Nhỏ Bình thường Lớn

Chuyên gia: Nền kinh tế Trung Quốc đã chạm đáy và bắt đầu phục hồi

Trong tháng 11, tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ (NDT) so với USD có xu hướng phục hồi mạnh. Điều này được cho là sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế Trung Quốc và việc khôi phục niềm tin thị trường.
(Nguồn: CNBC)
Các công ty và ngân hàng toàn cầu đang huy động số lượng Nhân dân tệ kỷ lục. (Nguồn: CNBC)

Số liệu của Trung tâm giao dịch ngoại hối Trung Quốc cho thấy, ngày 24/11, tỷ giá trung tâm của NDT với USD ở mức 7,1151 - cao nhất kể từ ngày 10/6. Ghi nhận sáng nay (29/11), tỷ giá trung tâm của NDT với USD tiếp tục tăng, ở mức 7,1473.

Giới chuyên gia tại Hong Kong (Trung Quốc) nhận định, đây là dấu hiệu tích cực đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tin liên quan
Tung Tung 'hỏa lực' ngân sách, Trung Quốc quyết phục hồi kinh tế, vẫn giữ vị thế tốt nhờ điều này

Ông Thịnh Tùng Thành, cựu Cục trưởng Cục Khảo sát và Thống kê thuộc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết, việc tỷ giá đồng nội tệ nước này tăng sẽ cải thiện kỳ vọng và khôi phục niềm tin thị trường.

Cựu quan chức trên nhấn mạnh: "Sự phục hồi của tỷ giá NDT là biểu hiện của nền kinh tế Trung Quốc đã chạm đáy và bắt đầu phục hồi".

Trong khi đó, Phó Giáo sư Lưu Xuân Sinh tại Học viện Kinh tế và thương mại quốc tế thuộc Đại học Tài chính và kinh tế Trung ương Trung Quốc cho rằng, NDT tăng giá là do một số yếu tố như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đưa ra tín hiệu tạm dừng tăng lãi suất tại cuộc họp vào đầu tháng 11, khiến chỉ số USD giảm.

Song song với đó, số liệu kinh tế quý III/2023 của quốc gia Đông Bắc Á vượt mong đợi và hàng loạt chỉ số kinh tế trong tháng 10 được cải thiện đáng kể; tín hiệu tích cực sau cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ ở San Francisco đã góp sức thúc đẩy đà tăng của đồng tiền này.

Theo truyền thông quốc tế, các công ty và ngân hàng toàn cầu đang huy động số lượng NDT kỷ lục, thúc đẩy nội tệ Trung Quốc vượt qua Euro, trở thành đồng tiền tài trợ thương mại lớn thứ hai toàn cầu.

Ngoài ra, tỷ trọng của NDT trong giao dịch ngoại hối cũng không ngừng tăng lên. Theo khảo sát năm 2022 của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), tỷ trọng giao dịch ngoại hối bằng NDT trên thị trường toàn cầu đã tăng từ 4,3% lên 7% trong 3 năm qua.

Kinh tế Trung Quốc sẽ sớm đối diện với những nỗi lo mới

Kinh tế Trung Quốc sẽ sớm đối diện với những nỗi lo mới

Theo các tổ chức tài chính nước ngoài, Trung Quốc sẽ tiếp tục đối mặt với áp lực vào cuối năm tới trong việc thực ...

Mỹ-Trung Quốc tìm cách trở lại 'con đường' bình thường, 3 vấn đề cần giải quyết để tiếp tục phụ thuộc nhau

Mỹ-Trung Quốc tìm cách trở lại 'con đường' bình thường, 3 vấn đề cần giải quyết để tiếp tục phụ thuộc nhau

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến ​​sẽ gặp nhau tại San Francisco, bên lề Hội nghị ...

Moscow: Tiền tệ của các nước phương Tây dần 'biến mất' trong hoạt động thương mại Nga - Trung Quốc

Moscow: Tiền tệ của các nước phương Tây dần 'biến mất' trong hoạt động thương mại Nga - Trung Quốc

Phó Thủ tướng Nga Andrey Belousov thông báo, khoảng 95% giao dịch thương mại Nga-Trung Quốc đang thực hiện bằng Ruble và Nhân dân tệ. ...

Tung 'hỏa lực' ngân sách, Trung Quốc quyết phục hồi kinh tế, vẫn giữ vị thế tốt nhờ điều này

Tung 'hỏa lực' ngân sách, Trung Quốc quyết phục hồi kinh tế, vẫn giữ vị thế tốt nhờ điều này

Bộ trưởng Bộ Tài chính của Trung Quốc Lan Fo’an nói rằng, Bắc Kinh sẽ tăng cường chi tiêu ngân sách để hỗ trợ quá ...

Sự trỗi dậy của siêu cường kinh tế Trung Quốc đang bị đảo ngược, bước ngoặt lịch sử mới?

Sự trỗi dậy của siêu cường kinh tế Trung Quốc đang bị đảo ngược, bước ngoặt lịch sử mới?

Đánh giá về những nguyên nhân khiến quy mô kinh tế Trung Quốc trong tỷ trọng kinh tế toàn cầu bị suy giảm, một số ...

(theo Reuters)