Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Phan Duy Nghĩa
Từng làm việc tại Tòa Thượng thẩm Paris, là Đảng viên Đảng cộng sản Pháp, nhưng trọn cuộc đời luật sư Phan Nhuận cống hiến cho Tổ quốc Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ông Phan Nhuận sinh năm 1914, quê thôn Văn Lâm, xã Đức Lâm (nay là xã Lâm Trung Thủy), Đức Thọ, Hà Tĩnh. Sinh ra và lớn lên tại một vùng quê giàu truyền thống cách mạng, ông đã sớm tham gia phong trào chống thực dân Pháp, rồi gia nhập đảng Tân Việt.

Tin liên quan
Hành trình về Trường Sa những ngày tháng Tư lịch sử Hành trình về Trường Sa những ngày tháng Tư lịch sử

Khi bị chính quyền thực dân đàn áp, Phan Nhuận phải ra nước ngoài. Nhờ anh trai trợ cấp, ông đã đến Paris theo học và năm 1938 đã có bằng cử nhân Luật, đồng thời có thêm bằng cử nhân Văn chương và Sử học. Sau khi tuyên thệ, luật sư Phan Nhuận được nhận vào Đoàn luật sư Paris ngày 30/11/1938.

Hoạt động cách mạng tại Pháp

Sống ở Paris nhưng ông luôn hướng về Tổ quốc, tham gia tích cực vào phong trào yêu nước của Việt kiều. Trên cương vị một luật sư, Phan Nhuận luôn luôn bênh vực đồng bào mình.

Trong hồi ức của kiều bào ta tại Pháp, trong đó có ông Lê Dẫn - người tự nguyện trông nom mộ ông Nhuận - thì ông Phan Nhuận là luật sư giỏi ở Paris, những lần làm “thầy cãi” cho những người lính, thợ thuyền nghèo khó, người Việt bị oan ức, ông thường đứng ra bào chữa không lấy tiền.

Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp
Luật sư Phan Nhuận (1914-1963).

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, luật sư Phan Nhuận đã lên diễn đàn kêu gọi Pháp - Việt đoàn kết, ủng hộ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trong chuyến thăm Pháp của Hồ Chủ tịch, ông đã tham gia tổ chức đồng bào Việt kiều đón tiếp, giúp đỡ phái đoàn chính phủ ta.

Bản thân ông đã làm người phiên dịch cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trong một số lần cần thiết theo nghi thức ngoại giao.

Trong buổi kỷ niệm đầu tiên quốc khánh nước ta, ngày 2/9/1946, được Việt kiều tổ chức tại Paris, có mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã thay mặt bà con phát biểu ca ngợi thành công của Cách mạng tháng Tám, sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, bày tỏ sự tín nhiệm và lòng trung thành đối với sự nghiệp của dân tộc, với chính phủ, với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sau thời gian ngắn ngủi được gần Hồ Chủ tịch, luật sư Phan Nhuận càng tích cực tham gia công tác của phong trào Việt kiều yêu nước.

Ông viết nhiều bài giới thiệu về Việt Nam, tuyên truyền cho nước Việt Nam mới trên báo chí Pháp, viết nhiều về Chủ tịch Hồ Chí Minh, như: Hồ Chí Minh, nhà khổng học hay nhà mácxít; tham gia dịch, giới thiệu văn học Việt Nam cho bạn bè Pháp và các nước khác.

Trong hồi ký của giáo sư Đặng Thai Mai, Phan Nhuận còn gửi thư từ liên lạc với giới trí thức trong nước, đem những hiểu biết của mình đóng góp vào các chương trình xây dựng đất nước như dự án “Cải cách giáo dục từ cấp một, cấp hai, bậc đại học”.

Ông gửi thư cho nhà thơ Nguyễn Đình Thi, khi đó là Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc, để đặt mối liên hệ tham gia công cuộc xây dựng nền văn hóa mới của dân tộc, đang được triển khai lúc bấy giờ.

Cơ duyên đến với công việc dịch thuật

Khi ở Việt Nam vào cuối những năm 50, phát hiện được bản thảo Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh, công bố thành sách vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày sinh của Hồ Chủ tịch, thì ở Paris, luật sư Phan Nhuận cũng bắt tay vào dịch tác phẩm này sang tiếng Pháp.

Là một người từng được học Hán học khi ở trong nước, Phan Nhuận mạnh dạn bắt tay vào nghiên cứu tác phẩm của Hồ Chủ tịch rồi khởi công việc dịch.

Bản dịch sang tiếng Pháp tác phẩm Nhật ký trong tù của ông được thế giới đánh giá cao. Đây cũng căn cứ để nhiều dịch giả ở các nước khác dịch sang tiếng của dân tộc mình, như bản dịch của nữ dịch giả Italy Joyce Lussu (1912-1998) sang tiếng Italy xuất bản tại Tindalo năm 1967, in lại ở Milan năm 1972; bản dịch sang tiếng Mông Cổ của nhà ngoại giao Mông Cổ Namxrai, lúc đó đang có mặt ở Paris, đưa về nước xuất bản ở Ulan-Bato vào đầu những năm 1960…

Để dịch thành công tác phẩm Nhật ký trong tù của Hồ Chủ tịch, ông đã thường xuyên lui tới nhà lao Sante để lấy cảm hứng.

Trong bài giới thiệu sách được nhà Pierre Serghers xuất bản ở Paris vào giữa năm 1963 và cũng thời gian này nhà xuất bản Ngoại văn in lại ở Hà Nội có đoạn viết: “… Tôi đã tự gợi lên những kỷ niệm thuở bé để tạo lại cái nền cho bối cảnh và để thực hiện những điều kiện tốt nhất về môi trường, tôi nghĩ rằng những tập thơ viết trong nhà tù nếu được đọc và dịch trong nhà tù thì có lợi hơn...

Vì thế, cho nên trong mùa Đông 1960-1961, tôi đã dịch phần lớn những bài thơ của cụ Hồ Chí Minh trong nhà lao Sante, là nơi mà vì công việc nghề nghiệp tôi thường lui tới. Tôi đã chọn những buổi chiều mưa hay sương mù che phủ hợp với thực trạng tâm lý hơn”.

Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp
Trang giới thiệu về phần dịch thơ Bác ra tiếng Pháp của Phan Nhuận trên tờ tạp chí châu Âu năm 1961. (Nguồn: Tienphong)

Ngoài bản dịch Nhật ký trong tù, Phan Nhuận còn dịch một số tác phẩm thơ dân gian Việt Nam và bắt tay vào dịch cả Truyện Kiều của Nguyễn Du sang tiếng Pháp.

Để tiến tới kỷ niệm 200 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1965) theo quyết định của UNESCO tôn vinh thi hào vào hàng danh nhân văn hóa thế giới, nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện trong Ban tổ chức Quốc gia đã đề nghị Phan Nhuận dịch lại Truyện Kiều, để có một bản dịch mới sang tiếng Pháp chuẩn hơn ra vào dịp này tặng bạn bè thế giới.

Phan Nhuận đã bắt tay ngay vào công việc. Nhưng ông chỉ kịp dịch chừng 100 câu thì căn bệnh hiểm nghèo cắt ngang cuộc đời, ông mất vào ngày 6/8/1963.

Ông ra đi để lại công việc dở dang cho người bạn, người đồng chí của ông - bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (1913-1997). Và bản dịch do Nguyễn Khắc Viện hoàn tất sau này cũng đã được đánh giá cao.

Là một luật sư danh tiếng tại Paris nhưng Phan Nhuận sống một cuộc sống rất bình dị, không xe hơi nhà lầu xênh xang như nhiều trí thức cao cấp khác, ông mất trong hoàn cảnh không vợ, không con.

Tại Paris, mộ của ông tại nghĩa trang Parissien de Bagneux được Việt kiều xây lát đá hoa cương, gắn sao vàng và dòng chữ “Đời đời nhớ ơn anh - Luật sư Phan Nhuận”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trong tâm khảm người Algeria

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trong tâm khảm người Algeria

Ngoài lãnh thổ Việt Nam, trên toàn thế giới có gần 100 địa danh, công trình in dấu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó, ...

Việt Nam còn là ‘của tôi’

Việt Nam còn là ‘của tôi’

Trong suốt thời gian thực hiện cuốn truyện tranh “Sống”, tác giả Hải Anh đã khám phá những phần về mẹ (đạo diễn Hải Linh) ...

Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Mới đây, gần 50 đại biểu kiều bào từng có dịp đến Trường Sa thông qua chuỗi hoạt động do Ủy ban Nhà nước về ...

Gần 1.600 người Việt cùng thi tìm hiểu pháp luật Nhật Bản

Gần 1.600 người Việt cùng thi tìm hiểu pháp luật Nhật Bản

Chiều 28/4, Lễ trao giải Cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật Nhật Bản" đã được tổ chức tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật ...

Kiều bào trẻ hướng về Tổ quốc: Chung niềm tự hào

Kiều bào trẻ hướng về Tổ quốc: Chung niềm tự hào

Học tập hay làm việc ở nước ngoài, thế hệ người Việt trẻ vẫn luôn hướng về quê hương, đất nước, đặc biệt vào những ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar vừa thay đổi bộ nhận diện gồm logo và biểu tượng, chuẩn bị chuyển mình thành một thương hiệu xe điện hạng sang.
Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Thầy trò đội tuyển Việt Nam sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn ...
Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

LIVE Framework là một công cụ tương tác, thân thiện với người dùng, giúp doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ truy cập thông tin kịp thời và chính xác.
Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Từ ngày 22-24/11, Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend sẽ diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông của Festival Huế 2024.
Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Những hành khách trên 'đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số' chạy ban đêm ở Osaka (Nhật Bản) sẽ có dịp chiêm ngưỡng khung cảnh theo cách đặc biệt.
Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài không chỉ nổi bật với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mà còn là một địa phương giàu bản sắc văn hóa của tỉnh Đồng Nai.
Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Cục Hàng không Việt Nam sẽ tổ chức theo dõi tình hình đặt giữ chỗ, giá vé máy bay trên các đường bay nội địa trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan sẽ có 21 ngày nghỉ chính thức, không kể ngày nghỉ bù, vào năm 2025 để để thúc đẩy du lịch và nền kinh tế nói chung.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Viện Pháp Việt Nam tổ chức các buổi hòa nhạc độc tấu piano của nghệ sĩ dương cầm tài năng Olivier Moulin, trong chuyến lưu diễn tại các thành phố lớn.
Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Lễ hội Kanagawa giới thiệu những nét văn hóa độc đáo mang đậm màu sắc truyền thống Nhật Bản thông qua nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Phiên bản di động