Chuyên gia Nga giải mã lý do Nhật Bản can dự vào vấn đề Biển Đông

Thế Linh
TGVN. Việc Nhật Bản can thiệp vào vấn đề Biển Đông có thể khiến quan hệ với Trung Quốc bị ảnh hưởng, nhưng sẽ không dẫn đến thụt lùi quan hệ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Theo các chuyên gia được đài Sputnik của Nga phỏng vấn, một trong những nguyên nhân khiến Nhật Bản gia tăng sức ép lên Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông là ý muốn thể hiện lòng trung thành với chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden và củng cố vị thế của Tokyo trong nhóm Bộ Tứ - hạt nhân của tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Ngày 19/1, Phái đoàn thường trực Nhật Bản tại Liên Hợp quốc gửi công hàm đến Tổng thư ký Liên Hợp quốc nhằm phản đối công hàm số CML63/2020 của Trung Quốc về việc vẽ đường cơ sở thẳng bao quanh các cấu trúc trên Biển Đông.
Ngày 19/1, Phái đoàn thường trực Nhật Bản tại Liên hợp quốc gửi công hàm đến Tổng thư ký Liên hợp quốc nhằm phản đối công hàm số CML63/2020 của Trung Quốc về việc vẽ đường cơ sở thẳng bao quanh các cấu trúc trên Biển Đông. (Nguồn: Getty)

Trong những năm gần đây, tại các hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), Nhật Bản đã ủng hộ lập trường của các đối tác phương Tây lên án chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trước đó, Tokyo cũng đã kêu gọi Bắc Kinh công nhận phán quyết năm 2016 của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Haye.

Trong tuần này, Nhật Bản đã sử dụng diễn đàn Liên hợp quốc (LHQ) để thu hút sự chú ý đến vấn đề Biển Đông.

Tờ SCMP đưa tin, ngày 19/1, phái đoàn thường trực của Nhật Bản tại LHQ đã gửi công hàm tới Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, cáo buộc Trung Quốc vi phạm Công ước LHQ về Luật Biển ở vùng Biển Đông. Trong phần ghi chú, Nhật Bản cũng cáo buộc Trung Quốc hạn chế quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.

Nhật Bản và một số nước trong khu vực sẽ tìm cách kéo chính quyền của ông Biden về phía họ để giải quyết các vấn đề của họ.

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia Vladimir Evseev của Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga (RISI) lưu ý đến khía cạnh này khi bình luận về việc Nhật Bản can dự vào tranh chấp tại Biển Đông.

Chuyên gia này nói: "Đối với Nhật Bản, việc triển khai chính sách chống Trung Quốc là cực kỳ quan trọng, đó là lý do tại sao nước này nhắc nhở về mối đe dọa từ Bắc Kinh trong bức công hàm gửi lên LHQ".

Các đồng minh của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, không chỉ Nhật Bản mà cả Hàn Quốc, đều có những vấn đề nghiêm trọng với Trung Quốc. Một số đối tác của Mỹ trong khu vực Biển Đông cũng gặp phải những vấn đề tương tự.

Do đó, hiện nay, các đồng minh của Washington ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ ngày càng tích cực đề cập vấn đề Trung Quốc nhằm biến chủ đề này thành một ưu tiên quan trọng trong chính sách đối ngoại của chính quyền ông Biden, gia tăng sức ép của Mỹ đối với Trung Quốc nhằm giúp họ giải quyết các vấn đề với nước này.

Chuyên gia Evseev viện dẫn, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã theo đuổi chính sách khá cứng rắn nhằm gây sức ép không chỉ với Trung Quốc mà còn với các đồng minh trong khu vực. Những nước này đã phàn nàn rằng ông Trump không tính đến lợi ích của các đồng minh.

Giờ đây, những nước này sẽ cố gắng thuyết phục ông Biden và các thành viên trong chính quyền mới rằng Washington nên ủng hộ tích cực các chính sách của họ để tăng cường quan hệ đồng minh.

Để làm được như vậy, các nước đồng minh phải thể hiện sự trung thành với Mỹ, kể cả trong việc kiềm chế Trung Quốc. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ vì quan hệ Mỹ-Trung xấu đi có thể tạo ra nhiều vấn đề cho người Mỹ. Do đó, chính quyền của ông Biden sẽ phải đối mặt với lựa chọn khó khăn.

Nhật Bản có thể chọn lựa giữa kinh nghiệm của mình và kinh nghiệm của Australia trong việc xây dựng quan hệ với Trung Quốc, ông Evseev nhận định.

Trong khi đó, Tokyo vẫn nhất quán phát triển quan hệ kinh tế và thương mại với Bắc Kinh bất chấp tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông và những bất đồng lịch sử.

Trung Quốc và Nhật Bản vẫn là đối tác thương mại chính của nhau trong khu vực và đang cố gắng sử dụng một cách khôn ngoan thành quả này để hình thành các mối quan hệ chính trị ổn định.

TIN LIÊN QUAN
Tin thế giới 22/1: Ngày thứ 2 ở Nhà Trắng của tân Tổng thống Mỹ; Hiệp định hạt nhân được cứu? Nga sẽ trả đũa Albania
Indonesia: Quốc hội hối thúc chính phủ 'đặc biệt quan tâm' đến Biển Đông
Mỹ nói gì về việc Trung Quốc tuyên bố trục xuất tàu khu trục John S. McCain ở Biển Đông?
Nhật Bản-Ấn Độ phản đối quyết liệt những nỗ lực cưỡng ép thay đổi hiện trạng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Biển Đông: Tàu chiến Mỹ tuần tra tại quần đảo Trường Sa
(theo Sputnik)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 25/4/2024, Lịch vạn niên ngày 25 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 25/4/2024, Lịch vạn niên ngày 25 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 25/4. Lịch âm hôm nay 25/4/2024? Âm lịch hôm nay 25/4. Lịch vạn niên 25/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 25/4/2024: Tuổi Hợi tình duyên khởi sắc

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 25/4/2024: Tuổi Hợi tình duyên khởi sắc

Xem tử vi 25/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 25/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
XSMT 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024. SXMT 25/4/2024

XSMT 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024. SXMT 25/4/2024

XSMT 25/4 - xổ số hôm nay 25/4. trực tiếp xổ số miền Trung 25/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay 25/4. xổ số miền Trung thứ 5. ...
XSAG 25/4, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 25/4/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 25/4, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 25/4/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay - XSAG 25/4/2024. KQXSAG thứ 5. xo so An Giang. kết quả xổ số An Giang ngày ...
XSBTH 25/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 25/4/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 25/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 25/4/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay - XSBTH 25/4/2024. xo so Binh Thuan. KQXSBTH thứ 5. kết quả xổ số Bình Thuận ngày ...
Vietlott 25/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 25/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 25/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 25/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 25/4/2024 nhanh nhất và chính xác nhất từ trường quay. XS Power 655 hom nay. Xo so Vietlott ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động