TIN LIÊN QUAN | |
Pháp: Báo động nạn bạo lực học đường | |
TS Trần Thành Nam: “Tính mạng của con quan trọng hơn tất cả!” |
Tình trạng phân biệt đối xử
Sinh ra tại Mỹ, tuy nhiên, phần lớn thời thơ ấu, Mayra Sanchez lại sống ở Juarez - thành phố của Mexico giáp ranh với Mỹ. Năm 12 tuổi, hàng ngày, cô phải đến trường ở El Paso, Texas (Mỹ). Là một công dân Mỹ hợp pháp, Sanchez chỉ nói được nói một ít tiếng Anh và luôn mang theo cuốn từ điển bỏ túi mỗi khi đến lớp. Hằng ngày, Sanchez dành nhiều giờ nghe nhạc pop và xem truyền hình của Mỹ. Cô bé cố gắng tiếp xúc không chỉ tiếng Anh, mà còn với nền văn hóa mà cô không thể phủ nhận gốc gác của mình
Mặc dù rất nỗ lực đến trường, Sanchez và em trai của cô vẫn bị nhiều học sinh trêu chọc vì chất giọng địa phương của mình và bị xem là người ngoại quốc. Lúc còn học tiểu học tại Mexio, Sanchez đã từng mất suất học bổng sau khi một phụ huynh trong lớp phản đối "vì Sanchez nhìn chẳng giống người Mexico và cũng chẳng ra người Mỹ".
Vidaña Sanchez ước mơ trở thành một vận động viên chuyên nghiệp. (Nguồn: The Atlantic) |
Giờ đây, cô không còn bận tâm đến những điều tương tự. Sanchez vẫn phải tiếp tục cuộc sống tại biên giới giữa hai nước và hiện là sinh viên năm thứ hai khoa Kỹ thuật công nghiệp, tại Đại học Texas ở El Paso.
Ảnh hưởng từ yếu tố chính trị
Câu chuyện của Vidaña Sanchez xảy ra khá phổ biến ở Juarez và El Paso. Dọc biên giới Mỹ - Mexico, hàng trăm trẻ em từ mẫu giáo trở lên hằng ngày phải vượt qua các cửa khẩu đến trường. Điều này đã diễn ra trong nhiều thập kỷ. Nhiều người có hoàn cảnh giống Sanchez, tức là những công dân Mỹ có bố hoặc mẹ là người gốc Mexico. Bố mẹ họ muốn tạo ra một cuộc sống tốt hơn cho con cái của mình và xem giáo dục là tương lai tươi sáng.
Nhưng trong chiến dịch tranh cử của mình vừa qua, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã tuyên bố sẽ xây dựng một bức tường dọc theo biên giới nếu đắc cử, đồng thời cáo buộc người Mexico là những "tội phạm hiếp dâm" và vận động người Mỹ ủng hộ phong trào chống nhập cư. Nếu tất cả những tuyên bố đó trở thành hiện thực, việc băng qua biên giới để đến trường mỗi ngày trở thành một vấn đề nan giải đối với học sinh, sinh viên sống ở đây.
Trong khi các chính trị gia Mỹ gần như không tranh cãi về biên giới phía Bắc với Canada, thậm chí sinh viên ở đây chẳng hề quan tâm đến chuyện bầu cử Tổng thống Mỹ ảnh hưởng đến họ như thế nào... biên giới phía Nam lại trở thành tâm điểm của các cuộc tranh luận.
Nhà nghiên cứu Ken Lambert (Đại học Brock) cho rằng, những đấu đá trong cuộc vận động tranh cử có thể làm cho cuộc sống nơi biên giới trở nên căng thẳng hơn. Những người bạn của Lambert sống gần biên giới nói rằng, cuộc bầu cử đã làm tình hình tại đây trở nên tiêu cực và phân biệt chủng tộc xảy ra khá rõ ràng.
Có chuyển biến tích cực
Theo tờ Washington Post, hơn 60 năm qua, trẻ em ở đây hằng ngày đã được vượt qua biên giới để đến trường. Trước đó, họ không nhất thiết phải là công dân Mỹ. Nhưng, tình hình hiện đã thay đổi. Dù ông Trump đã đắc cử, hàng ngàn học sinh vẫn đang hằng ngày đến trường bằng việc vượt qua biên giới hai nước, bởi đặc thù dân cư ở đây khá phức tạp.
Hằng ngày, có rất nhiều người vượt qua biên giới Mỹ - Mexico để làm việc và học tập. (Nguồn: The Atlantic) |
Theo tờ Huffington Post, các sinh viên Mỹ đang sinh sống tại Mexico muốn đi học ở những nơi như California và Texas thường được yêu cầu chứng minh nơi mình sống hoặc là phải trả tiền học phí. Phát ngôn viên của Sở Giáo dục Texas cho biết, họ sẽ yêu cầu từng địa phương thực thi những yêu cầu trên.
Trong khi đó, ở bang Arizona, nơi tích cực ủng hộ chính sách hạn chế chế nhập cư bất hợp pháp, chính quyền đã dùng giải pháp thu học phí đối với sinh những sinh viên như Sanchez. Do đó, vì nhiều lý do, một số gia đình ở biên giới đành quyết định cho con cái họ học trong các trường ở Mexico. Ước tính, có vài trăm ngàn sinh viên Mỹ đang học dọc biên giới hai quốc gia này.
Ricardo Cagigal Perez là một sinh viên người Mexico, 23 tuổi, tốt nghiệp chuyên ngành sinh học Đại học Quốc tế Texas A & M tại Texas. Ricardo sinh ra và lớn lên ở miền Trung Mexico, học trung học ở Italy và sau đó học Đại học ở Texas. Ricardo không vượt qua biên giới để đến trường hàng ngày, nhưng thường sang Mexico vào cuối tuần và trong các kỳ nghỉ để thăm bạn bè và gia đình. Anh cho biết, gần đây việc qua lại giữa hai nước được giới chức tại đây kiểm soát rất nghiêm ngặt.
Thời gian qua, một số trường đại học gần biên giới Mỹ - Mexico có những chuyển biến tích cực khi tuyển những sinh viên Mexico. Đại diện của Đại học New Mexico cho biết, sắp tới, họ sẽ bắt đầu một chương trình hỗ trợ giảm học phí cho sinh viên Mexico. Hiệu trưởng của trường - ông Garrey Carruthers cho biết thêm, "Đại học New Mexico có rất nhiều chương trình hỗ trợ cho sinh viên đến từ bên kia biên giới. Chúng tôi biết, các em có đầy đủ giấy tờ để chứng minh nguồn gốc và các em sẽ mang lại cho trường chúng tôi sự đa dạng văn hóa".
Tập trung xây dựng môi trường văn hoá giáo dục lành mạnh Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), chiều 18/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà ... |
Mô hình giáo dục mới mang lại tính hiệu quả tự thân Nhà nghiên cứu giáo dục Laide R. Alexander (Mỹ) vừa có bài viết đăng tải trên tờ The Eagle Online, trong đó đề xuất một mô hình giáo ... |
GS. Trần Văn Nhung: “Nên tham khảo mô hình giáo dục quốc tế tốt” "Mục đích của giáo dục hiện đại là tạo ra thế hệ mới phát triển toàn diện, hài hòa, có đạo đức, đậm nét nhân ... |