Chuyện Nga, Trung Quốc tại Thượng đỉnh G7

Minh Vương
Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) là tâm điểm của cộng đồng quốc tế những ngày tới.
Theo dõi TGVN trên
Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay diễn ra từ ngày 19-21/5 tại Hiroshima, Nhật Bản. (Nguồn: Reuters)
Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay diễn ra từ ngày 19-21/5 tại Hiroshima, Nhật Bản. (Nguồn: Reuters)

Ngày 19-21/5, mọi sự chú ý của truyền thông quốc tế sẽ đổ dồn về Hiroshima, Nhật Bản, nơi sẽ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G7. Nước chủ nhà sẽ chào đón sự góp mặt của lãnh đạo sáu nước thành viên còn lại (Anh, Pháp, Đức, Italy, Canada và Mỹ) và một số quốc gia khác được mời dự Thượng đỉnh G7 mở rộng.

Công tác an ninh được nước chủ nhà đặc biệt quan tâm, nhất là sau khi chính Thủ tướng nước chủ nhà Kishida Fumio bị tấn công bằng bom khói tại thành phố Wakayama ngày 15/4. Tuy nhiên, điều được cộng đồng quan tâm hơn cả nằm ở nội dung thảo luận của lãnh đạo nước G7 lần này, đặc biệt là về xung đột Nga - Ukraine và Trung Quốc.

Xung đột Nga-Ukraine

Một nội dung nổi bật chắc chắn sẽ là tình hình xung đột ở Ukraine, với việc các nước thành viên G7 đều đã áp đặt biện pháp trừng phạt song phương cũng như tham gia gói trừng phạt đa phương dưới nhiều hình thức khác nhau. Do đó, không bất ngờ nếu một lần nữa Tuyên bố chung G7 tiếp tục chỉ trích Nga. Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản cho biết các bên sẽ tăng cường nỗ lực chia sẻ thông tin nhằm tránh việc Nga “né” trừng phạt, thậm chí áp đặt cấm vận toàn diện hơn.

Tuy nhiên, câu hỏi ở đây là liệu G7 muốn đi xa tới đâu. Vừa qua, lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu (EU) đã không thể nhất trí “dứt tình” hoàn toàn với khí đốt Nga trong gói trừng phạt thứ 11. Liệu bốn nước G7 đến từ châu Âu có nằm trong số những bên phản đối hay không, vẫn còn chưa rõ ràng. Ngay cả khi bất đồng nêu trên khó tái diễn tại G7, điều này cho thấy tìm kiếm cách ứng xử đồng nhất về Nga là không đơn giản.

Một bài toán khác sẽ nằm ở việc liệu các nước này sẽ viện trợ cho Ukraine như thế nào. Về vũ khí, đã có một số “khác biệt” trong quan điểm của các nước G7. Trong khi Mỹ, Anh, Pháp, Canada và Italy sẵn sàng gửi nhiều trang thiết bị, vũ khí hiện đại, do rào cản về Hiến pháp, viện trợ của Tokyo cho Kiev vẫn chỉ dừng lại ở nhu yếu phẩm, hàng hóa nhân đạo và cam kết tái thiết.

Trong khi đó, Đức đã “nâng lên đặt xuống” không ít lần trước khi quyết định gửi xe tăng Leopard I và II tới Ukraine. Đó là chưa kể tới việc các nước châu Âu đang “hụt hơi” khi các vũ khí có thể dự trữ dần cạn kiệt và phải đẩy nhanh tiến độ sản xuất. Tuy nhiên, tất cả vũ khí được chuyển tới đất nước Đông Âu đều đi cùng với cam kết – không được sử dụng để tấn công lãnh thổ Nga.

Về viện trợ kinh tế cho Ukraine, trong cuộc họp tuần trước, Bộ trưởng Tài chính G7 cam kết viện trợ ít nhất 44 tỷ USD cho Ukraine trong năm 2023. Đây là con số không nhỏ với các nước châu Âu đang cố gắng kiềm chế lạm phát và duy trì đà phục hồi sau dịch Covid-19. Đó là chưa kể tới tranh cãi liên quan tác động của ngũ cốc Ukraine tới ngành nông nghiệp châu Âu.

Những khía cạnh trên về xung đột có thể xuất hiện trong phần nội dung thảo luận của lãnh đạo các nước G7 tại Hiroshima.

Câu chuyện Trung Quốc

Trong bài viết ngày 17/5, Reuters nhận định rằng xung đột Nga-Ukraine không phải “con voi trong phòng kín” duy nhất. Thay vào đó, vấn đề Trung Quốc mới là nhân tố có thể khiến G7 bất đồng hơn cả.

Bởi lẽ một mặt, nhóm quan ngại về vai trò ngày càng lớn của Trung Quốc tới chuỗi cung ứng toàn cầu và an ninh kinh tế. Mặt khác, G7 không muốn và không thể “cô lập” hoàn toàn cường quốc châu Á và đối tác thương mại hàng đầu của tất cả các thành viên trong nhóm, dù đó có là Nhật Bản, Đức, Canada hay Mỹ.

Giáo sư Michishita Narushige tại Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản (GRIPS) tại Tokyo cho rằng bài toán “cạnh tranh nước lớn” sẽ là chủ đề quan trọng tại Thượng đỉnh G7 lần này. Ông nhận định: “Họ cần phải đề cập vấn đề an ninh kinh tế và các công nghệ nhạy cảm. Mọi thứ đều là một phần của cạnh tranh nước lớn đang diễn ra giữa Mỹ và Nga, cũng như giữa Mỹ và Trung Quốc”.

Theo Reuters, lãnh đạo G7 được cho là sẽ thảo luận về cái gọi là “cưỡng ép kinh tế” của Trung Quốc, thậm chí, dành hẳn một phần cụ thể để nói về cách ứng xử với cường quốc châu Á, bên cạnh nội dung về xung đột Nga-Ukraine, sức chống chịu của nền kinh tế, an ninh kinh tế, an ninh lương thực...

Bắc Kinh dường nhận thức rõ ràng về câu chuyện này. Viết trên Tân Hoa xã ngày 17/5, nhà bình luân Xin Ping cho rằng “gia đình nhỏ” G7 đang dần đánh mất vị thế và hào quang trong quá khứ, đồng thời chỉ trích nhóm này tiếp tục can thiệp các vấn đề nội bộ của Bắc Kinh. Trong khi đó, xã luận của ông Yang Bojiang, Giám đốc Viện Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Khoa học-Xã hội Trung Quốc, đăng trên China Daily ngày 17/5 nhận định hầu hết các vấn đề thảo luận tại G7 sẽ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới Trung Quốc.

Trong bối cảnh đó, Hội nghị thượng đỉnh G7 sắp tới là cơ hội để lãnh đạo các nước thành viên ngồi lại, cùng thảo luận về những vấn đề nóng, tìm lời giải cho xung đột Nga-Ukraine, cách tiếp cận phù hợp với Trung Quốc.

Thượng đỉnh G7: LHQ thúc giục các lãnh đạo ra cam kết về vũ khí hạt nhân, kế hoạch của Tổng thống Biden là gì?

Thượng đỉnh G7: LHQ thúc giục các lãnh đạo ra cam kết về vũ khí hạt nhân, kế hoạch của Tổng thống Biden là gì?

Dự kiến, không sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ là một vấn đề được các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát ...

Nhật Bản tăng cường biện pháp an ninh trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G7

Nhật Bản tăng cường biện pháp an ninh trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G7

Ngày 13/5, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã đi thị sát địa điểm chính tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công ...

Phái viên Hàn Quốc gay gắt với Triều Tiên, các lãnh đạo Mỹ-Nhật-Hàn sẽ gặp mặt bên lề Thượng đỉnh G7

Phái viên Hàn Quốc gay gắt với Triều Tiên, các lãnh đạo Mỹ-Nhật-Hàn sẽ gặp mặt bên lề Thượng đỉnh G7

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho hay, ngày 15/5, phái viên hạt nhân hàng đầu của nước này Kim Gunn cáo buộc Triều Tiên dùng ...

Mỹ: Thượng đỉnh G7 sẽ chứng minh tình đoàn kết của quốc gia thành viên

Mỹ: Thượng đỉnh G7 sẽ chứng minh tình đoàn kết của quốc gia thành viên

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) diễn ra tại Nhật Bản trong tuần này sẽ cho thấy các nhà ...

Tổng thống Mỹ úp mở khả năng không dự Thượng đỉnh G7

Tổng thống Mỹ úp mở khả năng không dự Thượng đỉnh G7

Ông Joe Biden có thể hủy chuyến công du châu Á cuối tháng này nếu bế tắc với đảng Cộng hòa về việc nâng trần ...

Đọc thêm

Miền Bắc giảm tình trạng cắt điện; miền Trung, miền Nam cung đáp ứng đủ cầu

Miền Bắc giảm tình trạng cắt điện; miền Trung, miền Nam cung đáp ứng đủ cầu

Hôm nay, 10/6, tình trạng cắt điện ở miền Bắc được giảm bớt nhờ việc huy động các nhà máy nhiệt điện tại miền Bắc tăng thêm 1.000 MW.
Trung Quốc và Thái Lan nhất trí thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Trung Quốc và Thái Lan nhất trí thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Thái Lan Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã trao đổi nhiều vấn đề liên quan đến hợp tác quốc phòng hai nước.
Iceland thông báo ‘quyết định không dễ dàng’ với Nga

Iceland thông báo ‘quyết định không dễ dàng’ với Nga

Ngày 9/6, Iceland cho biết sẽ đóng cửa Đại sứ quán tại Moscow, song khẳng định không cắt đứt quan hệ với Nga.
Lý do khiến cựu Thủ tướng Anh từ bỏ tư cách nghị sĩ

Lý do khiến cựu Thủ tướng Anh từ bỏ tư cách nghị sĩ

Bê bối liên quan đến vi phạm nguyên tắc phòng chống dịch Covid-19 khi còn làm Thủ tướng Anh đã khiến ông Boris Johnson phải từ bỏ tư cách thành ...
Xuất khẩu ngày 5-9/6: Vướng 'thẻ vàng', ngành thuỷ hải sản vẫn gặp khó; gần 100 tấn vải thiều 'cập bến' các thị trường giá trị cao

Xuất khẩu ngày 5-9/6: Vướng 'thẻ vàng', ngành thuỷ hải sản vẫn gặp khó; gần 100 tấn vải thiều 'cập bến' các thị trường giá trị cao

Báo Thế giới & Việt Nam điểm lại những tin nổi bật về hoạt động xuất nhập khẩu trong bản tin xuất khẩu ngày 5-10/6.
HLV Didier Tholot từ chức vài ngày sau khi Quang Hải nói lời chia tay Pau FC

HLV Didier Tholot từ chức vài ngày sau khi Quang Hải nói lời chia tay Pau FC

HLV Didier Tholot đã nộp đơn xin từ chức ở Pau FC vào ngày 9/6, chỉ vài ngày sau khi Quang Hải nói lời chia tay CLB.
Trung Quốc và Thái Lan nhất trí thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Trung Quốc và Thái Lan nhất trí thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Thái Lan Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã trao đổi nhiều vấn đề liên quan đến hợp tác quốc phòng hai nước.
Iceland thông báo ‘quyết định không dễ dàng’ với Nga

Iceland thông báo ‘quyết định không dễ dàng’ với Nga

Ngày 9/6, Iceland cho biết sẽ đóng cửa Đại sứ quán tại Moscow, song khẳng định không cắt đứt quan hệ với Nga.
Lý do khiến cựu Thủ tướng Anh từ bỏ tư cách nghị sĩ

Lý do khiến cựu Thủ tướng Anh từ bỏ tư cách nghị sĩ

Bê bối liên quan đến vi phạm nguyên tắc phòng chống dịch Covid-19 khi còn làm Thủ tướng Anh đã khiến ông Boris Johnson phải từ bỏ tư cách thành viên Quốc hội.
Đức: Đảng cực hữu nói viện trợ là ‘không tưởng’, nếu Ukraine dính líu vụ phá hoại Dòng chảy phương Bắc; phát hiện manh mối tại Ba Lan?

Đức: Đảng cực hữu nói viện trợ là ‘không tưởng’, nếu Ukraine dính líu vụ phá hoại Dòng chảy phương Bắc; phát hiện manh mối tại Ba Lan?

Phe quốc hội của đảng cực hữu Đức cho biết, nếu Ukraine dính líu vụ phá hoại Dòng chảy phương Bắc, việc tiếp tục viện trợ là điều không tưởng.
Tình hình Ukraine: Kiev gặp khó khi phản công, xe bọc thép Pháp bị bắt giữ?

Tình hình Ukraine: Kiev gặp khó khi phản công, xe bọc thép Pháp bị bắt giữ?

Trang Politico (Mỹ) ngày 9/6 cho rằng quân đội Nga đã đẩy lùi thành công một đợt phản công của Các Lực lượng Vũ trang Ukraine (VSU).
Trung Quốc: Quan hệ với Nam Phi ‘có ý nghĩa chiến lược quan trọng’

Trung Quốc: Quan hệ với Nam Phi ‘có ý nghĩa chiến lược quan trọng’

Khẳng định cam kết thúc đẩy quan hệ song phương, lãnh đạo Trung Quốc và Nam Phi cũng kêu gọi tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết xung đột Nga-Ukraine.
Thủ tướng Anh thăm Mỹ: Bất đồng không cản bước

Thủ tướng Anh thăm Mỹ: Bất đồng không cản bước

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Rishi Sunak tới Washington D.C là cơ hội củng cố quan hệ, nỗ lực tháo gỡ bất đồng.
Chìa khóa mới của Trung Quốc tại châu Âu

Chìa khóa mới của Trung Quốc tại châu Âu

Hungary đang trở thành một đối tác ngày một then chốt với Trung Quốc tại châu Âu. Vì sao?
Quan hệ Mỹ-Trung: Nét mới trong chuyện cũ

Quan hệ Mỹ-Trung: Nét mới trong chuyện cũ

Quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục là tâm điểm đáng chú ý nhất tại Đối thoại Shangri-La diễn ra ở Singapore từ ngày 2-4/6.
Cạnh tranh Mỹ-Trung: Khi Trung Quốc đáp trả...

Cạnh tranh Mỹ-Trung: Khi Trung Quốc đáp trả...

Việc Trung Quốc cấm bán các sản phẩm của hãng chip Micron Technology (Mỹ) được coi là hành động 'trả đũa' đáng kể đầu tiên...
Tân Đại sứ Trung Quốc tại Washington cảnh báo 'thách thức nghiêm trọng' trong quan hệ Mỹ-Trung

Tân Đại sứ Trung Quốc tại Washington cảnh báo 'thách thức nghiêm trọng' trong quan hệ Mỹ-Trung

Phát biểu khi đến Mỹ bắt đầu nhiệm kỳ Đại sứ của mình, ông Tạ Phong nói: ‘Tôi đến đây để bảo vệ lợi ích của Trung Quốc'.
Điểm nhấn từ hai cuộc bầu cử

Điểm nhấn từ hai cuộc bầu cử

Hai cuộc bầu cử ở Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ tạm thời khép lại với nhiều kết quả ban đầu đáng chú ý.
Những nhân tố đổ thêm dầu vào lửa ở Sudan

Những nhân tố đổ thêm dầu vào lửa ở Sudan

Đụng độ khốc liệt ở Sudan cho thấy sự tương tác phức tạp giữa bên trong và bên ngoài, các yếu tố khiến cuộc chiến ở nước này không có hồi kết.
Vấn đề trần nợ công và vỡ nợ kiểu Mỹ

Vấn đề trần nợ công và vỡ nợ kiểu Mỹ

Nếu quốc hội Mỹ không đạt được thỏa thuận nới trần nợ công vào đầu tháng Sáu, chính phủ nước này sẽ phải tuyên bố vỡ nợ.
Liệu đồng USD có bị 'soán ngôi'?

Liệu đồng USD có bị 'soán ngôi'?

Ngày càng có nhiều lời kêu gọi giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD trong giao dịch thương mại và dự trữ, đe dọa vị thế dẫn đầu của đồng bạc xanh...
FBI công bố tài liệu vụ mưu sát Nữ hoàng Anh ở Mỹ cách đây 40 năm

FBI công bố tài liệu vụ mưu sát Nữ hoàng Anh ở Mỹ cách đây 40 năm

Các cơ quan an ninh của Mỹ đã phát hiện ra những âm mưu ám sát nhằm vào Nữ hoàng Anh Elizabeth II trong các chuyến thăm của bà đến Mỹ cách đây 40 năm.
Yếu tố tạo đột phá trong phát triển bền vững ở Việt Nam

Yếu tố tạo đột phá trong phát triển bền vững ở Việt Nam

Nhóm G7 đã đưa Việt Nam vào danh sách các nước ưu tiên, với mong muốn các bên đều sớm đạt thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi năng lượng...
Trí tuệ nhân tạo và mối nguy chiến tranh hiện đại

Trí tuệ nhân tạo và mối nguy chiến tranh hiện đại

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể làm thay đổi cách thức tác chiến và ra quyết định trong chiến tranh hiện đại.
Thủ tướng Anh hội đàm với Tổng thống Mỹ: Đã có thể thở phào khi bắt tay nhau?

Thủ tướng Anh hội đàm với Tổng thống Mỹ: Đã có thể thở phào khi bắt tay nhau?

Mặc dù đã có 4 lần gặp trực tiếp nhưng đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Rishi Sunak tới Nhà Trắng, gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Vụ Tổng thống Putin bị giả mạo - hé lộ vũ khí mới trong xung đột Nga-Ukraine

Vụ Tổng thống Putin bị giả mạo - hé lộ vũ khí mới trong xung đột Nga-Ukraine

Vụ việc Tổng thống Nga Vladimir Putin bị giả mạo hình ảnh, giọng nói bằng deepfake đã cảnh báo về loại vũ khí mới trong xung đột Nga-Ukraine.
Đối thoại Mỹ-Trung Quốc đóng băng, rủi ro không trừ một ai

Đối thoại Mỹ-Trung Quốc đóng băng, rủi ro không trừ một ai

Việc Mỹ và Trung Quốc gần đây không thể thu xếp một cuộc đối thoại cấp cao hiệu quả nào đã làm dấy lên lo ngại về một sự bất ổn toàn cầu.
Vì sao Ukraine khao khát có được F-16, Moscow cảnh báo Kiev 'đùa với lửa' đúng hay sai?

Vì sao Ukraine khao khát có được F-16, Moscow cảnh báo Kiev 'đùa với lửa' đúng hay sai?

Ukraine đang rất cần phương Tây cung cấp máy bay tiêm kích F-16. Đây được xem như biểu tượng cho sự ủng hộ của phương Tây.
Chuyên gia giải mã thiết kế mới trong tên lửa Chollima-1 của Triều Tiên, hé lộ nhiều bí mật

Chuyên gia giải mã thiết kế mới trong tên lửa Chollima-1 của Triều Tiên, hé lộ nhiều bí mật

Các chuyên gia quốc tế đã đưa ra nhiều nhận định quan trọng từ việc Triều Tiên phóng thử tên lửa Chollima-1 nhưng đã tuyên bố thất bại.
'Ngoại giao chuột túi' gắn kết Đối tác chiến lược Việt Nam-Australia

'Ngoại giao chuột túi' gắn kết Đối tác chiến lược Việt Nam-Australia

'Ngoại giao chuột túi' là minh chứng tuyệt vời cho quan hệ Việt Nam-Australia, mối quan hệ luôn tiến về phía trước hòa hợp vượt qua khác biệt.
Phiên bản di động