Chuyên gia: Các thỏa thuận thương mại của Mỹ chỉ giải tỏa căng thẳng tạm thời

TGVN. Theo các chuyên gia kinh tế, các thỏa thuận thương mại vừa được Mỹ công bố dù đã giúp giảm thiểu thiệt hại gây ra cho hai trong số những trục thương mại căng thẳng nhất thế giới nhưng vẫn chỉ là giải pháp giải tỏa căng thẳng tạm thời.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chuyen gia cac thoa thuan thuong mai cua my chi giai toa cang thang tam thoi Mỹ-Trung sẽ "rất sớm" ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1
chuyen gia cac thoa thuan thuong mai cua my chi giai toa cang thang tam thoi Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1: Không quá nhiều kỳ vọng
chuyen gia cac thoa thuan thuong mai cua my chi giai toa cang thang tam thoi
Trong trường hợp cả hai thỏa thuận bế tắc, không có gì đảm bảo rằng ông Trump sẽ kiềm chế không phá hoại các mối quan hệ thương mại này theo cách nào đó. (Nguồn: Medium)

Tờ Financial Times của Anh ngày 19/12 cho rằng cuối cùng thì hai cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump với các đối tác thương mại đã được giải quyết ở mức độ nào đó.

Các thỏa thuận vừa được công bố gồm đình chiến thương mại Mỹ-Trung và Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) - bản cập nhật của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).

Thành công hạn chế

Cả hai thỏa thuận này đều giúp giảm thiểu thiệt hại gây ra cho hai trong số những trục thương mại căng thẳng nhất thế giới. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, đây lại là một thành công hạn chế.

Đối với Tổng thống Trump, tất cả các thông báo được tiếp nhận với sự hoài nghi. Chi tiết của thỏa thuận Mỹ-Trung chưa được công bố và nó chỉ được coi là một thỏa thuận sơ bộ giúp hạ nhiệt phần nào căng thẳng và các cuộc đàm phán toàn diện, khó khăn hơn vẫn tiếp tục. Trong khi đó, việc ký kết USMCA được tổ chức ngắn gọn vì Mexico phản đối một vài chi tiết trong luật pháp Mỹ.

Trong trường hợp cả hai thỏa thuận bế tắc, không có gì đảm bảo rằng ông Trump sẽ kiềm chế không phá hoại các mối quan hệ thương mại này theo cách nào đó. Bản thân USMCA chứa đựng việc xem xét lại và một “điều khoản hoàng hôn” – yêu cầu các bên phải ký lại thỏa thuận này sau mỗi 5 năm, gây tâm lý bất ổn cho các doanh nghiệp.

Thỏa thuận với Trung Quốc dường như giúp rút lại một số khoản tăng thuế và tạm ngừng việc tăng thuế mới, song cũng có những vấn đề riêng. Việc Trung Quốc cam kết tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ có thể nhanh chóng biến thành tác nhân gây ra cuộc chiến thuế quan mới nếu Washington tuyên bố không hài lòng với sự tuân thủ của Bắc Kinh.

Thêm vào đó là lời hứa sẽ mua đậu tương và các sản phẩm nông nghiệp khác của Mỹ trị giá 40-50 tỷ USD. Các cam kết mua sản phẩm nông nghiệp, làm gợi nhớ lại các kế hoạch xã hội chủ nghĩa 5 năm, được Washington đưa ra với vai trò truyền thống là người bảo vệ thị trường tự do. Trớ trêu thay, Bắc Kinh là người phải khẳng định rằng các hạn ngạch sẽ phải tuân thủ các điều khoản thị trường.

Dưới thời ông Trump, Chính phủ Mỹ đang hành xử giống như một bên luôn muốn giành lợi thế về phía mình, thay vì là người đưa ra và thực thi các quy tắc mà theo đó khu vực tư nhân có thể kinh doanh và phát triển.

Điều đó phản ánh một sự hiểu biết sơ khai về thương mại, trong đó thặng dư song phương - người Mỹ bán sản phẩm ra nước ngoài nhiều hơn là mua về - được coi là chiến thắng.

Trong khi đó, việc giảm chi phí thương mại xuyên biên giới bằng cách đồng ý với các quy tắc ràng buộc lẫn nhau là điều gây khó chịu hay phiền hà đối với vị Tổng thống luôn coi “Nước Mỹ trước tiên”.

Chiến lược sẽ thất bại?

Theo tờ Financial Times, chiến lược thương mại của ông Trump sẽ thất bại, thậm chí là trên các điều khoản của nó. Việc giảm thâm hụt thương mại song phương với một số đối tác chỉ có nghĩa là thay thế sự thâm hụt thương mai đó bằng thâm hụt với các đối tác thương mại khác chừng nào người Mỹ vẫn tiêu thụ nhiều hơn sản xuất.

Tương tự như vậy, Washington cố gắng để thực thi quy tắc đối với những người khác, trong khi chính Mỹ lại không tuân thủ. Cách tốt nhất để khuyến khích Trung Quốc cải thiện vấn đề sở hữu trí tuệ là cho các công ty công nghệ Trung Quốc hưởng lợi từ các quy tắc đang được áp dụng trên toàn cầu.

Trật tự thương mại toàn cầu vốn đã không hoàn hảo trước khi ông Trump lên nắm quyền. Những phàn nàn về việc Trung Quốc không tôn trọng sở hữu trí tuệ là chính đáng, nhưng những cáo buộc rằng Mỹ bảo vệ bản quyền và bằng sáng chế một cách quá mức cũng có lý. Nhiều người lao động đã bị tổn thương bởi sự tái cấu trúc kinh tế một cách nhanh chóng do toàn cầu hóa tạo ra.

Tuy vậy, trên thực tế, ông Trump đã tạo thêm các vấn đề mới mà không khắc phục các vấn đề cũ. USMCA chủ yếu tập trung vào các vấn đề ngoài rìa của NAFTA, trong khi thỏa thuận với Trung Quốc nhiều nhất cũng chỉ giúp làm hạ nhiệt cuộc chiến thương mại do ông Trump tạo ra.

“Có những thỏa thuận này tốt hơn là không có thỏa thuận nào. Tuy nhiên, tốt hơn nữa vẫn là tránh tạo ra bất ổn khi chúng chưa bắt đầu”, tờ Financial Times bình luận.

chuyen gia cac thoa thuan thuong mai cua my chi giai toa cang thang tam thoi Chủ tịch Trung Quốc lên tiếng về lợi ích Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1

TGVN. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 20/12 tuyên bố, thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 mang lại lợi ...

chuyen gia cac thoa thuan thuong mai cua my chi giai toa cang thang tam thoi Chính thức ký kết USMCA với Mexico, Canada, Mỹ nói đây là 'thỏa thuận thương mại tốt nhất lịch sử'

TGVN. Ngày 10/12 (giờ địa phương), Mỹ, Mexico và Canada đã ký thỏa thuận hoàn tất Hiệp định Thương mại tự do Mỹ - Mexico ...

chuyen gia cac thoa thuan thuong mai cua my chi giai toa cang thang tam thoi Mỹ - Trung Quốc đạt thoả thuận thương mại: Hạn chế thiệt hại

TGVN. Mỹ - Trung Quốc vừa đạt thoả thuận thương mại - một thoả thuận tối thiếu, một giải pháp tình thế nhất thời, không ...

Diễn Tú (theo Financial Times)

Xem nhiều

Đọc thêm

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên tươi trẻ, gợi cảm ở tuổi 26

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên tươi trẻ, gợi cảm ở tuổi 26

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên mặc đa phong cách khi dự sự kiện, thường đắp mặt nạ thiên nhiên để giữ vẻ tươi trẻ ở tuổi 26.
Cao Bằng mong muốn Bộ Ngoại giao tiếp tục phối hợp, hỗ trợ trong công tác ngoại giao văn hóa phục vụ phát triển

Cao Bằng mong muốn Bộ Ngoại giao tiếp tục phối hợp, hỗ trợ trong công tác ngoại giao văn hóa phục vụ phát triển

Chiều 25/10, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh phối hợp công tác đối ngoại của địa phương.
Chương trình cập nhật các vấn đề quốc tế và chính sách đối ngoại Việt Nam dành cho lãnh đạo địa phương

Chương trình cập nhật các vấn đề quốc tế và chính sách đối ngoại Việt Nam dành cho lãnh đạo địa phương

Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao tổ chức ‘Chương trình cập nhật các vấn đề quốc tế và chính sách đối ngoại Việt Nam’ cho lãnh đạo các địa ...
Khả năng quân Triều Tiên đến Nga: Mỹ-Nhật-Hàn đồng thanh lên tiếng, Đức cảnh báo Bình Nhưỡng 'không nghe theo', Moscow nói thẳng một điều

Khả năng quân Triều Tiên đến Nga: Mỹ-Nhật-Hàn đồng thanh lên tiếng, Đức cảnh báo Bình Nhưỡng 'không nghe theo', Moscow nói thẳng một điều

Nhiều nước đã bày tỏ quan ngại về khả năng Nga triển khai quân Triều Tiên ở Ukraine. Trong khi đó Nga từ chối thảo luận về nội dung này.
Giá tiêu hôm nay 26/10/2024: Nối dài đà tăng, lo ngại ảnh hưởng của thời tiết bất lợi, tỷ lệ đậu trái thấp, nguy cơ mất mùa cao

Giá tiêu hôm nay 26/10/2024: Nối dài đà tăng, lo ngại ảnh hưởng của thời tiết bất lợi, tỷ lệ đậu trái thấp, nguy cơ mất mùa cao

Giá tiêu hôm nay 26/10/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.500 – 147.000 đồng/kg.
PGS. TS. Trần Xuân Nhĩ: Giáo dục cần tạo ra những con người tử tế, hạnh phúc và có trách nhiệm với xã hội

PGS. TS. Trần Xuân Nhĩ: Giáo dục cần tạo ra những con người tử tế, hạnh phúc và có trách nhiệm với xã hội

Giáo dục đúng đắn là giúp người học trở thành người tốt, sống tử tế, hạnh phúc và có trách nhiệm với xã hội.
Khả năng quân Triều Tiên đến Nga: Mỹ-Nhật-Hàn đồng thanh lên tiếng, Đức cảnh báo Bình Nhưỡng 'không nghe theo', Moscow nói thẳng một điều

Khả năng quân Triều Tiên đến Nga: Mỹ-Nhật-Hàn đồng thanh lên tiếng, Đức cảnh báo Bình Nhưỡng 'không nghe theo', Moscow nói thẳng một điều

Nhiều nước đã bày tỏ quan ngại về khả năng Nga triển khai quân Triều Tiên ở Ukraine. Trong khi đó Nga từ chối thảo luận về nội dung này.
Xung đột Nga-Ukraine: Ông Zelensky đoán thời điểm Moscow tung quân Triều Tiên, kêu gọi đồng minh gây sức ép, Bình Nhưỡng - 'phù hợp chuẩn mực quốc tế'

Xung đột Nga-Ukraine: Ông Zelensky đoán thời điểm Moscow tung quân Triều Tiên, kêu gọi đồng minh gây sức ép, Bình Nhưỡng - 'phù hợp chuẩn mực quốc tế'

Xung đột Nga-Ukraine: Ông Zelensky đoán thời điểm Moscow tung quân Triều Tiên, kêu gọi đồng minh gây sức ép, Bình Nhưỡng nói 'phù hợp chuẩn mực quốc tế'.
Bầu cử Mỹ 2024: Cựu Tổng thống Trump và đối thủ Harris bất phân thắng bại trong một cuộc thăm dò toàn quốc

Bầu cử Mỹ 2024: Cựu Tổng thống Trump và đối thủ Harris bất phân thắng bại trong một cuộc thăm dò toàn quốc

Bầu cử Mỹ 2024: Cựu Tổng thống Trump và đối thủ Harris bất phân thắng bại trong một cuộc thăm dò toàn quốc mới nhất.
Tin thế giới 25/10: Nga nêu rõ lập trường về quan hệ với Mỹ, Hamas muốn ngừng bắn với Israel, Triều Tiên tố G7 là 'nhóm nhà thầu chiến tranh'

Tin thế giới 25/10: Nga nêu rõ lập trường về quan hệ với Mỹ, Hamas muốn ngừng bắn với Israel, Triều Tiên tố G7 là 'nhóm nhà thầu chiến tranh'

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Chảo lửa Trung Đông: Mỹ tuyên bố không ủng hộ kéo dài chiến dịch ở Lebanon, Israel úp mở luôn khả năng kết thúc sớm

Chảo lửa Trung Đông: Mỹ tuyên bố không ủng hộ kéo dài chiến dịch ở Lebanon, Israel úp mở luôn khả năng kết thúc sớm

Mỹ kêu gọi Israel triển khai các biện pháp nhằm bảo vệ lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ cũng như lực lượng vũ trang tại Lebanon.
Sau 4 năm căng thẳng ở biên giới, Ấn Độ-Trung Quốc bắt đầu rút quân theo thỏa thuận, New Delhi nhận xét 'bình đẳng'

Sau 4 năm căng thẳng ở biên giới, Ấn Độ-Trung Quốc bắt đầu rút quân theo thỏa thuận, New Delhi nhận xét 'bình đẳng'

Ấn Độ và Trung Quốc đã bắt đầu rút quân khỏi các địa điểm đối đầu tại khu vực biên giới tranh chấp dọc dãy Himalaya.
Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Nhật Bản sẽ là bài kiểm tra khó dành cho liên minh cầm quyền của đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đảng Công minh (Komeito).
Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Việc EU và GCC họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Thượng đỉnh SCO: Tìm ổn định trong bất định

Thượng đỉnh SCO: Tìm ổn định trong bất định

Thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) diễn ra tại Pakistan với sự tham dự của nhiều lãnh đạo cấp cao.
Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) diễn ra ngày 8/10 dưới sự chủ trì của Tổng thống Liên bang Nga V. Putin cùng nguyên thủ 9 nước SNG.
Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Trong nỗ lực hàn gắn mối quan hệ 'cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt' gần đây với New Delhi, Tổng thống Maldives đã thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ...
Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Theo Hiến pháp Mozambique, bầu cử tổng thống được tổ chức theo hình thức phổ thông đầu phiếu.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế Chủ tịch LDP, đồng nghĩa sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo.
Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Là tên dự án nghiên cứu thực hiện bởi Trường ĐH KHXH&NV, với sự hỗ trợ của Viện KAS (Đức) được thực hiện trong 3 năm, từ 2021 đến 2023, qua 3 giai đoạn.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon: Nguy cơ vũ khí hóa vật dụng hàng ngày

Vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon: Nguy cơ vũ khí hóa vật dụng hàng ngày

Hàng loạt vụ nổ máy nhắn tin thông qua thiết bị điều khiển từ xa ở Lebanon cho thấy mối đe dọa an ninh từ việc vũ khí hóa các vật dụng hàng ngày.
Tương lai bán đảo Triều Tiên dưới bóng bầu cử Mỹ

Tương lai bán đảo Triều Tiên dưới bóng bầu cử Mỹ

Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) phân tích, nhận định về tác động của bầu cử Mỹ tới tình hình bán đảo Triều Tiên.
Định hình cục diện quan hệ Mỹ-Nhật trước thềm bầu cử

Định hình cục diện quan hệ Mỹ-Nhật trước thềm bầu cử

Tokyo chuẩn bị sẵn phương án duy trì ổn định quỹ đạo quan hệ Mỹ-Nhật trong bối cảnh kết quả bầu cử Tổng thống xứ cờ hoa sắp ngã ngũ.
Mỹ áp dụng mạnh chiến thuật 'cây gậy và củ cà rốt' với Israel, 'bổn cũ soạn lại' liệu còn tác dụng?

Mỹ áp dụng mạnh chiến thuật 'cây gậy và củ cà rốt' với Israel, 'bổn cũ soạn lại' liệu còn tác dụng?

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát đi tín hiệu sẵn sàng sử dụng viện trợ quân sự của Mỹ như một 'cây gậy và củ cà rốt' cho Israel.
Phiên bản di động