Có cần tiếp tục cải tiến tiếng Việt sau nhiều biến động?

Trong những ngày qua, đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền làm dấy lên một cuộc tranh luận rộng khắp trên các diễn đàn, hội nhóm nghề nghiệp.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
co can tiep tuc cai tien tieng viet sau nhieu bien dong Nỗi trăn trở mang tên tiếng Việt
co can tiep tuc cai tien tieng viet sau nhieu bien dong Bác sĩ Việt kiều day dứt với tiếng Việt

Giới chuyên môn: Ngôn ngữ đã có sự “tự điều chỉnh”

PGS.TS. Phạm Văn Tình, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, bày tỏ sự ngạc nhiên vì đề xuất “cải cách chữ quốc ngữ" của PGS Bùi Hiền lại được mọi người quan tâm đến vậy. Theo ông, việc PGS Bùi Hiền xới lại vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ ở thời điểm này là “lạc lõng”.

“Chữ Quốc ngữ từ khi hình thành và đi vào cuộc sống như hiện nay đã bộc lộ nhiều bất hợp lý. Vì hệ thống chữ cái Latin không đủ, tương ứng với hệ thống âm vị tiếng Việt nên người ta phải sáng tạo chữ khác để ghi cho đủ (như thêm các chữ hoặc ghép tổ hợp chữ cái: ă, ơ, ô, ơ, đ, ư, nh, ng(h), th, tr...” - ông Tình cho biết.

Theo ông Tình, những bất hợp lý đó nhiều nhà nghiên cứu đã nhận ra từ trước và tìm cách cải tiến nhưng không được. Lý do rất đơn giản bởi chữ Quốc ngữ đã ăn sâu vào trong tiềm thức và được cộng đồng chấp nhận, sử dụng hàng trăm năm nên bây giờ thay đổi là điều rất khó.

co can tiep tuc cai tien tieng viet sau nhieu bien dong
PGS.TS Bùi Hiền đề xuất cải tiến tiếng Việt đang gây tranh luận. (Ảnh: Thanh Hùng)

Thực tế thì trong quá trình sử dụng, do nhiều lý do mà chữ Quốc ngữ đã có sự "tự điều chỉnh" theo hướng hợp lí hơn. Tuy nhiên, chỉ một thay đổi nhỏ trong hệ thống chữ viết tiếng Việt sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy như sách giáo khoa phải viết lại, cách viết của học sinh phải thay đổi, các văn bản Nhà nước phải làm lại, hàng triệu người phải thay đổi cách đọc, cách viết...

GS. Nguyễn Đức Dân, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh cũng cho rằng “Đề xuất ông Bùi Hiền đưa ra làm rối vấn đề lên và khó được chấp nhận vì hoàn toàn trái ngược với quy tắc về âm vị học”.

“Từ xưa đến nay, trải qua qua mấy trăm năm hình thành và biến đổi, chữ viết tiếng Việt đã hoàn chỉnh và ổn định, khá chuẩn và không cần thiết phải thay đổi thêm. Nếu có chúng ta chỉ nên thêm một vài ký tự để có thể phiên âm tiếng nước ngoài, chẳng hạn chữ J, W, Z đủ để miêu tả những thuật ngữ khoa học và tên người” – ông Dân đề xuất.

Theo TS. Nguyễn Văn Chính, Trưởng khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, nhìn nhận theo thời gian, ngôn ngữ có sự vận động, chuyển biến, một số nét khu biệt về âm xưa nay mờ dần mà các con chữ thì vẫn giữ nguyên và kết quả là ta thấy có chuyện "thừa" chữ ở phương ngữ này phương ngữ kia.

“Chuyện bắt đầu lôi thôi khi một số trí thức nhìn thấy cái sự "thừa" ấy và tính việc cách tân. Việc này không mới vì xưa đến giờ cũng có một số người bàn. Không cứ bên ta mà các quốc gia khác cũng vậy. Tuy nhiên, để bàn cho ra lẽ thì cần những nhà khoa học có căn cốt thực sự, phải cân nhắc mọi nhẽ chứ không thể làm theo lối "tôi thích thì tôi làm" được” – ông Chính nói.

Theo ông Chính, việc bàn tính là chuyện nên có trong các sinh hoạt khoa học. Nhìn rộng hơn, tiếng nước nào cũng có chuyện lệch chính tả cả. Hệ thống chữ viết ghi âm vị, như đã biết, mỗi con chữ gắn với một âm là nguyên tắc. Để cải tiến nó thì các nhà khoa học phải chứng minh cho được hệ thống chữ viết đang dùng đã không đáp ứng được yêu cầu khoa học.

Ngôn ngữ có cơ chế tự điều chỉnh. Từ xưa tới nay, chữ viết cũng đã thay đổi nhiều, nhưng về cơ bản chỉ thay đổi hình dáng, kí tự. “Nay chữ Việt ta nhìn một cách nghiêm ngặt vẫn thực hiện tốt chức năng của mình. Bao thế hệ đã chấp nhận, người Việt giờ vẫn chấp nhận, sử dụng một cách hiệu quả, hà cớ gì lại phải cải tiến cải lui” – ông Chính bình luận.

Có thể áp dụng trong nhà trường không?

Với câu hỏi này, GS. Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới, khẳng định đề xuất của PGS. Bùi Hiền sẽ “không bao giờ thực hiện được trong nhà trường bởi không có tính khả thi”.

Ông Thuyết cho biết, gần đây nhất, vào năm 1998, có kiều bào ở Pháp gửi thư cho nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng đề nghị Nhà nước cải tiến chữ quốc ngữ cho hợp lý hơn.

Văn phòng có gửi công văn hỏi ý kiến một số cơ quan về đề xuất này. Khi đó, thay mặt Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội, ông Thuyết có gửi công văn trả lời, trong đó nói rõ: “Nếu cải tiến chữ quốc ngữ theo đề xuất này thì chúng ta sẽ phải đào tạo lại hàng chục triệu lao động; các học giả cũng sẽ trở thành người vừa đọc vừa đánh vần, viết sai chính tả và sẽ phải đi học lại từ đầu. Đó là chưa kể phải thay đổi tất cả các tài liệu khoa học và như vậy thì sẽ rất tốn kém”.

Với đề xuất của PGS. Bùi Hiền, ông Thuyết vẫn giữ quan điểm này. “Chữ nào cũng sẽ có những điểm vô lý, muốn xây dựng một thứ chữ hoàn hảo rất khó, bởi trước sau gì, cùng với thời gian nó cũng sẽ trở nên bất hợp lý.

Theo tôi, những đề xuất về cải tiến chữ quốc ngữ là không cần thiết, nó sẽ tạo ra nhiều hệ lụy” – ông Thuyết nhấn mạnh.

Về nội dung cho rằng chữ viết cải tiến này sẽ học và viết nhanh hơn so với chữ hiện hành, ông Thuyết bày tỏ quan điểm: “Không biết PGS.TS Bùi Hiền đã thực nghiệm dạy đối chứng 2 thứ chữ ở đâu để rút ra những kết luận này. Nhưng tôi ngờ rằng cả người dạy học, người viết sách, người đánh máy, người biên tập, người đọc sách đều sẽ phải loay hoay, mất thời gian hơn với thứ chữ cải tiến này.

Đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ nếu được chấp nhận sẽ làm cho hàng chục triệu người lao động phải học lại từ đầu, hàng chục triệu tài liệu phải in lại, như vậy thì sẽ tốn giấy mực và thời gian hơn nhiều.

Ngay cả việc người trẻ dùng những ký hiệu khác lạ viết cho nhau chỉ được xem như trò chơi, họ chấp nhận với nhau, chứ không thể thành chữ viết chính thức được”.

GS. Nguyễn Đức Dân cũng cho rằng, hiện nay nhiều bạn trẻ hay dùng chữ viết như ông Hiền đề xuất, nhưng đó là tiếng lóng (hay gọi là tiếng Lống). Đây là thứ tiếng không chuẩn với chữ viết. Ví dụ từ không = o.

“Đây không phải là tiếng Việt mà là tiếng lóng. Tiếng lóng muốn viết như thế nào nhưng cũng có hệ thống và tiếng lóng này không phải là tiếng Việt. Khi nào tiếng lóng này được mọi người chấp nhận thì có thể bổ sung thêm một số từ trong hệ thống chữ viết hiện nay” – ông Dân nói.

co can tiep tuc cai tien tieng viet sau nhieu bien dong
Bảng phụ âm được ông Bùi Hiền đề xuất cải tiến. (Ảnh: Thanh Hùng)

Trong tranh luận học thuật không chấp nhận công kích cá nhân

Trong những ngày qua, những đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền làm dấy lên một cuộc tranh luận rộng khắp trên các diễn đàn, hội nhóm nghề nghiệp. Có những đường “link” bài viết về đề xuất của ông nhận tới hàng ngàn lượt bình luận, tuy nhiên những lập luận dựa trên chứng cớ khoa học lại ít được đưa ra. Chủ yếu nhất trong số những bình luận, nhận xét về cải tiến này nghiêng về hướng chửi bới, thóa mạ cá nhân.

Người ta dùng những tính từ bất nhã, nặng nề để bình luận về cá nhân ông, như “rửng mỡ”, “tiến sĩ dởm”, thậm chí là “dở hơi”, “tâm thần”.

Có người còn bình phẩm về những cải tiến mà ông cho biết đã nghiên cứu từ 30 năm trước, là “ăn cắp trí tuệ rẻ tiền của con nít, chứ nghiên cứu 30 năm cái nỗi gì”. Hay những lời lẽ châm biếm như “giáo sư chắc ‘chat’ với các cháu teen nhiều, nên hiểu được tâm tư, ngôn ngữ của các cháu”…

Thậm chí, có một tiến sĩ lên tiếng theo hướng ủng hộ những đề xuất cải tiến này nếu đủ sức thuyết phục, cũng bị đám đông hùa vào “ném đá” tích cực.

Chia sẻ về câu chuyện này, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh) cho biết, ông thực sự cảm thấy bất bình về những ý kiến miệt thị, xúc phạm, công kích công trình khoa học cũng như cá nhân PGS. Bùi Hiền.

“Người Việt Nam dường như rất khoái trá khi có đông người cùng hùa nhau làm một việc gì đó, trong khi mỗi người trong số đó ít suy nghĩ thấu đáo về việc đó như thế nào. Cứ có một cái “like” là có hàng trăm cái “like” tiếp theo, hễ có một người ném đá thì sẽ có hàng tấn gạch đá ném theo”.

Ông cho rằng điều này ở văn hóa phương Tây rất hiếm khi xảy ra, vì mỗi người khi nói gì, làm gì đều có bản lĩnh để suy nghĩ và chịu trách nhiệm cá nhân về ý kiến của mình.

GS. Nguyễn Đức Dân thì bày tỏ “Chúng ta tôn trọng tự do học thuật, nhưng tôi nghĩ nếu không đồng ý thì nên tự do trình bày quan điểm và những suy nghĩ của mình và suy nghĩ nghiêm túc về điều này. Tôi trình bày quan điểm của tôi và không đồng ý với hành vi ném đá vì đó là cách mạt sát không đúng tinh thần khoa học”.

Ông Phạm Văn Tình cho rằng điều đáng ghi nhận là, dư luận quan tâm đến ngôn ngữ và tiếng Việt (và tỏ ra lo lắng) là dấu hiệu tốt.

“Nhưng mọi người có thái độ hơi quá mức cần thiết. Tôi cho rằng không nên thóa mạ bởi quyền làm hay ý kiến về khoa học là quyền của mọi người. Đây cũng chỉ là một đề xuất cá nhân, không đại diện cho giới ngôn ngữ học, càng không phải chủ trương mà Nhà nước đem ra áp dụng”.

Lịch sử cải tiến tiếng Việt

Theo ông Đoàn Xuân Kiên trong bài viết "Chữ quốc ngữ qua những biển dâu”, những mảng tài liệu tìm được cho đến nay đã bước đầu cho thấy chữ quốc ngữ đã manh nha từ những năm đầu thế kỉ XVII.

Ròng rã hơn 30 năm liền, chữ quốc ngữ đã được hoàn chỉnh dần, qua những công phu của những nhà truyền giáo Portugal như cố Pina. Đến khi A. de Rhodes xuất bản cuốn từ điển Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (Rome, 1651) thì chữ Quốc Ngữ đã có dạng hoàn chỉnh.

Từ khi ra đời đến nay, chữ quốc ngữ đã luôn luôn được tu chỉnh. Những khác biệt này có thể bắt nguồn từ chính tiếng nói thay đổi, nhưng cũng có những trường hợp do sự sửa đổi, khiến cho chữ viết mỗi ngày thêm thay đổi.

Đề nghị sửa đổi chữ quốc ngữ năm 1902: Hội nghị Nghiên cứu Viễn đông năm 1902 tại Hà Nội, bản đề nghị sửa đổi của Uỷ ban Cải cách chữ quốc ngữ được chuẩn y và giao cho Viện Viễn đông bác cổ tiếp tục nghiên cứu, thực hiện trên các trang in của Viện. Nhưng công chúng và nhà trường không biết gì về những đề nghị thay đổi đó.

Dự án cải tổ năm 1906: Đến năm 1906, vấn đề cải cách lại được đặt ra ở hội nghị của Hội đồng cải lương học chánh. Bản đề nghị của Hội đồng lần này bị công luận đả kích kịch liệt vì nhiều lí do bên ngoài học thuật và vĩnh viễn bị chôn vùi.

“Quốc Ngữ mới" của nguyễn Văn Vĩnh (1928): Trên báo Trung Bắc Tân Văn, khoảng cuối năm 1928, nhà văn và cũng là nhà báo nổi tiếng thời bấy giờ, ông Nguyễn Văn Vĩnh, tung ra lối in chữ Quốc Ngữ mới, gọi là Quôcj Ngưw Moeij. Dự định của Nguyễn Văn Vĩnh không thành. Sau này còn có một số người khác muốn sửa đổi chữ quốc ngữ theo ý đồ và ý thích riêng như trường hợp Vi Huyền Đắc (với công trình Việt tự), Phạm Xuân Thái (qua công trình Việt ngữ cải cách). Những “công trình” nói trên đều tan vào lãng quên.

Chữ và vần Việt khoa học của Nguyễn Bạt Tuỵ (1949): Năm 1949, Nguyễn Bạt Tụy viết sách Chữ và Vần Việt Khoa học, rồi qua đó đưa ra một bản đề nghị sửa đổi cách viết chữ Quốc Ngữ. Bản đề nghị của ông dựa trên nguyên tắc ghi âm, lại dựa ở trên một số phát kiến quan trọng và mới mẻ, nhưng không thể thực hiện được trên thực tế, vì chữ viết không phải là những kí hiệu ngữ âm theo kiểu một bản phiên âm quốc tế.

Hội nghị thống nhất ngôn ngữ (1956): Đại hội Văn hoá toàn quốc tại Sài Gòn năm 1956 có một Uỷ ban Ngôn ngữ, cũng kiến nghị một chương trình sửa đổi một số cách viết về chữ quốc ngữ, nhưng rồi không có gì thay đổi.

Hội nghị cải tiến chữ Quốc Ngữ (1959): Tại Hà Nội, một hội nghị cải tiến chữ Quốc Ngữ được tổ chức năm 1959. Nhưng rồi, mọi bàn cãi sôi nổi cũng lại ngủ yên trên giấy tờ, vì cho rằng “tình hình chưa thuận tiện”, nên nhiệm vụ cải tiến chữ Quốc Ngữ phải gác lại.

Uỷ ban điển chế văn tự (1973): Những năm 1970, tại Sài Gòn có một cơ quan tên là Hội đồng Văn hoá Giáo dục. Về địa hạt ngôn ngữ, một Uỷ ban Điển chế văn tự được ra đời để cải tiến chữ quốc ngữ. Ảnh hưởng của Uỷ ban này chưa có gì đáng kể trong công chúng.

Sau năm 1975: Một hội nghị lớn bàn về vấn đề "chuẩn hoá" tiếng Việt liên tiếp được triệu tập trong những năm 1979. Theo đà làm việc đó, một số từ điển, chủ yếu là song ngữ, đã ra đời. Đã có cả một công trình Từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ chủ biên. Tiếng Việt phát triển trong hoàn cảnh thuận lợi nhiều mặt như thế.

Sự thay đổi của bộ mặt chữ quốc ngữ từ khi ra đời cho đến nay đã chứng tỏ rằng các nhà hoạt động ngôn ngữ đã không quá bảo thủ hoặc hãnh tiến đến mức cố chấp.

co can tiep tuc cai tien tieng viet sau nhieu bien dong Chia sẻ kinh nghiệm dạy tiếng Việt tại Đức

Nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin đã tổ chức gặp mặt các giáo viên dạy ...

co can tiep tuc cai tien tieng viet sau nhieu bien dong Tiếng Pháp ở châu Phi và Việt Nam

Thời Pháp thuộc, tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức ở nước ta. Nhưng văn học báo chí Việt Nam vẫn phát triển bằng tiếng ...

co can tiep tuc cai tien tieng viet sau nhieu bien dong Những cuốn sách đầu tiên của Nguyễn Văn Vĩnh

Sau thời gian dài gần như bị lãng quên, học giả Nguyễn Văn vĩnh (1882-1936) được nhắc lại như là một người có công lớn ...

(theo Vietnamnet)

Đọc thêm

Bán kết lượt đi Champions League: Borussia Dortmund thắng PSG, Real Madrid hòa Bayern Munich

Bán kết lượt đi Champions League: Borussia Dortmund thắng PSG, Real Madrid hòa Bayern Munich

Lượt đi bán kết Champions League mùa này khép lại với chiến thắng 1-0 của Borussia Dortmund trước Paris Saint-Germain tại Signal Iduna Park.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/5 và sáng 3/5: Lịch thi đấu bán kết Europa League - Roma vs Leverkusen; U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Indonesia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/5 và sáng 3/5: Lịch thi đấu bán kết Europa League - Roma vs Leverkusen; U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Indonesia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/5 và sáng 3/5: Lịch thi đấu U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Indonesia; Europa League - Marseille vs Atalanta.
Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho rằng, không thể để 40.000 quân nhân ở một vị trí nguy hiểm, ở 'một quốc gia đang giàu có'.
Thông tin 10 VĐV Việt Nam tham dự Olympic Paris 2024

Thông tin 10 VĐV Việt Nam tham dự Olympic Paris 2024

Hiện thể thao Việt Nam có 10 vé tham dự Olympic Paris 2024 ở các bộ môn xe đạp, bơi lội, bắn súng, boxing, cử tạ, canoe, rowing và ...
Cristiano Ronaldo, Sadio Mane lập công, đưa Al Nassr vào chung kết Cup Nhà vua Saudia Arabia

Cristiano Ronaldo, Sadio Mane lập công, đưa Al Nassr vào chung kết Cup Nhà vua Saudia Arabia

Cristiano Ronaldo tỏa sáng rực rỡ với cú đúp cùng pha lập công của Mane đem về chiến thắng 3-1 cho Al Nassr ở bán kết Cup Nhà vua Saudi ...
Thu được thiết bị hạng nặng của phương Tây ở Ukraine, Nga mang ra mở triển lãm

Thu được thiết bị hạng nặng của phương Tây ở Ukraine, Nga mang ra mở triển lãm

Triển lãm ở Moscow của Nga, bao gồm xe tăng và xe bọc thép của nhiều nước phương Tây cung cấp cho Ukraine.
Dự báo thời tiết tháng 5/2024: Cơ quan khí tượng quốc gia cảnh báo thời tiết nguy hiểm

Dự báo thời tiết tháng 5/2024: Cơ quan khí tượng quốc gia cảnh báo thời tiết nguy hiểm

Theo cơ quan khí tượng quốc gia, trong tháng 5/2024, nắng nóng gay gắt dự báo sẽ xuất hiện nhiều hơn, cần đề phòng dông, lốc, sét, mưa đá.
Vụ cháy rừng ở Nghệ An: Ước tính thiệt hại khoảng 8,5ha rừng

Vụ cháy rừng ở Nghệ An: Ước tính thiệt hại khoảng 8,5ha rừng

Nắng nóng và nền nhiệt cao được dự báo có xu hướng gia tăng khiến nguy cơ xảy ra cháy rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An là rất lớn.
Tin khoa học: Cá thu chưa nhiều hàm lượng DHA như cá hồi, nhưng giá 'mềm' và dễ mua hơn

Tin khoa học: Cá thu chưa nhiều hàm lượng DHA như cá hồi, nhưng giá 'mềm' và dễ mua hơn

Cá thu chứa một lượng lớn DHA so với nhiều loại cá khác. Mỗi 100g thịt cá thu chứa khoảng 1,3-1,8g DHA, tùy thuộc vào loài cá thu cụ thể.
Nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Người lao động được nghỉ 4 ngày liên tiếp

Nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Người lao động được nghỉ 4 ngày liên tiếp

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài liên tiếp 5 ngày, trong năm 2024, người lao động còn được nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 kéo dài 4 ngày, hưởng nguyên lương.
Ngày cuối kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất có 16 khung giờ cao điểm, đón hơn 200.000 lượt khách

Ngày cuối kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất có 16 khung giờ cao điểm, đón hơn 200.000 lượt khách

Trong ngày cuối của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, hai sân bay lớn nhất cả nước dự kiến đón khoảng hơn 200.000 lượt hành khách thông qua cảng.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024: Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, danh mục hàng nguy hiểm, cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024: Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, danh mục hàng nguy hiểm, cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.
Những căn bệnh về răng miệng nghiêm trọng cần phát hiện sớm

Những căn bệnh về răng miệng nghiêm trọng cần phát hiện sớm

Có nhiều bệnh răng miệng tưởng như rất đơn giản nhưng lại gây ra biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta.
Cà phê có thể giúp kéo dài tuổi thọ?

Cà phê có thể giúp kéo dài tuổi thọ?

Cà phê là một loại đồ uống được nhiều người yêu thích. Uống cà phê mỗi ngày mang đến một số tác dụng đáng kinh ngạc đối với sức khỏe
Trong tiết trời nắng nóng, chỉ uống nước lọc thôi là không đủ

Trong tiết trời nắng nóng, chỉ uống nước lọc thôi là không đủ

Thời tiết nắng nóng, những người phải di chuyển, vận động lâu ngoài trời thường phải đối mặt với nguy cơ sốc nhiệt, rối loạn điện giải.
Còn nhiều nan giải trong đàm phán Hiệp ước toàn cầu mới phòng chống đại dịch tương lai

Còn nhiều nan giải trong đàm phán Hiệp ước toàn cầu mới phòng chống đại dịch tương lai

Có 194 quốc gia thành viên của WHO tại Geneva để tham gia vào vòng đàm phán cuối cùng về một hiệp ước toàn cầu mới, nhằm nâng cao khả năng phòng chống đại dịch.
Triệu chứng và cách xử lý khi bị say nắng

Triệu chứng và cách xử lý khi bị say nắng

Say nắng là tình trạng y tế xảy ra khi cơ thể quá nóng và không thể tự hạ nhiệt. Dưới đây là dấu hiệu và cách xử lý khi gặp tình trạng này.
Số ca nhiễm bệnh sởi trên toàn cầu tăng gấp đôi trong 1 năm

Số ca nhiễm bệnh sởi trên toàn cầu tăng gấp đôi trong 1 năm

Số ca mắc sởi trên toàn thế giới đã tăng gần gấp đôi từ năm 2022 đến năm 2023, đặt ra thách thức đối với nỗ lực đạt được ở nhiều nước.
Vietlott 2/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 2/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 2/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 2/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 2/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 2/5/2024 nhanh nhất và chính xác nhất từ trường quay. XS Power 655 hom nay. Xo so Vietlott Power 655 hôm nay.
XSMB 2/5, kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 5 ngày 2/5/2024. SXMB 2/5. dự đoán XSMB 2/5/2024

XSMB 2/5, kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 5 ngày 2/5/2024. SXMB 2/5. dự đoán XSMB 2/5/2024

XSMB 2/5 - SXMB 2/5/2024. Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 2/5/2024. KQSXMB thứ 5. dự đoán xổ số miền bắc thứ 5. xổ số hôm nay 2/5.
XSMT 2/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 2/5/2024. SXMT 2/5/2024

XSMT 2/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 2/5/2024. SXMT 2/5/2024

XSMT 2/5 - KQXSMT thứ 5. Cập nhật kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 2 tháng 5 năm 2024. SXMT 2/5. KQSXMT. xổ số hôm nay 2/5.
XSMN 2/5, Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Năm 2/5/2024. xổ số hôm nay 2/5

XSMN 2/5, Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Năm 2/5/2024. xổ số hôm nay 2/5

XSMN 2/5 - KQXSMN thứ 5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 2/5/2024. SXMN 2/5/2024. KQSXMN. Kết quả xổ số ngày 2 tháng 5
XSMN 1/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 4 ngày 1/5/2024. xổ số hôm nay 1/5/2024. xổ số ngày 1 tháng 5

XSMN 1/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 4 ngày 1/5/2024. xổ số hôm nay 1/5/2024. xổ số ngày 1 tháng 5

XSMN 1/5 - xổ số hôm nay 1/5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 1/5/2024. kết quả xổ số ngày 1 tháng 5. SXMN 1/5. KQXSMN thứ 4.
XSMT 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 1/5/2024. SXMT 1/5/2024

XSMT 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 1/5/2024. SXMT 1/5/2024

XSMT 1/5 - xổ số hôm nay 1/5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ 4 ngày 1/5/2024. KQXSMT thứ 4. SXMT 1/5. dự đoán XSMT 1/5/2024
Phiên bản di động