Chuyên gia phân tích tính toán mới của Trung Quốc trên Biển Đông, đoán định nguy cơ 'cọ xát' Mỹ-Trung

Vy Anh
Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, việc Trung Quốc gia tăng triển khai tàu ngầm trên Biển Đông có thể làm tăng cọ xát Mỹ-Trung trong khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chuyên gia phân tích tính toán mới của Trung Quốc trên Biển Đông, đoán định nguy cơ 'cọ xát' Mỹ-Trung
Mỹ điều các tàu chiến hải quân tới Biển Đông. (Nguồn: National Interest)

Nhiều bước tiến mới về quân sự

Theo một báo cáo của Lầu Năm Góc, lần đầu tiên Trung Quốc liên tục duy trì trên biển ít nhất một tàu ngầm hạt nhân được trang bị tên lửa đạn đạo, gây thêm áp lực cho Mỹ và các đồng minh trong bối cảnh các nước này đang nỗ lực kiềm chế các bước đi quyết đoán của Bắc Kinh.

Tài liệu đánh giá về quân đội Trung Quốc cho biết, hạm đội gồm 6 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Jin của Trung Quốc đang tiến hành tuần tra “gần như liên tục” từ đảo Hải Nam tới Biển Đông mà theo các nhà phân tích, được trang bị tên lửa đạn đạo mới với tầm bắn xa hơn, những tàu ngầm này hoàn toàn có thể vươn tới lục địa Mỹ.

Ngay cả khi Liên minh quân sự giữa 3 nước Anh - Mỹ - Australia (AUKUS) sẽ giúp Australia triển khai các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trong 2 thập kỷ tới, việc Trung Quốc liên tục tuần tra trên biển bằng các tàu ngầm được trang bị tên lửa đạn đạo sẽ gây căng thẳng cho các nguồn lực của Mỹ và đồng minh.

Các cuộc tuần tra mới của Trung Quốc cho thấy nước này đã đạt được tiến bộ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm hậu cần, chỉ huy và kiểm soát vũ khí. Trung Quốc bắt đầu vận hành các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của họ giống như cách mà Mỹ, Nga, Anh và Pháp đã làm trong nhiều thập kỷ.

Tướng Anthony Cotton, chỉ huy Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ phát biểu trong một phiên điều trần trước Quốc hội vào tháng 3 rằng các tàu ngầm Trung Quốc hiện đang được trang bị tên lửa thế hệ thứ ba - JL-3.

Báo cáo của Lầu Năm Góc lưu ý với tầm bắn ước tính hơn 10.000 km và mang theo nhiều đầu đạn, JL-3 cho phép Trung Quốc lần đầu tiên có thể từ vùng ven biển của nước này vươn tới được lục địa Mỹ.

Các báo cáo trước đó nói rằng JL-3 dự kiến sẽ không được triển khai cho đến khi Trung Quốc hạ thủy các tàu ngầm Type-096 thế hệ tiếp theo trong những năm tới.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã không đáp lại yêu cầu bình luận về báo cáo của Lầu Năm Góc và việc triển khai tàu ngầm của nước này.

Theo Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ duy trì khoảng 20 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân trên khắp Thái Bình Dương, bao gồm cả ở đảo Guam và Hawaii.

Trong khuôn khổ AUKUS, các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ và Anh sẽ được triển khai ở ngoài khơi phía Tây Australia từ năm 2027.

Các tàu ngầm như vậy là vũ khí cốt lõi để săn các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, được hỗ trợ bởi các tàu hoạt động trên mặt nước và máy bay giám sát P-8 Poseidon. Mỹ cũng có các cảm biến đáy biển ở các tuyến đường biển quan trọng để giúp phát hiện tàu ngầm.

Tính toán của Bắc Kinh

Ông Timothy Wright, nhà phân tích quốc phòng tại Viện nghiên cứu Chiến lược quốc tế ở London cho rằng, lực lượng Mỹ có thể đối phó với tình hình hiện nay, nhưng sẽ phải triển khai nhiều tài sản quân sự hơn trong 10-15 năm tới, khi Trung Quốc bắt đầu tiến hành các cuộc tuần tra bằng tàu ngầm Type-096 khó phát hiện hơn.

Chuyên gia Timothy Wright nói thêm, việc Trung Quốc nhanh chóng mở rộng lực lượng hạt nhân đồng nghĩa với việc các chiến lược gia Mỹ lần đầu tiên phải đối đầu với hai "đối thủ hạt nhân ngang hàng" là Nga và Trung Quốc.

“Điều đó sẽ gây ra lo ngại cho Mỹ, bởi vì nó sẽ khiến hệ thống phòng thủ của Mỹ bị kéo căng, khiến nhiều mục tiêu của Mỹ phải đối mặt với rủi ro và chúng sẽ cần giải quyết bằng các tăng cường cả năng lực thông thường và năng lực hạt nhân”, ông Timothy Wright nhận định.

Các nhà phân tích của Mỹ cho rằng hải quân Trung Quốc trong nhiều năm được cho là có khả năng tuần tra răn đe, nhưng các vấn đề về chỉ huy, kiểm soát và liên lạc đã làm chậm quá trình triển khai của họ.

Đối với các tàu ngầm được trang bị tên lửa đạn đạo, vấn đề liên lạc rất quan trọng và phức tạp, vốn cần phải được giấu kín trong khi thực hiện nhiệm vụ. Theo các chuyên gia quân sự của Mỹ, các tàu ngầm lớp Jin, dự kiến sẽ được Trung Quốc thay thế bằng các tàu ngầm Type-096 trong thập kỷ tới, tương đối ồn ào và dễ bị phát hiện.

Theo ông Hans Kristensen, Giám đốc dự án thông tin hạt nhân của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, Trung Quốc đang trong quá trình giải quyết các vấn đề liên lạc và chỉ huy.

Ông Kristensen và nhiều nhà phân tích khác tin rằng, với sự ra đời của tên lửa JL-3, Trung Quốc sẽ giữ các tàu ngầm tên lửa đạn đạo của họ ở vùng nước sâu của Biển Đông - nơi Trung Quốc đã xây dựng một loạt các căn cứ (phi pháp - PV) thay vì mạo hiểm tuần tra ở Tây Thái Bình Dương.

Hiện nay, Nga đang triển khai nhiều tàu ngầm được trang bị tên lửa đạn đạo ở các căn cứ ngoài khơi bờ biển Bắc Cực, trong khi các tàu của Mỹ, Pháp và Anh được triển khai rộng rãi hơn.

Ông Kristensen cho rằng việc Trung Quốc triển khai nhiều tàu ngầm hơn có nghĩa là Trung Quốc và Mỹ có thể ngày càng "cọ xát" với nhau nhiều hơn, làm tăng khả năng vô tình xảy ra xung đột.

Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan hủy bỏ hoạt động tập trận bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh Ba Bình

Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan hủy bỏ hoạt động tập trận bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh Ba Bình

Ngày 31/3, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Đài Loan (Trung Quốc) thông báo tiến hành ...

Biển Đông: Malaysia tuyên bố sẵn sàng đàm phán, Trung Quốc cam kết đẩy nhanh COC, Indonesia 'đẩy thuyền' COC đầy nhiệt huyết

Biển Đông: Malaysia tuyên bố sẵn sàng đàm phán, Trung Quốc cam kết đẩy nhanh COC, Indonesia 'đẩy thuyền' COC đầy nhiệt huyết

Biển Đông là một trong những vấn đề quan trọng được thảo luận giữa các lãnh đạo Malaysia và Trung Quốc nhân chuyến thăm Bắc ...

Lộ diện 4 căn cứ mới ở Philippines mà Mỹ được phép tiếp cận, Washington khẳng định không có ý đồ này với Manila

Lộ diện 4 căn cứ mới ở Philippines mà Mỹ được phép tiếp cận, Washington khẳng định không có ý đồ này với Manila

Trong cuộc họp báo ngày 3/4, Phó thư ký báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh cho biết, Mỹ sẽ mở rộng sự hiện diện ...

Biển Đông: Thủ tướng Malaysia cảnh báo Trung Quốc, Bắc Kinh nhẹ giọng muốn đối thoại

Biển Đông: Thủ tướng Malaysia cảnh báo Trung Quốc, Bắc Kinh nhẹ giọng muốn đối thoại

Ngày 4/4, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim khẳng định, một dự án thăm dò của công ty năng lượng nhà nước Petronas ở Biển Đông ...

Philippines có bước đi cụ thể, mở rộng hợp tác quân sự với Mỹ

Philippines có bước đi cụ thể, mở rộng hợp tác quân sự với Mỹ

Văn phòng Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. mới đây đã công bố tên của 4 căn cứ lực lượng Mỹ có quyền tiếp cận theo ...

(theo Reuters)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/11: Thị trường tự do tăng 'nóng', USD chờ kết quả bầu cử Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/11: Thị trường tự do tăng 'nóng', USD chờ kết quả bầu cử Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/11b ghi nhận đồng USD giảm khi cử tri Mỹ đi bỏ phiếu.
Tận dụng M&A để thúc đẩy ngành thực phẩm Halal của Việt Nam

Tận dụng M&A để thúc đẩy ngành thực phẩm Halal của Việt Nam

Ngành thực phẩm Halal tại Việt Nam đang có tiềm năng lớn để phát triển và trở thành một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.
Kết quả bóng đá hôm nay 6/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 6/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 6/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Sporting chấm dứt chuỗi trận bất bại kỷ lục của Man City

Sporting chấm dứt chuỗi trận bất bại kỷ lục của Man City

Thắng thuyết phục Man City, đội quân của HLV Ruben Amorim đã chấm dứt chuỗi 26 trận bất bại của The Citizens tại Champions League.
Hồng Diễm năng động xuống phố, Việt Hoa đẹp dịu dàng

Hồng Diễm năng động xuống phố, Việt Hoa đẹp dịu dàng

Diễn viên Hồng Diễm phối đồ năng động; Việt Hoa dịu dàng, khoe vai trần gợi cảm...
Đột phá để hiện thực hóa cuộc cách mạng số, đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đột phá để hiện thực hóa cuộc cách mạng số, đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta nhất định sẽ thực hiện thành công cuộc cách mạng số, đưa đất nước vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới...
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động