Chuyên gia: Việc Trung Quốc thiết lập ADIZ ở Biển Đông có thể gây hại cho quan hệ với ASEAN và Mỹ

Thu Hiền
TGVN. Chuyên gia của Đại học Bridgeport (Mỹ) cho rằng, ý định thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Trung Quốc tại Biển Đông có thể tác động tiêu cực tới quan hệ giữa Bắc Kinh với ASEAN và với Washington.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chuyen gia viec trung quoc thiet lap adiz o bien dong co the gay hai cho quan he voi asean va my Indonesia từ chối đề nghị của Trung Quốc đàm phán về Biển Đông
chuyen gia viec trung quoc thiet lap adiz o bien dong co the gay hai cho quan he voi asean va my Ba yếu tố khiến 'Chiến tranh Lạnh' Mỹ-Trung Quốc có thể thành 'nóng'
chuyen gia viec trung quoc thiet lap adiz o bien dong co the gay hai cho quan he voi asean va my
Trung Quốc đang lợi dụng dịch Covid-19 để đẩy mạnh các yêu sách tại Biển Đông. (Nguồn: QT)

Ngày 5/6, hãng tin Reuters dẫn lời Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại Nhật Bản, Trung tướng Kevin Schneider, nói rằng Trung Quốc đang lợi dụng dịch Covid-19 để đẩy mạnh các yêu sách chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông thông qua sự gia tăng hoạt động của tàu hải quân nhằm đe dọa các quốc gia khác cũng tuyên bố chủ quyền tại vùng biển này.

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, Trung tướng Schneider nhận định Trung Quốc đã gia tăng các hoạt động của tàu hải quân, tàu hải cảnh và tàu đánh cá của lực lượng dân binh nhằm sách nhiễu tàu của các nước khác ở Biển Đông, đồng thời Bắc Kinh cũng tăng cường hoạt động tại Biển Hoa Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản.

Tướng Schneider dự đoán Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường hoạt động theo mức độ này trong những ngày tới.

Bắc Kinh đã xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo, đá ở Biển Đông, trong hoặc gần các vùng biển mà các nước khác cũng tuyên bố chủ quyền. Hiện nay, Bắc Kinh đang đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, có hiệu lực đến ngày 16/8.

Đặc biệt nghiêm trọng hơn, dư luận hiện đang quan tâm tới tin đồn rằng Trung Quốc có thể ra tuyên bố về Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) bao trùm toàn bộ quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Báo SCMP ngày 31/5 dẫn một nguồn tin quân đội Trung Quốc nói Bắc Kinh đã lên kế hoạch cho việc lập ADIZ ở Biển Đông từ năm 2010. Theo nguồn tin này, cơ quan chức năng Trung Quốc chỉ đang chờ thời điểm thích hợp để công bố.

Tiến sĩ Chunjuan Nancy Wei, thuộc Đại học Bridgeport (Mỹ) bình luận: "Có thể đoán rằng kế hoạch ADIZ cho Biển Đông có tồn tại. Quan tâm chính yếu là liệu Trung Quốc có khả năng thực thi nó trên thực tế không". Việc Trung Quốc thiết lập ADIZ ở Biển Đông có thể gây hại cho quan hệ giữa Bắc Kinh với các nước Đông Nam Á và với Washington.

Mỹ là nước đầu tiên thành lập ADIZ năm 1950 trong Chiến tranh Lạnh với Liên Xô. Nhưng theo tài liệu nghiên cứu của Quốc hội Mỹ, không có luật quốc tế nào cụ thể để quản trị vùng ADIZ.

Ngày 23/11/2013, Trung Quốc đơn phương tuyên bố thành lập vùng ADIZ trên Biển Hoa Đông, làm dấy lên sự phản đối từ nhiều nước gồm cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Từ đó, không lực Trung Quốc đã tiến hành tuần tra trong vùng này. Tuy nhiên, có vẻ Trung Quốc ít khi thực thi "chấp pháp" với máy bay quân sự và dân sự tại đây.

Tuyên bố chung ngày 31/7/2019 của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN có đoạn: "Chúng tôi đã thảo luận về tình hình ở Biển Đông, trong đó các Bộ trưởng bày tỏ lo ngại về việc cải tạo đất, các hoạt động và sự cố nghiêm trọng trong khu vực, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể làm suy yếu hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực".

chuyen gia viec trung quoc thiet lap adiz o bien dong co the gay hai cho quan he voi asean va my

Ngoại trưởng Pompeo: Mỹ phản đối yêu sách bất hợp pháp của Trung Quốc tại Biển Đông

TGVN. Ngày 2/6, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pomeo cho biết Mỹ phản đối những yêu sách chủ quyền đối với Biển Đông do Trung Quốc ...

chuyen gia viec trung quoc thiet lap adiz o bien dong co the gay hai cho quan he voi asean va my

Lập ADIZ ở Biển Đông, Trung Quốc chỉ gây bất lợi cho chính mình

TGVN. Theo chuyên gia nghiên cứu quốc tế Drew Thompson, Singapore, việc lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông sẽ làm tổn hại ...

chuyen gia viec trung quoc thiet lap adiz o bien dong co the gay hai cho quan he voi asean va my

Indonesia xác nhận gửi công hàm lên Liên hợp quốc bác bỏ yêu sách vô lý của Trung Quốc ở Biển Đông

TGVN. Ngày 31/5, quyền Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Indonesia Teuku Faizasyah xác nhận, nước này đã chính thức gửi công hàm lên Liên ...

(theo Reuters, TNHK, BBC)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Ukraine: Tổng thống Zelensky muốn đón quân đội đồng minh đến, EU đã sẵn sàng thế chân Mỹ

Ukraine: Tổng thống Zelensky muốn đón quân đội đồng minh đến, EU đã sẵn sàng thế chân Mỹ

Tổng thống Ukraine tuyên bố, việc triển khai lực lượng đồng minh tại nước này là một trong những biện pháp tốt nhất để buộc Nga đi đến hòa bình.
Á hậu Ngọc Hằng 'chiếm spotlight' mỗi khi xuất hiện

Á hậu Ngọc Hằng 'chiếm spotlight' mỗi khi xuất hiện

Với chiều cao 1m74, số đo ba vòng nổi bật cùng gương mặt xinh đẹp, Á hậu Ngọc Hằng luôn chiếm trọn spotlight mỗi khi xuất hiện.
CLB Công an Hà Nội thắng trận thứ 3 tại ASEAN Club Championship

CLB Công an Hà Nội thắng trận thứ 3 tại ASEAN Club Championship

Phô diễn sức mạnh tại ASEAN Club Championship, CLB Công an Hà Nội thắng trận thứ 3 liên tiếp và dẫn đầu bảng B.
Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; cà phê rang xay có thể là động lực mới cho xuất khẩu

Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; cà phê rang xay có thể là động lực mới cho xuất khẩu

Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; Dự báo về thị trường xuất khẩu của hàng Việt?
Nỗ lực bất thành của EU, Nga vẫn đang thu được rất nhiều tiền từ bán thứ này cho châu Âu

Nỗ lực bất thành của EU, Nga vẫn đang thu được rất nhiều tiền từ bán thứ này cho châu Âu

Nỗ lực bất thành của EU, không phải khí đốt, nhưng Nga vẫn đang thu được rất nhiều tiền từ bán nguồn năng lượng này cho châu Âu
Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'.
Trung Quốc-châu Phi: Tầm nhìn đầy tham vọng

Trung Quốc-châu Phi: Tầm nhìn đầy tham vọng

Ngoại trưởng Trung Quốc đang thực hiện chuyến công du tới Namibia, Congo, Chad và Nigeria nhằm gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại châu Phi.
Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Từ cục diện chiến trường, đối đầu địa chính trị và thông điệp từ các bên, nổi lên chuyện đóng băng chiến sự và giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động