Chuyên gia: Nga nên theo đuổi ngoại giao khoa học ở Biển Đông

LÊ VY
TGVN. Bà Olga Krasnyak, Phó Giáo sư tại khoa Quan hệ Quốc tế, trường Kinh tế Cao cấp Moscow cho rằng Nga nên thúc đẩy ngoại giao khoa học ở Biển Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong một bài phân tích đăng ngày 18/9 trên trang mạng của Hội Nghiên cứu Chính sách châu Á và Thái Bình Dương tại Australia, chuyên gia Olga Krasnyak nhận định Biển Đông có thể mang lại cho Nga những cơ hội hợp tác khoa học và những mối lợi lớn về mặt ngoại giao, giúp nước này tăng cường vị thế địa chính trị của mình.

Về mặt lịch sử, sức mạnh và quyền lợi của Hải quân Nga trải rộng từ vùng Biển Đen và Biển Baltic ở phía Tây vòng lên vùng Bắc Cực ở Bắc Thái Bình Dương ở phía Bắc và phía Đông của Nga. Đây là khu vực quan trọng đối với Nga từ hàng thế kỷ nay và là một trong những lợi ích chiến lược cốt lõi của Moscow.

Biển Đông chưa là trọng tâm chú ý trong chính sách ngoại giao của Nga, phần lớn là vì ở xa nước Nga, không phải là nơi mà Moscow có nhiều quyền lợi kinh tế, trong khi đó lại là địa bàn tranh chấp của Trung Quốc và các nước ASEAN từ lâu.

Quan điểm chính thức mà Bộ Ngoại giao Nga đưa ra về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông là phải bảo vệ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982. Theo chuyên gia Krasnyak, Moscow tin tưởng rằng ngoại giao là cách duy nhất để giải quyết một cách hòa bình tranh chấp ở Biển Đông.

Theo phân tích của bà Olga Krasnyak thì việc Nga chưa tham gia tích cực hơn đến vấn đề Biển Đông có thể tạo ra một khoảng trống để các cường quốc khác can dự. “Nếu quyết định hành động ngay từ bây giờ thì một trong những cách tiếp cận tốt để hiện diện ở Biển Đông có lẽ là chính sách ngoại giao khoa học”, bà Olga Krasnyak viết.

Cơ hội hợp tác khoa học và kinh tế

Ngoại giao khoa học là một công cụ đối ngoại thực thụ, vận dụng hợp tác khoa học quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề môi trường nhằm phát huy các lợi ích quốc gia. Vấn đề là áp dụng kiểu ngoại giao khoa học đó như thế nào ở Biển Đông.

chuyen gia nga nen theo duoi ngoai giao khoa hoc o bien dong
"Kinh nghiệm của Nga trong việc giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trường và sinh thái có thể giúp ích trong việc bảo vệ các rặng san hô ở Biển Đông". (Nguồn: CNN)

Lấy ví dụ về Chính sách Bắc Cực của Nga. Nga có kinh nghiệm rất tốt trong lĩnh vực này và là thành viên Hội đồng Bắc Cực, một diễn đàn liên chính phủ dựa trên khoa học ngoại giao.

Trên một vài phương diện, tình hình Bắc Cực và Biển Đông có thể so sánh với nhau.

Cả hai đều tạo cơ hội cho việc thúc đẩy hợp tác khoa học quốc tế. Trung Quốc hiện đang tham gia một số dự án khoa học ở Bắc Cực cho nên Nga có thể đóng vai trò là người hòa giải và hỗ trợ trong việc giới thiệu và hướng dẫn các dự án khoa học chung giữa Trung Quốc và các nước ASEAN ở Biển Đông.

Biển Đông là một vùng biển bận rộn nhất trên thế giới và phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về hậu cần mà Nga có thể giúp giải quyết. Điều này có thể mở ra cơ hội kinh tế cho các quốc gia ven biển, bao gồm cả Trung Quốc…

Hành động vì môi trường

Ngoài ra, Nga có thể giành được chỗ đứng trong khu vực bằng các hành động vì môi trường và sinh thái.

Giống như ở Biển Đông, vùng biển Bắc Cực là không gian mà các hoạt động quốc tế làm gia tăng rủi ro về môi trường và sinh thái, điều mà Nga đã có nhiều kinh nghiệm trong việc khắc phục.

Theo cách tương tự, kinh nghiệm của Nga trong việc giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trường và sinh thái có thể giúp ích trong việc bảo vệ các rặng san hô ở Biển Đông.

Cuối cùng, nếu Nga có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy các tiến trình hòa bình và hợp tác khoa học quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề môi trường và sinh thái ở Biển Đông, thì trong quá trình tạo lập được các tiến bộ khoa học và ngoại giao, nước này có thể nêu gương tích cực cho các cường quốc khác và xây dựng một chuẩn mực có lợi cho toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Philippines hoan nghênh Anh, Pháp, Đức ủng hộ phán quyết về Biển Đông

Philippines hoan nghênh Anh, Pháp, Đức ủng hộ phán quyết về Biển Đông

TGVN. Ông Bacordo nhấn mạnh: “Chúng tôi hoan nghênh tuyên bố ủng hộ của Pháp, Đức và Vương quốc Anh đối với nội dung phán ...

Châu Âu đưa ra lập trường cứng rắn hơn ở Biển Đông

Châu Âu đưa ra lập trường cứng rắn hơn ở Biển Đông

TGVN. Việc Pháp, Anh và Đức gửi công hàm chung lên Liên hợp quốc vào ngày 16/9 thể hiện lập trường pháp lý liên quan ...

Học giả kêu gọi Trung Quốc bỏ đường lưỡi bò ở Biển Đông

Học giả kêu gọi Trung Quốc bỏ đường lưỡi bò ở Biển Đông

TGVN. Chuyên gia quân sự Li Nan, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Đông Á (EAI), cho rằng việc từ bỏ đường lưỡi bò ...

(theo Policy Forum)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Làng cổ tích dưới chân cột cờ Lũng Cú

Làng cổ tích dưới chân cột cờ Lũng Cú

Giữa mênh mông cao nguyên đá Đồng Văn, có một ngôi làng níu chân du khách bởi không khí yên bình, vẻ đẹp nguyên sơ...
Bài tarot hôm nay 7/4: Sắp tới bạn có mối tình nào không?

Bài tarot hôm nay 7/4: Sắp tới bạn có mối tình nào không?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ nhận được thông điệp về chuyện tình cảm sắp tới. Liệu bạn có gặp được một mối tình nào hay không?
Kết quả xổ số hôm nay 6/4: Xổ số Tiền Giang, xổ số Kiên Giang và xổ số Đà Lạt-Lâm Đồng

Kết quả xổ số hôm nay 6/4: Xổ số Tiền Giang, xổ số Kiên Giang và xổ số Đà Lạt-Lâm Đồng

XSMN 6-4, Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 6-4-2025. Kết quả xổ số hôm nay 6-4, được các công ty Xổ số Tiền Giang, Kiên Giang và Đà ...
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2025: 3 nhóm hàng hóa giảm, 8 nhóm tăng

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2025: 3 nhóm hàng hóa giảm, 8 nhóm tăng

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2025 giảm 0,03% so với tháng trước, 3 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá giảm và 8 nhóm hàng có chỉ ...
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025: Hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025: Hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2025 được tổ chức từ ngày 17-20/4, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Bentley mới nhất tháng 4/2025

Cập nhật bảng giá xe hãng Bentley mới nhất tháng 4/2025

Bảng giá xe hãng Bentley của các dòng Continental 2023, Bentayga 2021, Flying Spur 2021 và Continental 2021 sẽ được cập nhật chi tiết nhất trong bài viết dưới
Tổng tuyển cử Australia: Con đường nào phía trước?

Tổng tuyển cử Australia: Con đường nào phía trước?

Dù chỉ là sự kiện chính trị ba năm một lần nhưng cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3/5 tới được coi là sẽ quyết định con đường đi của Australia...
Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn, Israel đã mở lại các cuộc không kích vào lãnh thổ Lebanon.
Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraine đang dò dẫm từng bước thì lãnh đạo một số nước châu Âu sốt sắng chuẩn bị kế hoạch gìn giữ hòa bình...
Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin không đạt kết quả như trông đợi, nhưng gợi mở những vấn đề hệ trọng.
Thủ tướng New Zealand thăm Ấn Độ: Chuyến công du bắc cầu

Thủ tướng New Zealand thăm Ấn Độ: Chuyến công du bắc cầu

Rời New Delhi với nhiều văn bản được ký kết, nhưng thỏa thuận tái khởi động đàm phán FTA với Ấn Độ là kết quả mà Thủ tướng New Zealand hài lòng nhất.
Chính trường Đức: Cái bắt tay suôn sẻ giữa CDU/CSU và SPD

Chính trường Đức: Cái bắt tay suôn sẻ giữa CDU/CSU và SPD

Với cái bắt tay giữa CDU/CSU và SPD, Đức dự báo sẽ có chính phủ mới vào dịp lễ Phục sinh tới, với Thủ tướng là ông Friedrich Mer...
Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Marco Rubio tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO được kỳ vọng là tín hiệu về cam kết của Mỹ và hàn gắn liên minh.
Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Anh có thể không cần trả đũa 'cuộc chiến thuế quan' mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa phát động trên toàn cầu.
Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Việt Nam có nhiều điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài như chính trị ổn định, nguồn lao động giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi...
Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Càng gỡ càng rối, Washington sắp phải đưa ra quyết định khó khăn về Ukraine

Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Càng gỡ càng rối, Washington sắp phải đưa ra quyết định khó khăn về Ukraine

Dường như các đàm phán giữa Mỹ-Nga và Mỹ-Ukraine đang đi vào ngõ cụt.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Chính quyền Australia do đảng Lao động của Thủ tướng Anthony Albanese kiểm soát đang chuẩn bị bước vào mùa bầu cử mới.
Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên đã phân tích những tác động của phong trào MAGA và chính sách kinh tế của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc.
Phiên bản di động