Chuyên gia Đức: Phán quyết PCA bác bỏ dứt khoát tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông

Bình An
Nhân dịp 5 năm ngày Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ra phán quyết về Biển Đông, Tiến sĩ Gerhard Will, nguyên chuyên gia về Biển Đông thuộc Viện Khoa học và Chính trị Đức, đã bình luận về vấn đề này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tiến sỹ Gerhard Will, nguyên chuyên gia về Biển Đông thuộc Viện Khoa học và Chính trị Đức. (Nguồn: TTXVN)
Tiến sỹ Gerhard Will, nguyên chuyên gia về Biển Đông thuộc Viện Khoa học và Chính trị Đức. (Nguồn: TTXVN)

Đánh giá về tình hình Biển Đông thời gian qua, Tiến sĩ Gerhard Will cho rằng về mặt pháp lý, từ sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết về Biển Đông, Trung Quốc không còn khăng khăng theo đuổi quan điểm "đường 9 đoạn" của họ nữa.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc trên các đảo mà họ chiếm đóng ở Biển Đông tiếp tục được thể hiện rõ. Theo ông, cùng với những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế khác, đây chính là nguyên nhân gây ra căng thẳng trong khu vực.

Chuyên gia Đức cũng cho rằng trong thời gian qua, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) phải đối mặt với nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 và điều đó khiến cộng đồng ASEAN gặp khó trong việc tổ chức các cuộc trao đổi, thảo luận trực tiếp để thống nhất quan điểm về các vấn đề liên quan tới Biển Đông.

Về giá trị phán quyết của PCA, Tiến sĩ Gerhard Will cho rằng phán quyết đã làm rõ nhiều vấn đề trong tranh chấp trên Biển Đông, đồng thời bác bỏ một cách dứt khoát các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

Phán quyết này đã được đại đa số cộng đồng quốc tế công nhận, có cơ sở pháp lý vững chắc và có giá trị lớn trong việc giải quyết xung đột Biển Đông. Bên vi phạm sẽ không thể viện dẫn luật pháp quốc tế cho đến khi họ công nhận và tuân thủ phán quyết này của Tòa Trọng tài.

Theo chuyên gia Gerhard Will, để ngăn chặn các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế tiếp tục diễn ra trên Biển Đông, cộng đồng quốc tế mà trước hết là các quốc gia ASEAN, cần phải mạnh mẽ ủng hộ phán quyết, đồng thời yêu cầu bên vi phạm tuân thủ phán quyết này, coi đây là điều kiện tiên quyết cho việc hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn giữa hai bên.

Về quan điểm của EU đối với xung đột ở Biển Đông, Tiến sĩ Gerhard Will nhận định các chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương do Liên minh châu Âu (EU) và các nước thành viên đầu tàu như Đức, Pháp, Hà Lan ban hành cho thấy châu Âu không chỉ coi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một khu vực quan trọng về mặt kinh tế, mà còn thể hiện sự quan tâm lớn tới tình hình chính trị và an ninh khu vực.

Theo ông, cả EU và Đức đều biết rằng họ chỉ có thể có sự hiện diện quân sự mang tính biểu tượng ở khu vực này. Trong trường hợp tốt nhất, Brussels và Berlin có thể đóng vai trò trung gian hòa giải giữa các bên.

Theo Tiến sĩ Gerhard Will, trái ngược với chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của EU và Đức bao gồm cả sự hợp tác với Trung Quốc. Tuy nhiên, theo ông, Trung Quốc có vẻ sẽ không chấp nhận một nhân tố trung gian hòa giải như vậy.

Tuy nhiên, ông Gerhard Will cho rằng việc Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer mới đây có cuộc trao đổi với người đồng cấp Trung Quốc là một tín hiệu tốt cho việc này. Theo ông, trong tình hình hiện tại, điều quan trọng là phải thiết lập và tăng cường các kênh liên lạc như vậy.

UNCLOS 1982 và ASEAN: Vai trò cốt lõi trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông

UNCLOS 1982 và ASEAN: Vai trò cốt lõi trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông

UNCLOS 1982 cùng sự đoàn kết của ASEAN đóng vai trò quan trọng trong giải quyết tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.

Mỹ 'nhắc nhẹ' Trung Quốc: Nếu tấn công Philippines ở Biển Đông sẽ kích hoạt hiệp ước phòng thủ chung

Mỹ 'nhắc nhẹ' Trung Quốc: Nếu tấn công Philippines ở Biển Đông sẽ kích hoạt hiệp ước phòng thủ chung

Ngày 11/7, Mỹ tiếp tục cảnh báo Trung Quốc về một vụ tấn công nhằm vào các lực lượng vũ trang Philippines trên Biển Đông ...

(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/5 và sáng 3/5: Lịch thi đấu bán kết Europa League - Roma vs Leverkusen; U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Indonesia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/5 và sáng 3/5: Lịch thi đấu bán kết Europa League - Roma vs Leverkusen; U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Indonesia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/5 và sáng 3/5: Lịch thi đấu U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Indonesia; Europa League - Marseille vs Atalanta.
XSMN 1/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 4 ngày 1/5/2024. xổ số hôm nay 1/5/2024. xổ số ngày 1 tháng 5

XSMN 1/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 4 ngày 1/5/2024. xổ số hôm nay 1/5/2024. xổ số ngày 1 tháng 5

XSMN 1/5 - xổ số hôm nay 1/5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 1/5/2024. kết quả xổ số ngày 1 tháng 5. SXMN 1/5. KQXSMN ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 2/5/2024: Song Tử tài chính biến động

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 2/5/2024: Song Tử tài chính biến động

Tử vi hôm nay 2/5/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Xuất khẩu văn hóa Hiphop, tại sao không?

Xuất khẩu văn hóa Hiphop, tại sao không?

Việt Max, đại diện giới underground, đã có những chia sẻ sâu về văn hóa nghệ thuật Hiphop Việt Nam.
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 1/5 - SXMN 1/5/2024 - kết quả xổ số hôm nay 1/5

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 1/5 - SXMN 1/5/2024 - kết quả xổ số hôm nay 1/5

XSMN 1/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 1/5/2023. kết quả xổ số ngày 1 tháng 5. xổ số hôm nay 1/5. SXMN 1/5. XSMN ...
Trận Bayern Munich hòa Real Madrid 2 - 2, HLV Tuchel chỉ trích trung vệ Hàn Quốc

Trận Bayern Munich hòa Real Madrid 2 - 2, HLV Tuchel chỉ trích trung vệ Hàn Quốc

HLV Tuchel cảm thấy tiếc nuối khi Bayern Munich không thể có được bàn thứ ba, sau khi Leroy Sane và Harry Kane giúp ‘Hùm xám’ dẫn ngược 2-1.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động