Chuyến hành hương của các nhà sư và kiều bào Thái Lan

Chuyến hành hương được tổ chức với mong muốn tri ân các vị Hòa thượng đã có công chăm lo đời sống tâm linh, tín ngưỡng cho cộng đồng người Việt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chuyen hanh huong cua cac nha su va kieu bao thai lan Gặp mặt thân mật các cựu giáo viên kiều bào Thái Lan
chuyen hanh huong cua cac nha su va kieu bao thai lan Kiều bào tại Thái Lan tổ chức Đại lễ cầu siêu các anh hùng liệt sỹ

Lần đầu tiên, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) đã phối hợp với Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt tổ chức Đoàn đại biểu gồm các nhà sư và đại diện kiều bào tại Thái Lan sang thăm Việt Nam, từ 25-30/3.

Đoàn đại biểu các nhà sư Phật giáo Thái Lan về thăm Việt Nam lần này gồm có 50 người, trong đó Trưởng đoàn là Đại lão Hòa thượng Thích Kính Chiếu - Tăng trưởng Phật giáo  phái An Nam Tông tại Thái Lan cùng với các Hòa thượng là đại biểu Giáo hội Phật giáo Thái Lan, trường Đại học Phật giáo Maha Chulalongkron Rajavidyalaya và các Hòa thượng trụ trì của 21 chùa Việt Nam tại Thái Lan.

chuyen hanh huong cua cac nha su va kieu bao thai lan
Đoàn đại biểu vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Nguồn: Tạp chí Quê hương)

Trong ngày 26/3, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu đã đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham quan chùa Một Cột, nằm tại cửa ngõ phía Nam của Hà Nội. Đoàn cũng đến thăm chùa Pháp Vân và chùa Trấn Quốc - một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội và Việt Nam, từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần.

Đặc biệt, Đoàn đã đến chùa Hoằng Ân (Quảng Bá) thăm hỏi sư trụ trì và thắp hương cho Hòa thượng Phạm Ngọc Đạt (hiệu Bình Lương) là Trưởng phái An Nam Tông tại Thái Lan đời thứ 8 - người đã cưu mang và che chở cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn Người bị thực dân Pháp lùng bắt. Cũng trong thời gian thăm chùa, Đoàn đã quyên góp hơn 30.000 Bath để tu sửa chùa Hoằng Ân.

chuyen hanh huong cua cac nha su va kieu bao thai lan
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tặng cho các nhà sư Thái Lan. (Nguồn: Tạp chí Quê hương)

Tại Phủ Chủ tịch vào sáng 27/3, Chư Tôn đức Hòa thượng Thích Tịnh Liên - Trợ lý Tăng trưởng Phật giáo An Nam tông tại Thái Lan đã báo cáo với Chủ tịch nước Trần Đại Quang một số thông tin về Phật giáo phái An Nam tông tại Thái Lan và hy vọng rằng việc hợp tác, phát triển Phật giáo, việc dạy và học tiếng Việt tại Thái Lan và phát triển văn hóa du lịch giữa hai nước Việt Nam - Thái Lan sẽ tiếp tục phát triển, góp phần giúp cho tình hữu nghị hai nước mãi mãi bền vững.

Tại đây, Chư Tôn đức Hòa thượng Phrabrahmapundit - Thành viên Hội đồng Tăng già Thái Lan, Hiệu trưởng Đại học Phật giáo Maha Chulongkorn Rajavidyalaya (MCU), Hòa thượng trụ trì chùa Wat Prayurawongsawat bày tỏ sự xúc động trước sự đón tiếp trọng thị và nồng hậu của Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Trở lại Việt Nam sau hai lần tham dự Đại Lễ Phật Đản Vesak Liên hợp quốc do Việt Nam đăng cai, Chư Tôn đức Hòa thượng Phrabrahmapundit gửi lời cảm ơn chân thành tới Chính phủ Việt Nam đã luôn ủng hộ cho những hoạt động kết nối tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Vui mừng khi được tiếp đoàn, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, Phật giáo phái An Nam Tông đã góp phần đoàn kết cộng đồng, là sợi dây kết nối giữa cộng đồng người Việt với chính quyền và người dân Thái Lan. Hệ thống chùa và các địa điểm văn hóa của người Việt tại Thái Lan vừa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của cộng đồng bà con Việt kiều, vừa phát huy vai trò “chất keo” gắn kết thúc đẩy đoàn kết cộng đồng, tăng cường quan hệ gắn bó với đất nước sở tại, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục thế hệ trẻ kiều bào hướng về cội nguồn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Chiều ngày 27/3, các Hòa thượng và các đại biểu kiều bào đã có buổi tiếp đón thân mật của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân. Cùng đi với đoàn có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài. 

Tại buổi tiếp, gửi lời chào nồng nhiệt đến các các đại biểu, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhiên khẳng định, những ngôi chùa chính là biểu tượng gắn bó giữa hai đất nước, hai dân tộc và các hòa thượng phái An Nam tông chính là người kế tục, nuôi dưỡng Phật giáo Việt Nam trong suốt hơn 240 năm qua.  

Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, các hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đều dựa trên nền tảng văn hóa của dân tộc, trong đó có gắn với nền tảng của Phật giáo với mục đích chăm lo tốt cho người dân. Ông bày tỏ vui mừng khi biết 7/21 ngôi chùa đã được mang tên Việt Nam và mong muốn phái An Nam tông với sự hỗ trợ của Hội đồng Tăng già Thái Lan, Tổng hội Phật giáo Việt Nam và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài sẽ cố gắng để các ngôi nhà còn lại đều được mang tên Việt.

chuyen hanh huong cua cac nha su va kieu bao thai lan
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân nhận quà tặng từ nhà sư Thái Lan. (Ảnh: T.T)

Tại buổi tiếp, Hòa thượng Thích Minh Ân - Trụ trì đời thứ 6 của chùa Khánh Vân (một ngôi chùa cổ do các hòa thượng gốc Việt thành lập) đã cho biết, tông phái Phật giáo Việt Nam (An Nam tông) được chính thức công nhận là tông phái Phật giáo nước ngoài duy nhất tại Thái Lan có tên Annamnikaya vào đời Vua Rama V (năm 1889). Kể từ đó, nhiều ngôi chùa thuộc dòng Annamnikaya được xây dựng, góp phần truyền bá rộng rãi tông phái Phật giáo Việt Nam trong cộng đồng người Việt tại Thái Lan cũng như nhân dân sở tại.

Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Hồng Nam khẳng định, những ngôi chùa có nguồn gốc từ Việt Nam đóng góp vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của bà con, trở thành trung tâm của sự gắn kết, chỗ dựa tinh thần để gìn giữ bản sắc văn hóa của người Việt tại Thái Lan.

“Đây là chuyến thăm lịch sử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam với Giáo hội Phật giáo Thái Lan nói chung và với phái An Nam tông nói riêng. Lần đầu tiên Đoàn đại diện của 21 chùa Việt ở Thái Lan về thăm Việt Nam và nhận được sự đón tiếp nồng hậu của Lãnh đạo và nhân dân Việt Nam. Chuyến thăm này giúp các Chư Tôn đức cảm nhận được tình cảm chân thành của nhân dân trong nước đối với những người con xa quê hương, thể hiện sự quan tâm của Việt Nam trong việc củng cố mối quan hệ hữu nghị với Thái Lan và tăng cường giao lưu giữa Giáo hội Phật giáo hai nước” – Thứ trưởng Vũ Hồng Nam nhấn mạnh.

Cũng trong ngày 27/3, các nhà sư và đại biểu kiều bào đến thăm Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và dùng bữa cơm chay tại chùa Quán Sứ. Chiều cùng ngày, đoàn có cuộc gặp gỡ với Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam Manopchai Vongphakdi và tham quan Đền Ngọc Sơn. Hai ngày tới từ 28-29/3, Đoàn sẽ rời Hà Nội để hành hương lên thăm Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc), dâng hương tại Đền Hùng (Phú Thọ) và thăm quan chùa Dâu, chùa Phật Tích (Bắc Ninh).

Dưới đây là một số hình ảnh về hoạt động của Đoàn trong 2 ngày qua:

chuyen hanh huong cua cac nha su va kieu bao thai lan
Các nhà sư Thái Lan tại Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. (Ảnh: T.T)
chuyen hanh huong cua cac nha su va kieu bao thai lan
Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam Manopchai Vongphakdi tiếp Đoàn. (Ảnh: T.T)
chuyen hanh huong cua cac nha su va kieu bao thai lan
Các nhà sư Thái Lan thăm chùa Trấn Quốc. (Nguồn: Tạp chí Quê hương)
chuyen hanh huong cua cac nha su va kieu bao thai lan
Đoàn đến tham quan cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. (Nguồn: Tạp chí Quê hương)
chuyen hanh huong cua cac nha su va kieu bao thai lan Gắn biển tiếng Việt cho chùa tại Thái Lan

Sáng 21/8, tại chùa Phổ Phước và chùa Từ Tế, hai trong số những ngôi chùa Việt lâu đời nhất tại Thái Lan, đã diễn ...

chuyen hanh huong cua cac nha su va kieu bao thai lan Những ngôi chùa Việt: Điểm son trên bản đồ di tích Việt Nam

“Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài” - người yêu di sản hầu như ai cũng biết câu tục ngữ về “đặc sản di tích” ở ...

chuyen hanh huong cua cac nha su va kieu bao thai lan Ngôi chùa Việt trên đất Ba Lan

Giữa thủ đô Vác-sa-va tuyết lạnh, khói nhang từ một ngôi chùa mang dáng hình chùa Một Cột làm ấm lòng những người Việt xa ...

   

T.T

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 3/11/2024: Bọ Cạp đừng quá tự mãn

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 3/11/2024: Bọ Cạp đừng quá tự mãn

Tử vi hôm nay 3/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 3/11/2024, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 3/11/2024, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 3/11. Lịch âm hôm nay 3/11/2024? Âm lịch hôm nay 3/11. Lịch vạn niên 3/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/11/2024: Tuổi Dậu nhân duyên tốt lành

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/11/2024: Tuổi Dậu nhân duyên tốt lành

Xem tử vi 3/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 3/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Công dân Hàn Quốc và Slovakia đã được thêm vào danh sách những người không cần thị thực để đến thăm trong tối đa 15 ngày
Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.200 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024, giá vàng chao đảo trước một cuộc bầu cử Mỹ nhiều biến số. Thị trường trong nước biến động cùng chiều thế giới.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động