Chuyên gia Lê Quốc Vinh: 'Việt Nam phải cạnh tranh với các nước ASEAN bằng việc tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn hơn'

Nguyệt Anh
Theo chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch Công ty Le Bros, Việt Nam vẫn phải cạnh tranh với các nước trong khu vực Đông Nam Á, bằng việc tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn hơn, hoạt động quảng bá du lịch cũng phải linh hoạt hơn...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quảng bá du lịch
Chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh cho rằng, hoạt động quảng bá du lịch phải linh hoạt hơn. (Nguồn: NVCC)

Theo Trung tâm Thông tin Du lịch (Tổng cục Du lịch Việt Nam), dữ liệu từ Google chỉ ra rằng, lượng tìm kiếm từ nước ngoài về du lịch Việt Nam đang trên đà tăng cao qua từng tháng. Ông đánh giá thế nào về tình hình phục hồi khả quan của du lịch Việt Nam ở thời điểm hiện tại và trong thời gian tới?

Việt Nam lâu nay vẫn là một điểm đến hấp dẫn của du lịch quốc tế. Sự quan tâm, tìm kiếm là điều dễ hiểu. Từ lúc chúng ta thực sự mở cửa cho du lịch quốc tế cũng đã 4 tháng rồi, đó là khoảng thời gian cần thiết để người ta bắt đầu sắp xếp cho hành trình tiếp theo.

Chúng ta cũng tính toán rằng, sau khoảng 6 đến 12 tháng thì các công ty cung cấp dịch vụ lữ hành quốc tế bắt đầu đưa Việt Nam trở lại chương trình du lịch. Chúng tôi vẫn theo dõi thường xuyên mức độ xuất hiện của du khách nước ngoài tại các địa điểm du lịch quan trọng và thấy có những tín hiệu khả quan.

Mặc dù sự xuất hiện trở lại của du khách nước ngoài, đặc biệt là du khách phương Tây chưa nhiều (thị trường Trung Quốc vẫn đóng băng), nhưng có một xu hướng gia tăng thấy rõ.

Tôi có một niềm tin rằng, 2023 sẽ chứng kiến sự trở lại của du lịch quốc tế sau một loạt những nỗ lực kích cầu trong nửa sau 2022.

Dưới góc nhìn của ông, sự đổi mới về tư duy truyền thông trong việc quảng bá du lịch và hình ảnh quốc gia thế nào?

Du lịch Việt Nam đang được quảng bá trên nhiều phương diện. Không chỉ ngành du lịch đang làm quảng bá, mà văn hoá, ngoại giao cũng đang thực hiện các kế hoạch riêng. Một sự kiện tập trung khá mạnh là Tuần lễ trọng điểm Festival Huế tháng 6 vừa qua.

Ban Tổ chức đã rất nỗ lực kết nối với cơ quan ngoại giao nhiều quốc gia để đưa các đoàn nghệ thuật của họ, cũng như du khách quay lại Việt Nam. Sắp tới, Triển lãm du lịch quốc tế ITE vào tháng 9 ở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tập trung nhiều vào du lịch inbound, tác động trực tiếp vào người mua quốc tế. Bản thân công ty tôi cũng sẽ có một sự kiện thể thao mở đầu cho chiến lược dùng sự kiện thể thao để quảng bá du lịch.

"Chúng ta không nên quảng bá du lịch qua hình ảnh đất nước, con người chung chung nữa. Phải tập trung vào giá trị nổi bật trong một chiến lược branding lâu dài, đồng thời lựa chọn những đặc trưng riêng biệt cho từng chiến dịch ngắn hạn, đánh vào từng phân khúc khách hàng tiềm năng".

Tuy nhiên, thực lòng mà nói, tôi chưa thấy có những chiến dịch bài bản quảng bá cho điểm đến quốc gia, cũng như điểm đến ở từng địa phương. Các doanh nghiệp lữ hành, các doanh nghiệp khách sạn, nghỉ dưỡng… vừa trải qua cơn tàn phá khốc liệt của đại dịch Covid-19, vẫn chưa thể ngay lập tức phục hồi, chưa đủ lực để tự triển khai những chiến dịch quảng bá du lịch quốc tế.

Hiện tại, họ ý thức rất rõ, trong giai đoạn trước mắt, du lịch nội địa vẫn là trọng tâm, nên hầu như các chiến dịch quảng cáo, truyền thông nổi bật đều hướng vào thị trường trong nước.

Điển hình là chiến dịch “Take me to the sun” của SunGroup, chiến dịch “Ở là kết - Hè là game” của SOJO, hay chiến dịch “Meta Summer” của VinPearl.

Quảng bá du lịch
Du khách tại biển Quảng Nam. (Ảnh: Đặng Hường)

Chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia cũng như du lịch của Việt Nam nên được đầu tư thế nào để có thể mang lại lợi ích thiết thực và hiệu quả nhất?

Chúng ta không nên quảng bá du lịch qua hình ảnh đất nước, con người chung chung nữa. Phải tập trung vào giá trị nổi bật trong một chiến lược branding lâu dài, đồng thời lựa chọn những đặc trưng riêng biệt cho từng chiến dịch ngắn hạn, đánh vào từng phân khúc khách hàng tiềm năng.

Đặc biệt, sau giai đoạn gần như kiệt quệ vì Covid-19, khách du lịch sẽ rất chọn lựa điểm đến tiếp theo của mình. Nó phải rất khác biệt, mới lạ, hấp dẫn so với các lựa chọn khác.

Chiến dịch truyền thông phải có trọng tâm, với một thông điệp đơn giản, quảng bá cho một giá trị đơn nhất và khác biệt, để tạo hiệu ứng thu hút lớn đã. Ví dụ như một loại nghệ thuật ẩm thực, một hoàng hôn an bình trên bờ biển, hay một lễ hội văn hoá độc đáo… Khi đã bị thu hút bởi ấn tượng mạnh, du khách sẽ tìm hiểu và thấy nhiều hơn các giá trị nổi bật khác.

Theo ông, sản phẩm du lịch của Việt Nam cũng cần thay đổi ra sao để bắt kịp được với xu hướng thị trường cũng như nhu cầu của du khách?

Sản phẩm du lịch mới phải được thiết kế để phục vụ cho mục tiêu chiến lược của chiến dịch truyền thông. Chẳng hạn, nếu chúng ta lựa chọn ẩm thực - food tour - như là trọng tâm của chiến dịch truyền thông 2023, thì sản phẩm mới sẽ tập trung vào đó, thiết kế các tour trải nghiệm ẩm thực, các cơ hội trải nghiệm ẩm thực độc đáo, những sự kiện ẩm thực xuất sắc.

"ASEAN vừa là đối tác, vừa là đối thủ cạnh tranh trong ngành du lịch. Hợp tác, liên kết với các nước ASEAN để tạo ra những giải pháp, dịch vụ du lịch mang tính khu vực là một cách để thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam. Chúng ta thấy lượng du khách đến Siam Reap, Campuchia tăng khá cao, nếu ta thuyết phục được một phần du khách đó kéo dài kỳ nghỉ sang Đồng bằng sông Cửu Long, đó là một giải pháp khả thi".

Theo quan điểm marketing hiện đại, người ta tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu, mong muốn và cả giải quyết nỗi đau của khách hàng, thay vì thuyết phục khách hàng mua các sản phẩm mình có.

Ở các vùng du lịch, mỗi nơi sẽ có một thế mạnh riêng. Tìm hiểu xem thế mạnh đó giải quyết vấn đề của ai, ở đâu, như thế nào và thiết kế những sản phẩm du lịch cụ thể, phục vụ cho mục đích đó.

Tất nhiên, các sản phẩm mới đó phải là một phần trong hệ sinh thái du lịch hiện hữu, là những điểm cộng thêm, làm phong phú hơn các sản phẩm du lịch đã là thế mạnh.

Du lịch Việt Nam trong tương quan với các nước ASEAN thì thế nào, theo ông? Năng lực đối phó với những áp lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Nam Á ra sao?

ASEAN vừa là đối tác, vừa là đối thủ cạnh tranh trong ngành du lịch. Hợp tác, liên kết với các nước ASEAN để tạo ra những giải pháp, dịch vụ du lịch mang tính khu vực là một cách để thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam. Chúng ta thấy lượng du khách đến Siam Reap, Campuchia tăng khá cao, nếu đồng thời kéo được một phần du khách sang Đồng bằng sông Cửu Long trong một cơ hội kéo dài kỳ nghỉ là một giải pháp khả thi.

Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, Việt Nam vẫn phải cạnh tranh với các nước trong khu vực Đông Nam Á, bằng việc tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn hơn. Hoạt động quảng bá du lịch phải linh hoạt hơn, phi tập trung, hướng vào từng phân khúc nhỏ, thay vì tiếp cận chung chung, đại trà như lâu nay chúng ta vẫn làm.

Các nước ASEAN phần lớn có một hệ thống xúc tiến du lịch bài bản, hiện đại và liên tục đổi mới, đặc biệt là Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và cả Campuchia.

Họ linh hoạt, đưa ra quyết định nhanh chóng và có năng lực triển khai trực tiếp đến các thị trường mục tiêu. Chúng ta không phải không biết thế mạnh của họ và điểm yếu của ta, nhưng chúng ta đổi mới chậm quá.

Xin cảm ơn ông!

TS. Cù Văn Trung: 'Học thật, thi thật, nhân tài thật phải bắt đầu từ nhà quản lý giáo dục'

TS. Cù Văn Trung: 'Học thật, thi thật, nhân tài thật phải bắt đầu từ nhà quản lý giáo dục'

Chia sẻ với báo TG&VN, TS. Cù Văn Trung, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Công ty Cổ phần Tư vấn và Đào tạo giáo ...

MC Trịnh Lê Anh: Tạm biệt ông Abe Shinzo, đại sứ của tuổi trẻ, của tình hữu nghị thanh niên ASEAN-Nhật Bản

MC Trịnh Lê Anh: Tạm biệt ông Abe Shinzo, đại sứ của tuổi trẻ, của tình hữu nghị thanh niên ASEAN-Nhật Bản

MC Trịnh Lê Anh chia sẻ, nhờ cố Thủ tướng Abe Shinzo, đã có nhiều lứa thanh niên ASEAN như anh được đi xa để ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Viện Pháp Việt Nam tổ chức các buổi hòa nhạc độc tấu piano của nghệ sĩ dương cầm tài năng Olivier Moulin, trong chuyến lưu diễn tại các thành phố lớn.
Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Lễ hội Kanagawa giới thiệu những nét văn hóa độc đáo mang đậm màu sắc truyền thống Nhật Bản thông qua nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Quan họ với nhiều cơ chế đặc thù.
Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Một xác tàu đắm được các nhà nghiên cứu Na Uy phát hiện ra tại Hồ Mjøsa của nước này, được xác định là có niên đại khoảng 7 thế kỷ trước.
Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Mang tên 'Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản', bộ sưu tập độc đáo đến từ thượng hiệu lụa DeSilk đã được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Công văn gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'.
Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày chuyên đề 'Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc'.
Phiên bản di động