4 chuyên gia y tế gốc Việt thuộc Hội khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) tham gia buổi nói chuyện chiều ngày 7/8. |
Đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam. Phòng chống và học cách sống chung với dịch đang là những ưu tiên hàng đầu của xã hội và người dân.
Ngày 25/5 vừa qua, Tổ chức Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) đã chính thức thành lập một nhóm phản ứng nhanh để giúp Việt Nam với tên gọi Task Force “Beyond Covid & New Developments for Vietnam" (gọi tắt là AVSE Covid-19 Taskforce), bao gồm nhiều lĩnh vực kinh tế, y tế, đời sống, xã hội, tâm lý...
Ngoài lực lượng chủ chốt là những thành viên của AVSE Global, Task Force đã mời và kết nối với rất nhiều bác sĩ, chuyên gia để tư vấn về chiến lược ứng phó và phát triển trong và hậu Covid-19.
Nối tiếp thành công của Webinar #1 với chủ đề “Hiểu về Covid để an tâm giữa mùa dịch” ngày 17/7 và Webinar #2 với chủ đề “Hiểu về vaccine để đẩy lùi Covid” ngày 1/8, AVSE Global sẽ thực hiện buổi trao đổi chuyên đề sâu hơn cho các cán bộ ngoại giao với chủ đề “Mối nguy hiểm của biến thể Delta và cách phòng tránh” từ 15h hôm nay (7/8).
Link tham gia webinar “Mối nguy hiểm của biến thể Delta và cách phòng tránh” ngày 7/8: https://us06web.zoom.us/j/85870665874pwd=cHpzSUR3R3o4L3VzdGx6NVMrQ0p1Zz09. Meeting ID: 858 7066 5874; Passcode: 772365 Chương trình cũng livestream phát trên Facebook của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và báo điện tử Thế giới & Việt Nam. |
Diễn giả tham gia buổi nói chuyện là 4 chuyên gia y tế gốc Việt tại Pháp, Đan Mạch, Thụy Sỹ thuộc AVSE Global.
GS. TS. BS Đinh Xuân Anh Tuấn là Chủ nhiệm bộ môn Sinh lý hô hấp, Trường Đại học Y Nha Dược Paris; Trưởng Khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Trung ương Cochin, Paris, Pháp. GS. TS. BS Đinh Xuân Anh Tuấn - tác giả/đồng tác giả của hơn 370 bài báo được đăng tải trên các tạp chí y khoa quốc tế là thành viên Taskforce Hội chứng Covid mãn tính của Hội Hô hấp châu Âu.
TS. Lê Quý Vang là chuyên gia tư vấn cao cấp về Khoa học dữ liệu tại trường Đại học Aalborg, Đan Mạch, thành viên nhóm giải trình tự genome của SARS-CoV-2 và theo dõi sự di chuyển lây lan của các biến chủng Đại học Aalborg, Đan Mạch. TS. Lê Quý Vang có niềm đam mê và mong muốn kết hợp khoa học dữ liệu và khoa học sự sống để giải quyết những bài toán thực tế đem lại lợi ích cho xã hội.
TS. BS. Nguyễn Nhất Linh hiện đang làm việc cho Chương trình lao toàn cầu, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Geneva, Thụy Sỹ. Bác sĩ Nguyễn Nhất Linh là một chuyên gia về bệnh lao và y tế công cộng với trên 25 năm kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam và quốc tế, tham gia xây dựng chính sách và hướng dẫn toàn cầu dựa trên bằng chứng khoa học, và hỗ trợ chuyên môn cho các nước về triển khai các chương trình y tế quốc gia.
TS. Nguyễn Thị Thu Hiền là chuyên gia cao cấp Sinh y Bệnh viện Đại học Aalborg, Đan Mạch. Chuyên môn nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Thu Hiền là nghiên cứu lâm sàng và các hệ vi sinh vật hỗn hợp phức tạp. Kể từ tháng 3/2020, bà tham gia vào dự án thu thập mẫu quốc gia liên quan đến Covid-19 trên 6.000 bệnh nhân mắc Covid-19 tại Đan Mạch để phục vụ cho các nghiên cứu liên quan đến Covid-19.
Theo đại diện Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, dự kiến có khoảng hơn 300 cán bộ ngoại giao ở trong và ngoài nước tham dự buổi nói chuyện đặc biệt này.
"Với sự đồng lòng, chung tay chiến đấu với dịch bệnh Covid-19 để đưa Việt Nam sớm trở lại trạng thái ổn định, AVSE Global mong muốn cùng với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và Công đoàn Bộ Ngoại giao hợp tác trao đổi và truyền tải các thông tin rõ hơn đến các cán bộ ngoại giao". (TS. Nguyễn Thị Thu Trà, Giám đốc Webinar AVSE Global, thành viên AVSE Covid-19 Taskforce) |
| ‘Đội đặc nhiệm’ Covid-19 ở nước ngoài đồng hành chống dịch với quê hương Thành lập mới được năm tuần, AVSE Global Taskforce Covid-19 – nhóm phản ứng nhanh Covid-19 của Hội khoa học và chuyên gia Việt Nam ... |
| Covid-19: 5 sự thật nên biết về ‘sát thủ Delta’ để chủ động phòng ngừa Biến chủng Delta đang kéo thế giới trở lại với sự bấp bênh. Như các chuyên gia y tế cảnh báo, tình hình còn "rất ... |