Một tàu sân bay cùng các tàu khu trục nhỏ và tàu ngầm của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông hồi năm 2020. (Nguồn: AP) |
Đây là nhận định của Tiến sĩ Collin Koh Swee Lean, thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, trường Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) trong hội thảo trực tuyến “Diễn đàn quốc phòng và an ninh tại biển Sulu và Biển Đông”.
Tiến sĩ Collin Koh cho rằng, luật pháp phù hợp sẽ cho phép các nước ASEAN có khuôn khổ pháp lý để bảo vệ bờ biển của riêng mình, trực tiếp ứng phó với luật Hải cảnh của Trung Quốc.
Điều này sẽ cho phép ASEAN đưa ra các phản ứng đối với bất kỳ tình huống trên biển nhằm ứng phó với các động thái từ phía Trung Quốc.
Trong khi đó, Tiến sỹ Natalie Sambhi, người sáng lập và là Giám đốc điều hành của Trung tâm nghiên cứu Verve cho rằng, không phải tất cả các nước thành viên ASEAN đều đồng ý về các quy định của đạo luật trên.
Tuy nhiên, theo bà, một số quốc gia có thể cùng thảo luận và thẳng thắn thừa nhận đây là cách tiếp cận của mình về hợp tác bảo vệ bờ biển và hợp tác hải quân cũng như đối thoại để so sánh và đối chiếu đâu là thế mạnh, đâu là bài học kinh nghiệm.