coi là thắng chứ không thua, đương nhiên với cách hiểu về thắng và thua khác nhau, họ sẽ lại thoả thuận ngừng chiến với nhau và thực hiện nó trên nguyên tắc cho tới khi lại có tia lửa làm kho thuốc nổ lại bùng nổ.

Yếu tố bên ngoài và bên nào thêm khó xử

Nhân tố bên ngoài với tác động rất quyết định là chính quyền mới ở Mỹ với tân Tổng thống Joe Biden không còn như chính quyền tiền nhiệm với ông Donald Trump đối với Israel. Ông Biden vẫn quả quyết là Israel có quyền bảo vệ an ninh nhưng ông Netanyahu chắc chắn đã nhận ra rằng không thể dựa cậy vào ông Biden và chính quyền mới ở Mỹ như đã có thể dựa cậy vào ông Trump trước đó trong mọi chuyện liên quan đến cuộc xung đột giữa Israel và Palestine cũng như trong quan hệ của Israel với thế giới Ả rập và với Iran.

Hơn nữa, Israel càng chiến tranh hay đụng độ vũ trang với Palestine thì càng khó cải thiện được quan hệ với thế giới Ả rập bởi các nước trong thế giới Ả rập sẽ càng hậu thuẫn Palestine. Chiến sự lần này càng dai dẳng và càng quyết liệt thì bên được lợi nhiều nhất là Iran và Thổ Nhĩ Kỳ trong khi tất cả các đối tác khác sẽ càng thêm khó khăn và khó xử, đặc biệt Israel và Mỹ.

Cho nên cả Israel lẫn Hamas đều chủ ý còn gia tăng mức độ chiến sự trước khi đi vào thoả hiệp ngừng bắn với nhau. Cuộc chiến lần này sẽ không kéo dài nhưng mức độ tàn phá sẽ lớn hơn. Chừng nào cả hai bên đều thấy đủ mức để tự coi là thắng chứ không thua, đương nhiên với cách hiểu về thắng và thua khác nhau, họ sẽ lại thoả thuận ngừng chiến với nhau và thực hiện nó trên nguyên tắc cho tới khi lại có tia lửa làm kho thuốc nổ lại bùng nổ.

(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)

Chảo lửa Trung Đông: Israel phát hiện rocket từ Lebanon, tố Hamas 'khủng bố', Hội đồng Bảo an dời lịch họp
Hình ảnh về những cuộc giao tranh dữ dội giữa Israel-Palestine
Căng thẳng Israel-Palestine: Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế
Xung đột Israel-Palestine: HĐBA tiến hành cuộc họp thứ 3; Ấn Độ-Anh quan ngại sâu sắc tình hình ở 'chảo lửa'
Xung đột bạo lực giữa Irael và Palestine leo thang, UNICEF kêu gọi bảo vệ trẻ em

Đọc thêm

Hội nghị hẹp Singapore-Indonesia ở Bogor: Cuộc gặp ‘chia tay’ giữa hai 'hàng xóm tốt'

Hội nghị hẹp Singapore-Indonesia ở Bogor: Cuộc gặp ‘chia tay’ giữa hai 'hàng xóm tốt'

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ thăm Bogor, tham dự Hội nghị hẹp các nhà lãnh đạo Singapore-Indonesia do Tổng thống Jokowi tổ chức.
Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bất ngờ từ chức

Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bất ngờ từ chức

Việc Bộ trưởng Ngoại giao Parnpree Bahiddha-Nukara từ chức sẽ không gây ảnh hưởng đến các hoạt động đối ngoại của Thái Lan.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 29/4-5/5

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 29/4-5/5

Thủ tướng Singapore thăm Indonesia, Pháp đón Thủ tướng Nhật Bản, Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Vietlott 29/4, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 29/4/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 29/4, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 29/4/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 29/4 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 29/4/2024 từ trường quay. Vietlott hôm nay. xổ số Vietlott Max 3D 29/4.
XSHCM 29/4, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 29/4/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 29/4, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 29/4/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 29/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
XSDT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 29/4/2024. KQXSDT thứ 2

XSDT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 29/4/2024. KQXSDT thứ 2

XSDT 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay - XSDT 29/4/2024. Ket qua xo so Dong Thap. kết quả xổ số Đồng Tháp ngày 29 ...
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động