Chuyện về ông Phan Dương - một trí thức Việt kiều yêu nước

PHAN DUY NGHĨA
Đó là ông Phan Dương - người từng là Chủ tịch Hội Ái hữu Việt kiều ở Lào, tham gia hoạt động cách mạng bí mật tại Lào và Thái Lan.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chuyện về một trí thức Việt kiều yêu nước
Ông Phan Dương.

Ông Phan Dương sinh năm 1898, quê thôn Văn Lâm, xã Đức Lâm (nay là xã Lâm Trung Thuỷ), huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Năm 1925, ông sang Lào buôn bán. Nhờ có học vấn, giỏi tiếng Pháp, năm 1927, ông được tuyển làm công chức. Năm 1930, ông được bổ nhiệm làm Tham biện Toà sứ (như Chánh Văn phòng bây giờ) của Pháp tại Vientiane.

Một lòng đi theo cách mạng

Cuối năm 1929, ông Phan Dương gặp Thái Mười (liên lạc của tổ chức Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Thái Lan) và nhận ra đó là “người nhuộm vải” ở quê, từng qua lại thăm cha mẹ mình (mẹ ông là Thái Thị Kiều, gọi Thái Mười là chú ruột).

Trong quá trình hoạt động cách mạng, ông Thái Mười đóng vai là “người nhuộm vải” đến các thôn xóm rao nhuộm, mục đích là tìm hiểu thăm dò, kết nối những người yêu nước.

Biết có tổ chức cách mạng của Việt Nam đang hoạt động tại Thái Lan, ông Phan Dương nhận làm đầu mối liên lạc và nơi trú chân cho người của tổ chức qua lại giữa Lào và Thái Lan.

Ở trong nước, từ năm 1930 về sau, bị Pháp và tay sai đàn áp dã man, nhiều người phải dạt sang Lào, Thái Lan lánh nạn.

Với vỏ bọc là công chức bộ máy thuộc địa của Pháp, ông bảo lãnh cho hàng chục người từ Đức Thọ, Hà Tĩnh sang tránh khủng bố trắng của kẻ thù. Trong số đó, có những người ở làng Thái Yên vừa thoát khỏi mấy trận càn của Pháp ở đồn Lạc Thiện hồi tháng 4-5/1931. Về sau, những người này được ông giúp lập một tổ mộc, dần dần phát triển thành xưởng mộc tạo kế sinh nhai. Ngày nay, con cháu họ ở Thái Yên còn nhắc công ơn của ông.

Tại Toà sứ Pháp, ông biết dân ta khu vực miền Trung vượt biên sang Lào khá đông để tránh bị áp bức và khủng bố của Pháp. Ông đề xuất và được Khâm sứ Pháp phái đi nắm tình hình các địa phương Lào có chung biên giới với Việt Nam từ Hà Tĩnh trở vào để nắm thực trạng, tìm cách cứu giúp đồng bào.

Trong năm 1931, ông ba lần đi Savanakhet (giáp tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế), khảo sát vùng Mường Phìn, Sê Pôn, Bản Đông dọc đường 9 và xuống Pakse - Hạ Lào (giáp tỉnh Quảng Nam, Kon Tum) nơi Pháp đã lập đồn điền cà phê. Ông thấy hàng ngàn bà con miền Trung sang Lào làm ăn đều là những người nghèo khó, cơ cực, trốn áp bức, khủng bố của Pháp và Nam triều, trong đó có những người cách mạng. Ông trực tiếp gặp một số quan chức Lào cấp dưới khuyên nhủ họ nên giúp đỡ người Việt.

Biết ông là người Toà sứ Vientiane, lại là người Việt nên họ rất kính nể, nghe và làm theo lời ông.

Sau những chuyến khảo sát, ông làm tờ trình trình Khâm sứ Pháp về sự đói khổ, cùng quẫn của người Việt, kiến nghị không nên dùng biện pháp cai trị ngặt nghèo dẫn đến sự phản kháng của dân, dễ xảy ra rối loạn, khó kiểm soát.

Từ đó, việc cư trú của bà con ta tuy còn bất hợp pháp trên đất Lào nhưng làm ăn, sinh sống không đến nỗi cơ cực như trước.

Đầu năm 1932, ông nhận được tin Thái Mười bị Pháp và tay sai sát hại trên quê hương. Qua tiếp xúc với bà con Việt Nam sang lánh nạn, ông biết phong trào cách mạng trong nước đang rất khó khăn, phải hết sức thận trọng trong công việc và cần kiên nhẫn chờ thời cơ.

Thủ lĩnh Hội Ái hữu Việt kiều

Chuyện về một trí thức Việt kiều yêu nước
Xác nhận của Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh về hoạt động của ông Phan Dương.

Năm 1938, ông Trần Đức Vịnh (Đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương) quê làng Đông Khê (Đức Thuỷ, Đức Thọ) từ Thái Lan qua Vientiane tìm đến xưởng mộc Thái Yên xin việc làm.

Biết ông là người của tổ chức, Trần Đức Vịnh đã mạnh dạn: “Thầy nên đứng ra vận động quyên góp, giúp đỡ người Việt ở Lào để bà con ta được nhờ”.

Tết năm đó, nhân buổi họp mặt đầu Xuân của bà con ta khu vực Vientiane và một số từ Savanakhet, Thà Khẹt, Sầm Nưa về, Hội Ái hữu Việt kiều ở Lào thành lập, cử ông làm Chủ tịch.

Năm 1940, phát xít Nhật vào Đông Dương và kéo đến Vientiane, người Pháp lép vế. Ông thôi việc đưa cả gia đình về thị xã Thà Khẹt mở tiệm buôn bán duy trì cuộc sống.

Đầu năm 1943, ông bị quân Nhật bắt, chúng nghi ngờ ông về đây để hợp tác với những người cộng sản Đông Dương đang hoạt động mạnh ở Trung Lào.

Sau hai tuần bị quản thúc, vừa được thả về thì ông Trần Đức Vịnh tìm đến thông tin về tình hình thời cuộc của cách mạng Việt Nam.

Rồi ông sang Thái Lan thâm nhập đồng bào Việt kiều, chuẩn bị cơ sở để khi bất trắc, bà con ta ở Lào lánh sang có nơi nương tựa. Xong việc, trên đường về, ông bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ nhưng nhờ đối đáp khép léo, chúng không tra khảo được gì, trục xuất ông về Lào.

Ông Phan Dương tiếp tục hoạt động trong phong trào Việt kiều và Hội Ái hữu cho đến khi Cách mạng tháng Tám thành công.

Trong hồ sơ thu được của Mật thám Pháp hiện lưu trữ tại Cục Hồ sơ nghiệp vụ An ninh, Bộ Công an ghi: “Năm 1931, ông Phan Dương làm Tham biện của Toà sứ Pháp tại Viên Chăn (Lào), có liên lạc với những tù cộng sản được tha ở quê, bị địch điều tra theo dõi vì tình nghi liên quan đến phong trào cộng sản ở Savanakhet (Lào) và Quảng Trị”.

Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh xác nhận: “Năm 1931, ông làm Tham biện của Toà sứ Pháp tại Vientiane - Lào. Ông bị tình nghi có quan hệ với những người hoạt động cộng sản (trong tổ chức cộng sản Savanakhet và Pakse của Lào). Tháng 1/1932, mật thám Pháp theo dõi và nghi ngờ Phan Dương tham gia vào hoạt động cộng sản ở tuyến Savanakhet - Quảng Trị”.

Chuyện về một trí thức Việt kiều yêu nước
Cộng đồng người Việt Nam tại thủ đô Vientiane, Lào tới chùa thắp hương lễ Phật đầu năm. (Nguồn: TTXVN)

Gia đình một lòng theo Đảng

Đầu năm 1946, Phan Dương cùng gia đình trở về quê hương Đức Thọ. Ông động viên và nhắc nhở anh em, con cháu chăm chỉ học hành, chăm chỉ sản xuất, tích cực góp phần giữ vững nền độc lập, tham gia kháng chiến chống Pháp xâm lược.

Gia đình ông có nhiều người xuất sắc, đóng góp cho cách mạng. Vợ ông là bà Trần Thị Ân được nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất.

Em trai ông Phan Dương là luật sư Phan Nhuận, cử nhân Luật khoa và Văn khoa tại Pháp, làm việc tại Toà Thượng thẩm Paris với chức danh luật sư, đảng viên Đảng Cộng sản Pháp.

Ông là một Việt kiều yêu nước, từng phiên dịch cho Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pháp (khoảng tháng 10/1946) trong những buổi tiếp xúc với khách quốc tế, là người đầu tiên dịch tập thơ Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ tiếng Hán ra tiếng Pháp.

Người con trai đầu của ông Phan Dương là Phan Đường tốt nghiệp khoa Toán Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1948, là giáo viên ưu tú có công lao lớn cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, được Hội đồng Chính phủ tặng thưởng Huy chương Kháng chiến chống Pháp hạng Hai, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất.

Người con trai thứ hai Phan Thanh Dẫn lên Việt Bắc theo học ngành y và từ năm 1953 là cán bộ Ban phòng bệnh của Trung ương ở chiến khu Việt Bắc; năm 1957 được kết nạp Đảng, sau này trở thành Nhà giáo Nhân dân, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Y khoa, nguyên Phó Chủ nhiệm bộ môn Mắt trường Đại học Y Hà Nội.

Ông được tặng thưởng Huy chương kháng chiến chống Pháp hạng Hai, Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất và Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng.

Ông Phan Dương mất năm 1955. Với nhiệt huyết của một người dành cả cuộc đời đi theo cách mạng, ông là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước và một lòng hướng về quê hương của người Việt Nam ở nước ngoài.

Trí thức kiều bào - Nguồn lực quý của đất nước (Kỳ cuối): Quê hương vẫy gọi, ở đâu cũng cống hiến

Trí thức kiều bào - Nguồn lực quý của đất nước (Kỳ cuối): Quê hương vẫy gọi, ở đâu cũng cống hiến

Mỗi người Việt Nam ở nước ngoài đều có cách thể hiện tình yêu đất nước khác nhau, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cá ...

Chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm kết nối cộng đồng

Chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm kết nối cộng đồng

Trong khuôn khổ chương trình thăm và làm việc tại Nhật Bản, ngày 5/4, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì tọa đàm ...

Người Việt toả sáng ở trời Tây

Người Việt toả sáng ở trời Tây

Năm 2023, đi cùng sự phát triển lớn mạnh của cộng đồng, ngày càng có nhiều người Việt khẳng định được vai trò và vị ...

Kết nối nhân tài người Việt ở nước ngoài

Kết nối nhân tài người Việt ở nước ngoài

Chia sẻ với TG&VN trước thềm Diễn đàn người Việt có tầm ảnh hưởng lần thứ hai được tổ chức tại Pháp, GS.TS. Nguyễn Đức ...

Tâm huyết xây dựng cộng đồng trí thức trẻ Việt Nam tại Singapore

Tâm huyết xây dựng cộng đồng trí thức trẻ Việt Nam tại Singapore

Từng khởi xướng và là Chủ tịch đầu tiên của Hội Sinh viên Việt Nam tại Singapore, anh Mai Tuấn Minh - sinh viên Đại ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động