Việc đưa UNCLOS 1982 vào để cân nhắc các vấn đề và thiết lập hướng dẫn pháp lý cho các bên tranh chấp tại Biển Đông là một lựa chọn đúng đắn. (Nguồn: SCMP) |
Đó là nhận định của ông Jay L. Batongbacal, Phó Giáo sư Trường Luật thuộc Đại học Philippines, Giám đốc Viện Hàng hải và Luật Biển Philippines trong một bài trả lời phỏng vấn gần đây trên The Diplomat.
Phán quyết của Toà Trọng tài thường trực (PCA) tại The Hague (Hà Lan) trong vụ kiện của Philippines đối với các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông là sự kiện có ý nghĩa pháp lý nhất trong các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải kéo dài, phức tạp giữa nhiều bên ở Biển Đông.
Phán quyết chỉ ra con đường tiến tới sự phân bổ quyền tài phán và tài nguyên của một khu vực biển chung giữa một số quốc gia tranh chấp, phù hợp với các điều khoản của một trong những hiệp định đa phương toàn cầu quan trọng nhất thời hiện đại-UNCLOS 1982.
Phán quyết cũng cân bằng hợp lý những lợi ích không chỉ giữa các bên tranh chấp trong khu vực mà còn cân bằng giữa họ với các cường quốc bên ngoài có lợi ích riêng trong việc tiếp cận, qua lại Biển Đông.
Việc đưa UNCLOS 1982 vào để cân nhắc các vấn đề và thiết lập hướng dẫn pháp lý cho các bên tranh chấp tại Biển Đông là một lựa chọn đúng đắn.
Có được phán quyết này, Philippines đã thiết lập được sự ủng hộ pháp lý vững chắc cho việc Manila từ chối tuân theo các yêu sách của Trung Quốc.
Trong năm thứ 5 kể từ sau phán quyết, đã có thêm nhiều quốc gia ủng hộ phán quyết chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc đối với các tuyên bố chủ quyền phi pháp và quá đáng.
Điều đó rất quan trọng vì giúp củng cố lập trường của Philippines trong việc giải quyết các tranh chấp bằng con đường ngoại giao.
UNCLOS 1982 và hệ thống luật biển quốc tế được xây dựng xung quanh nó là hệ thống luật duy nhất được các quốc gia thành viên ASEAN và khu vực chấp nhận.
Nhận địnhm này được chứng minh bởi sự lặp lại rất thường xuyên các yêu cầu về sự tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 của các quốc gia.