Điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 tại bệnh viện ở Moscow, Nga, ngày 20/10. (Nguồn: AFP) |
Ông Gintsburg giải thích: “Người tiêm chủng vẫn bị mắc bệnh vì chủng virus Delta, các tế bào bộ nhớ không kịp hoạt động. Chủng Delta đã thay đổi bản chất tương tác với các tế bào và tồn tại bên trong các tế bào”.
Ông Gintsburg cho biết thêm virus đã kịp xâm nhập vào các tế bào, do mức kháng thể bắt đầu giảm kể từ 6-8 tháng sau khi tiêm chủng và các tế bào nhớ còn lại bắt đầu sản xuất kháng thể vào ngày thứ 2 hoặc thứ 4 sau khi mắc bệnh, “song đã muộn”.
Theo ông Gintsburg, virus lây lan từ tế bào này sang tế bào khác mà không rời khỏi chúng và tích tụ với số lượng rất lớn. Để liên tục có lượng kháng thể cao trong máu, cần tiêm nhắc lại sau mỗi 6 tháng.
Ngày 29/10, bác sĩ, Phó tiến sĩ y khoa Boris Churadze nhắc lại rằng khi tiêm vaccine ngừa Covid-19, điều quan trọng là phải trải qua tất cả các giai đoạn tiêm chủng, nếu không sẽ có nguy cơ mắc Covid-19.
Trước đó một ngày, ông Denis Protsenko, Bác sĩ trưởng Bệnh viện số 40 chuyên điều trị Covid-19 ở Kommunarka, Mosccow cảnh báo người dân Nga rằng nguy cơ mắc bệnh sẽ xuất hiện trở lại ở người đã khỏi bệnh Covid-19 trong 6 tháng.
Theo Tiến sĩ y khoa, Giáo sư, Chủ tịch Hiệp hội chuyên gia quốc tế về nhiễm trùng Irina Shestakova, trong số các chủng virus Covid-19 đang lây lan ở Nga, 98% là chủng Delta. Đồng thời, bà nhấn mạnh còn quá sớm để nói sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh Covid-19 có liên quan đến sự xuất hiện của chủng virus mới.
| Các biến thể Covid-19 mới có tiếp tục xuất hiện và nguy hiểm hơn? Trong tương lai có thể xuất hiện thêm những biến thể mới lách được vaccine và miễn dịch tự nhiên nhưng khó lây lan nhanh ... |
| Covid-19: Vì sao giới khoa học chưa lo ngại biến thể Mu? Biến thể Mu có những điểm tương đồng với chủng Delta của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, mang các đột biến có khả năng tránh ... |