Chuyên gia Czech: Bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên thảo luận về Tăng cường an ninh biển nâng tầm vị thế Việt Nam

Việt Hà
Ngày 11/8, các chuyên gia Czech đánh giá cao bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến vừa qua của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) về chủ đề Tăng cường an ninh biển.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao của HĐBA về Tăng cường an ninh biển. (Nguồn: TTXV(
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao của HĐBA về Tăng cường an ninh biển vào tối 9/8. (Nguồn: TTXVN)

Tiến sỹ Takashi Hosoda, chuyên gia nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Việt Nam và châu Á-Thái Bình Dương tại Đại học Tổng hợp Charles (Cộng hòa Czech) nhận định, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu sâu sắc tại phiên họp mở đầu tiên của HĐBA về chủ đề an ninh biển diễn ra vào tối 9/8 (giờ Việt Nam).

Theo Tiến sỹ Hosoda, bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính được coi là dấu mốc quan trọng đối với quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ vì Thủ tướng Ấn Độ, quốc gia làm Chủ tịch luân phiên của HĐBA tháng 8, là người đưa ra sáng kiến tổ chức, đồng thời chủ trì phiên họp.

Việt Nam và Ấn Độ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo duy trì an ninh hàng hải ở Biển Đông và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng như giải quyết các vấn đề liên quan tới hòa bình, an ninh ở khu vực.

Hai nước chia sẻ nhiều điểm tương đồng chiến lược, do đó, việc tăng cường quan hệ hợp tác với Ấn Độ có ý nghĩa hết sức quan trọng với Việt Nam.

Đặc biệt, Tiến sỹ Hosoda đánh giá cao những đề xuất Thủ tướng Việt Nam đưa ra tại phiên thảo luận nhằm góp phần giải quyết các thách thức an ninh biển, nhất là cộng đồng quốc tế cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của biển và những nguy cơ đe dọa an ninh biển.

Đây là mối quan tâm hàng đầu không chỉ đối với Việt Nam và Ấn Độ mà còn đối với Nhật Bản, Mỹ và các nước châu Âu.

Hiện Pháp và Anh đang tăng cường hợp tác với Nhật Bản trong việc nâng cao nhận thức về an ninh hàng hải. Trong khi đó, Nhật Bản coi trọng việc tăng cường chia sẻ thông tin với các nước châu Âu nhằm nâng cao nhận thức về an ninh hàng hải ở Ấn Độ Dương, Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Tiến sỹ Hosoda cho rằng, để góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế về tăng cường an ninh biển, Việt Nam cần có những đóng góp cụ thể trong khuôn khổ các hợp tác song phương và đa phương, trong đó có các cơ chế hợp tác giữa Liên minh châu Âu (EU) và các nước châu Á như Dự án các tuyến hàng hải trọng yếu tại Ấn Độ Dương (CRIMARIO).

Trên tinh thần đó, Việt Nam nên chú trọng đầu tư nâng cao năng lực tuần tra trên biển và trên không, tăng cường tàu nghiên cứu hàng hải..., cũng như cần đi đầu trong việc nâng cao nhận thức về an ninh hàng hải ở ASEAN thông qua các cơ chế hợp tác song phương và đa phương.

Đặc biệt, Việt Nam cần tăng cường vai trò kết nối các nước quan tâm tới an ninh hàng hải.

Cùng chia sẻ đánh giá về bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên thảo luận của HĐBA, Tiến sỹ Jan Hornat, chuyên gia về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tại Đại học Tổng hợp Charles cho rằng, bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam chủ động, tích cực tham gia góp phần đảm bảo an ninh biển - chủ đề thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế hiện nay.

Điều này giúp nâng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, nhất là duy trì trật tự trên vùng biển quốc tế dựa trên Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Tuyên bố của Chủ tịch HĐBA đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của các đại dương đối với kinh tế và an ninh toàn cầu.

Trong khi đó, nhà báo Alex Svamberg, chuyên gia bình luận các vấn đề an ninh châu Á-Thái Bình Dương của báo Tin tức Czech nhận định, bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên thảo luận của HĐBA LHQ thể hiện Việt Nam mong muốn đảm bảo môi trường khu vực ổn định và chấm dứt các hành vi đơn phương vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông, đây không chỉ là vấn đề quan ngại của Việt Nam mà còn của cả thế giới.

Theo nhà báo Alex Svamberg, EU ngày càng quan tâm góp phần đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông vì đây là tuyến đường biển giao thương quốc tế quan trọng.

Nhà báo Czech cho rằng, những đề xuất trong bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam cho thấy chủ trương của Việt Nam là giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982 và thông qua giải pháp đa phương nhằm đảm bảo tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và trên thế giới.

Đây là cách tiếp cận được cộng đồng quốc tế ủng hộ.

Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: 'Tâm điểm' của cạnh tranh hải quân chiến lược toàn cầu

Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: 'Tâm điểm' của cạnh tranh hải quân chiến lược toàn cầu

Mỹ muốn tăng cường hỗ trợ các đồng minh và cải thiện khả năng tác chiến hải quân ở khu vực này, trong khi Trung ...

Nhật Bản: Không được phép lãng quên phán quyết PCA về Biển Đông, đặc biệt là Trung Quốc

Nhật Bản: Không được phép lãng quên phán quyết PCA về Biển Đông, đặc biệt là Trung Quốc

Tờ Japan Times vừa qua đã đăng xã luận khẳng định rằng phán quyết về Biển Đông mà Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Ngày 16/4, Nhật Bản công bố Sách Xanh ngoại giao năm 2024, một tài liệu thường niên thể hiện quan điểm về tình hình khu vực, thế giới.
Việt Nam hết sức coi trọng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống đặc biệt với Cuba

Việt Nam hết sức coi trọng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống đặc biệt với Cuba

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định, Việt Nam sẽ luôn sát cánh, đồng hành cùng đất nước Cuba trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức hiện nay.
Các mốc tuyển sinh đại học 2024 cần lưu ý

Các mốc tuyển sinh đại học 2024 cần lưu ý

Bộ GD&ĐT vừa ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học và cao đẳng ngành giáo dục mầm non, công bố chi tiết các mốc thời gian xét tuyển năm ...
Top 5 xe đa dụng bán chạy nhất tháng 3/2024: Mitsubishi Xforce vươn lên dẫn đầu

Top 5 xe đa dụng bán chạy nhất tháng 3/2024: Mitsubishi Xforce vươn lên dẫn đầu

Top 5 xe đa dụng bán chạy nhất tháng 3/2024, Mitsubishi Xforce vươn lên dẫn đầu phân khúc với với 1.334 chiếc bán ra, xếp thứ 2 là Mazda CX-5.
Giá xăng dầu hôm nay 16/4: Phục hồi đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 16/4: Phục hồi đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 16/4, cả dầu Brent và dầu WTI đều tăng nhẹ.
Giá cà phê hôm nay 16/4/2024: Giá cà phê tăng 'hừng hực', trong nước tăng 3.000 đồng/kg, chuyên gia dự báo về điểm dừng?

Giá cà phê hôm nay 16/4/2024: Giá cà phê tăng 'hừng hực', trong nước tăng 3.000 đồng/kg, chuyên gia dự báo về điểm dừng?

Giá cà phê hôm nay 16/4/2024: Giá cà phê tăng 'hừng hực', trong nước tăng 3.000 đồng/kg, chuyên gia dự báo về điểm dừng?
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du đến New Zealand và Australia để đẩy nhanh tốc độ cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động