TIN LIÊN QUAN | |
AI và CMCN 4.0 là “con đường” ngắn nhất để phát triển đất nước | |
Thủ tướng: CMCN 4.0 - mỗi quốc gia mặc định là một phần trong đó |
Thời gian qua, “cơn bão” Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN4.0) đã phần nào làm biến đổi sâu sắc trên tất cả phương diện, từ những mô hình kinh doanh hoàn toàn mới đến cách chúng ta làm việc, tiếp cận thông tin, giao tiếp hay cách quan sát thế giới. Có thể nói, đến thời điểm hiện tại, cuộc CMCN4.0 vẫn đang đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn lao trong mọi ngành nghề.
Nhận thức ra sao?
Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam cho biết, trong bối cảnh hiện nay, 7/10 công ty lớn nhất thế giới là các công ty công nghệ, các doanh nghiệp lớn của Việt Nam cũng gia nhập làn sóng ứng dụng công nghệ thông tin. Đứng trước những thay đổi chóng mặt của CMCN4.0 , đòi hỏi chính phủ, các trung tâm nghiên cứu và cơ sở giáo dục tại Việt Nam phải nâng cao nhận thức, sẵn sàng thay đổi và có chiến lược phù hợp.
Trước tiên, nói về CMCN4.0, ông Phạm Thế Trường phát biểu: “Hiểu một cách đơn giản, khi bước vào một trung tâm thương mại, một khu vui chơi giải trí, các thông tin của bạn đều được lưu lại. Từ việc bạn đi với ai, làm gì đều được cập nhật một cách chi tiết. CMCN4.0 xuất hiện xung quanh chúng ta, xâm nhập từng “ngóc ngách” của cuộc sống mỗi người”.
Các diễn giả trong buổi tọa đàm. (Ảnh: N.L) |
Áp dụng công nghệ 4.0 giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt được thông tin như: khách hàng một tuần đến nhà hàng mấy lần, sử dụng những món gì, mức chi tiêu trung bình bao nhiêu. “Nếu ứng dụng tốt 4.0 trong việc khai thác khách hàng cũ thì sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí cho ngân sách marketting và cho việc tìm kiếm khách hàng mới.” – Bà Nguyễn Hà Linh nhận định. |
Theo số liệu của Bnews.vn, Việt Nam đã có những yếu tố quan trọng là nền tảng cho cuộc CMCN4.0 như có khoảng 54% dân số vào năm 2016 tiếp cận với internet, đứng thứ 5 châu Á - Thái Bình Dương và đứng trong top 5 nước tăng trưởng công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới... Đây là một điểm mạnh để doanh nghiệp Việt Nam có thể làm chủ công nghệ trong công nghiệp 4.0. Nếu các doanh nghiệp nhanh chân đầu tư nghiên cứu, phát triển sản phẩm theo hướng 4.0 thì vị thế của các doanh nghiệp nói chung và của Việt Nam nói riêng sẽ ở một tầm cao mới.
Từ kinh nghiệm thực tế, ông Phạm Thế Trường cho biết, mỗi doanh nghiệp đều có những tư tưởng tiếp cận 4.0 khác nhau. Bởi vậy, giá trị trong các sản phẩm được gia tăng bao nhiêu, duy trì đến thời điểm nào phụ thuộc vào mức độ ứng dụng công nghệ trong kinh doanh của nhà quản lý. Bởi vậy, thời đại “cá lớn nuốt cá bé” đã khép lại, thay vào đó mở ra một kỷ nguyên “cá nhanh nuốt cá chậm”.
Quản lý và điều hành thế nào?
Chia sẻ quan điểm của mình về việc đưa doanh nghiệp chuyển đổi sang thế giới số, ông Phạm Thế Trường đặc biệt nhấn mạnh về các biểu hiện của kỷ nguyên số. Đây là sự phát triển các ứng dụng về trí tuệ nhân tạo, big data, điện toán đám mây và số hóa. Theo ông, chuyển đổi sang thế giới số được thực hiện trên 4 trụ cột: sự gắn kết với khách hàng, nâng cao năng lực nhân viên, sự tối ưu các hoạt động vận hành của doanh nghiệp và sự thay đổi sản phẩm - dịch vụ theo hướng thông minh hơn, kết nối tốt với người dùng hơn. Từ đó, một câu hỏi được đặt ra là: “Làm thế nào để đạt được các mục tiêu trên?”
Ông Lê Bá Ngọc (Bác sĩ khoa Nội tiết, bệnh viện Bạch Mai, đồng sáng lập phòng khám Đa khoa VIP12) chia sẻ: “Việc sử dụng công nghệ 4.0 để vận hành phòng khám tư là rất cần thiết. Chúng tôi không cần sử dụng bút mà thay vào đó là sử dụng các thiết bị công nghệ để ghi chép, sao lưu bệnh án bệnh nhân, nhận xét nghiệm, kê đơn thuốc, quản lý tài chính, mua trang thiết bị phòng khám”. Tại bệnh viện Bạch Mai, vào thứ 5 hàng tuần đều diễn ra các buổi hội chuẩn tư vấn bệnh qua mạng với bệnh nhân trên toàn quốc. |
Trả lời câu hỏi này, Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam cho biết, có 4 cách thức để giải quyết vấn đề trên, bao gồm các giải pháp trong: ứng dụng kinh doanh, hiện đại hóa nơi làm việc, ứng dụng số liệu và trí tuệ nhân tạo, bảo mật trên mạng và nhận dạng danh tính. Các doanh nghiệp có thể chuyển đổi môi trường làm việc mới, thực hiện triển khai tự động hóa các ngành nghề, triển khai các ứng dụng của CMCN4.0.
Là một gương mặt trong Top 30 người trẻ thành đạt tại Việt Nam do Forbes bình chọn năm 2016, bà Nguyễn Hà Linh nêu lên những trăn trở mà một doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp trong thời 4.0, đó là: trong điều kiện nguồn lực vốn và con người có giới hạn, thì ứng dụng 4.0 đến đâu là hiệu quả?
Bà cho rằng, đối với những doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ thì thách thức lớn nhất là làm sao để lắp ghép “bộ lego” 4.0 một cách phù hợp nhất. Để đảm bảo sự đồng bộ này, người quản lý cần phải chỉnh chu từ chất lượng đến dịch vụ. Công nghệ thông tin đang phát triển và thay đổi từng ngày, bản thân người quản lý cũng phải thường xuyên chủ động cập nhật, tham gia các khóa học về công nghệ để bắt kịp xu thế.
Sắp diễn ra Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2018 (Industry 4.0 Summit 2018) sẽ diễn ra tại Hà Nội ... |
Đức giúp Việt Nam đào tạo nhân lực trẻ cho công nghiệp 4.0 Với sự hỗ trợ của Tập đoàn SAP (Đức), các sinh viên Việt Nam sẽ được đào tạo và trang bị những kỹ năng công ... |
Đạo đức nghề báo thời cách mạng 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với nhà báo, nghề báo. Đó là ... |