Chuyện những người gieo mầm tiếng Việt

Những chia sẻ chân thực của các thầy cô tại tọa đàm “Trao đổi thực trạng dạy và học Tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài và các giải pháp” vừa được Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) tổ chức ngày 22/8 đã khắc họa bức tranh toàn cảnh về công cuộc “gieo mầm tiếng Việt” nơi xứ người.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chuyen nhung nguoi gieo mam tieng viet Lễ bế giảng năm học tiếng Việt đầu tiên tại Belarus
chuyen nhung nguoi gieo mam tieng viet Nỗi trăn trở mang tên tiếng Việt

Là chương trình đặc biệt của Khóa tập huấn về phương pháp giảng dạy tiếng Việt 2017 cho giáo viên kiều bào, buổi tọa đàm đã thu hút sự quan tâm và hưởng ứng của đông đảo học viên về từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Mỗi câu chuyện được thảo luận tại đây không phải với mục đích kêu khổ hay kể khó mà đều thể hiện tâm huyết vì sự nghiệp chung. Họ chia sẻ để tìm tiếng nói chung và cùng nhau tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất cho lĩnh vực công tác mà Nhà nước và Chính phủ ta luôn chú trọng và ưu tiên cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN).

chuyen nhung nguoi gieo mam tieng viet
Các giáo viên tiếng Việt tại buổi Tọa đàm. (Ảnh: H.T)

Bức tranh nhiều điểm sáng

Dạy và học tiếng Việt là nhu cầu thiết yếu của cộng đồng NVNONN. Do điều kiện khách quan và chủ quan, công tác này đang diễn ra với các mức độ và kết quả khác nhau, tùy thuộc từng địa bàn. Tuy nhiên, trước thực trạng phần lớn các cơ sở dạy tiếng Việt chỉ ở quy mô nhỏ, mang tính tự phát và không có tài trợ thường xuyên, phong trào này vẫn có những điểm sáng nhờ nỗ lực vượt bậc của các thầy cô và bà con kiều bào...

Không phải là giáo viên chuyên nghiệp, nhưng cô Bùi Thị Oanh (Nhật Bản) đã đến với nghề dạy tiếng Việt chỉ duy nhất bằng tâm huyết. Cũng chỉ vì tấm lòng dành cho con em kiều bào mà hơn một năm nay, cô đã cùng các giáo viên tự bỏ kinh phí cá nhân để thuê lớp học và soạn giáo trình cho các em trên tình thần hoàn toàn tự nguyện. Được sự trợ giúp của Hội Hữu nghị Việt - Nhật, cô đã tổ chức được lớp học đầu tiên tại Nhật Bản với sự tham gia của 30 em học sinh. Mỗi tuần dù chỉ học một buổi nhưng lớp vẫn được duy trì đều đặn trong hoàn cảnh thiếu thốn sách vở và trang thiết bị giảng dạy.

Lâu nay, việc học tiếng Việt gặp nhiều bất cập với thế hệ trẻ người Việt lớn lên ở Pháp, nhưng cô Nguyễn Thị Sông Hương cảm thấy vui mừng vì hiện nay một số hệ thống đào tạo chính quy của Pháp như Ban Việt học Khoa ngôn ngữ và Văn minh Á của trường Đại học Paris VII, Viện nghiên cứu quốc gia về ngôn ngữ và văn minh phương Đông (INALCO), Trường trung học Jean de La Fontaine ở quận XVI Paris... cũng mở các lớp tiếng Việt.

Không chỉ ở trường, theo cô Hương, để học tốt thì tiếng Việt cần phải có chỗ đứng quan trọng trong sinh hoạt hàng ngày của các em tại gia đình. Chia sẻ kinh nghiệm dạy học cho con, cô kể: "Con trai tôi dù được nghe bố mẹ nói tiếng Việt thường xuyên nhưng con vẫn không phát âm chuẩn. Vào năm 2009, khi tôi cho con về Việt Nam và được cô giáo đến nhà dạy, sau 16 buổi cháu đã đánh vần thành thạo và có thể đọc hết bộ truyện tranh Việt Doremon. Điều này cho thấy, tạo cho con cái một môi trường thuần Việt khi học tiếng Việt, các chuyến về thăm quê hương sẽ rất hữu ích và đạt hiệu quả cao".

Tại Kuala Lumpur (Malaysia), lớp tiếng Việt của cô Phạm Thị Trinh đã khai giảng cách đây gần một năm bắt đầu từ ý tưởng và sự nhiệt tình gây dựng của một số thành viên câu lạc bộ Phụ nữ Việt Nam tại Malaysia. Hiện nay, lớp học đã có hơn 25 em học sinh tham dự, được chia làm hai nhóm: nhóm lớp 1 dạy các em chữ cái và ghép vần, nhóm lớp 2 luyện kĩ năng hiểu, đọc, viết văn bản. Mặc dù còn non trẻ nhưng lớp đã và đang hoạt động đều đặn hàng tuần, thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức và cộng đồng người Việt sinh sống tại đây.

Gian nan vẫn kiên trì  "bám lớp"

Thành phố Zurich (Thụy Sỹ) - nơi sinh sống của cô Vũ Thị Thu Hà có số lượng người Việt rất ít. Vì vậy, để có thể tìm thấy khoảng 10-15 em học sinh kiều bào tham gia vào lớp học là chuyện không hề dễ dàng. Hiện tại, các giáo viên phải tự nghiên cứu và soạn giáo án, sáng tạo sao cho phù hợp với sự nhận biết, tiếp thu của học sinh ở Thụy Sỹ và hoạt động hoàn toàn tình nguyện vì cộng đồng. Ngày thường, các cô vẫn phải làm việc mưu sinh nên việc dành thời gian để chuẩn bị giáo án, lên giáo trình và di chuyển đến chỗ dạy cũng là sự cố gắng lớn.

Có kinh nghiệm giảng dạy bốn năm tại hơn 10 trường tiểu học, một số trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm gia đình tân di dân và hai trường đại học cộng đồng, cô Đồng Thị Dung (Đài Loan, Trung Quốc) vẫn phải tự xoay xở trước thực trạng ở sở tại, có lớp chỉ được mở theo khóa học ngắn hạn, kết thúc một học kỳ hoặc một kế hoạch sẽ dừng lại. Một số trường có tổ chức lớp học dài hạn nhưng số học sinh tham gia chưa cao.Thậm chí, nhiều học sinh còn đưa ra câu hỏi "học tiếng Việt để làm gì? học tiếng Anh mới có tương lai"... Vì vậy, thử thách với giáo viên là phải tự lên kế hoạch dạy để có thể lôi cuốn học sinh. Cô Dung chia sẻ cô cảm thấy được động viên khi số lượng học sinh đăng kí tham gia ngày một đông hơn.

Những hy vọng mới

Đồng cảm với những trăn trở trên của các giáo viên, ông Nguyễn Công Hinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ GD&ĐT cho biết, Chính phủ đã phê duyệt ba đề án để tập trung nguồn lực đầu tư cho việc dạy tiếng Việt cho NVNONN. Bên cạnh bộ sách Tiếng Việt vui, Quê Việt và xây dựng một số chương trình dạy tiếng Việt trên truyền hình, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt đề án Dạy tiếng Việt online, đồng thời xây dựng một cổng thông tin giúp người Việt Nam học tiếng Việt trực tuyến, tạo công cụ để bà con có thể học tiếng Việt ở mọi lúc, mọi nơi.

Ông Nguyễn Công Hinh chia sẻ thêm một thông tin vui là sắp tới, Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ tổ chức cuộc thi viết sách giáo khoa trên toàn thế giới. Các thầy, cô giáo có thể viết những bộ sách phù hợp với địa bàn mình đang giảng dạy. Những bộ đạt giải sẽ được công khai và cho sử dụng miễn phí.

Đánh giá cao nhiệt huyết và nỗ lực của các giáo viên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN Lương Thanh Nghị cũng nêu rõ về các chương trình, hoạt động mà sắp tới Ủy ban cùng các cơ quan khác thực hiện để hỗ trợ cộng đồng NVNONN trong dạy và học tiếng Việt như: tổ chức thêm các chương trình Trại Hè Việt Nam; hỗ trợ sách giáo khoa, giáo viên dạy tiếng Việt; vận động chính quyền các nước sở tại hỗ trợ các cơ sở dạy tiếng Việt của kiều bào và từng bước đưa tiếng Việt vào hệ thống giáo dục của nước bạn… Đặc biệt, đối với một số địa bàn khó khăn, Ủy ban sẽ tiếp tục hỗ trợ cũng như vận động các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tài trợ kinh phí xây dựng hoặc sửa chữa cải tạo các điểm trường, lớp học tiếng Việt cho cộng đồng.

Một hy vọng nữa là tại tọa đàm, các giáo viên cũng đã được nghe PGS. TS Nguyễn Chí Hòa - giảng viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội giới thiệu về Đề án xây dựng chương trình tiếng Việt sáu bậc. Nếu được thực hiện, phương pháp sư phạm này sẽ mang lại hiệu quả rất lớn cho việc giảng dạy tiếng Việt cho đồng bào xa Tổ quốc.

chuyen nhung nguoi gieo mam tieng viet Tổng kết một năm dậy và học tiếng Việt tại Kobe (Nhật Bản)

Ngày 14/5, Chi hội người Việt Nam tại thành phố Kobe, tỉnh Hyogo, trực thuộc Hội người Việt Nam tại khu vực Kansai, Nhật Bản ...

chuyen nhung nguoi gieo mam tieng viet Lớp học tiếng Việt tại Daejeon

Một lớp dạy tiếng Việt tình nguyện cho trẻ gia đình đa văn hóa đã được mở tại thành phố Daejeon (Hàn Quốc) giúp các ...

chuyen nhung nguoi gieo mam tieng viet Đẩy mạnh dạy và học tiếng Việt ở Ukraine

Từ lâu, nhu cầu về dạy và học tiếng Việt, sử dụng tiếng Việt thành thạo cho thế hệ thứ 2, thứ 3 của cộng ...

HẢI THANH

Xem nhiều

Đọc thêm

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Cả 3 mô hình dự báo kết quả Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đều cho thấy cuộc đua sẽ rất sít sao và gần như không thể nói trước ...
Ruben Amorim bị HLV từng thất bại ở MU cảnh báo

Ruben Amorim bị HLV từng thất bại ở MU cảnh báo

David Moyes đã lên tiếng cảnh báo Ruben Amorim về sức ép khủng khiếp khi ngồi ghế nóng tại MU.
Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi

Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi

Chính trị gia Mozambique Venancio Mondlane tuyên bố thoát khỏi một vụ ám sát bất thành ở Nam Phi.
Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đấu của những người sở hữu vận may đáng kinh ngạc, chương cuối trong câu chuyện dài kỳ khó đoán

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đấu của những người sở hữu vận may đáng kinh ngạc, chương cuối trong câu chuyện dài kỳ khó đoán

Hành trình trở thành ứng cử viên Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử 2024 của ông Donald Trump và Kamala Harris có rất nhiều yếu tố bất ngờ.
'Nút báo động' và đội SWAT: An ninh thắt chặt trước cuộc bầu cử Mỹ

'Nút báo động' và đội SWAT: An ninh thắt chặt trước cuộc bầu cử Mỹ

Lực lượng Vệ binh Quốc gia được kích hoạt, sở chỉ huy FBI được thành lập tại Washington và các đội vũ khí đặc biệt được triển khai trên các ...
Kiến tạo thần sầu và như máy, Marc Casado đạt mốc 9 năm có 1

Kiến tạo thần sầu và như máy, Marc Casado đạt mốc 9 năm có 1

Tiền vệ Marc Casado thiết lập dấu mốc kiến tạo ấn tượng ở trận Barcelona thắng Espanyol 3-1 tại vòng 12 La Liga.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động