Tiếp tục bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên kiều bào

Lê An
Năm nay, 40 học viên trở về từ 9 quốc gia trên thế giới về nước tham gia Khóa tập huấn về phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN).
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Sáng 2/12, Lễ khai mạc Khóa tập huấn về phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên Việt Nam ở nước ngoài năm 2024 do Ủy ban Nhà nước về NVNONN (Bộ Ngoại giao) phối hợp với Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.

Tiếp tục bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên kiều bào
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN Nguyễn Mạnh Đông phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Dương Tiêu)
Tin liên quan
Nhiều hoạt động kỷ niệm 25 năm ngày Đô thị cổ Hội An được công nhận Di sản văn hóa thế giới Nhiều hoạt động kỷ niệm 25 năm ngày Đô thị cổ Hội An được công nhận Di sản văn hóa thế giới

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN Nguyễn Mạnh Đông chào mừng 40 giáo viên và tình nguyện viên dạy tiếng Việt trở về từ 9 quốc gia trên thế giới để tham gia chương trình.

Ông cho biết, mặc dù việc tổ chức diễn ra vào dịp cuối năm bận rộn nhưng Khóa tập huấn đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của các giáo viên từ nhiều nước, cho thấy nhu cầu dạy và học tiếng Việt của cộng đồng ta ở nước ngoài rất lớn.

Nhấn mạnh ngôn ngữ là hồn cốt của dân tộc, là cầu nối gắn kết các thế hệ người Việt dù ở bất kỳ nơi đâu, Phó Chủ nhiệm Nguyễn Mạnh Đông khẳng định, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm sâu sắc đến việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, truyền thống và ngôn ngữ dân tộc, thúc đẩy giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam trong cộng đồng NVNONN.

Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan trong nước là sự chủ động của cộng đồng người Việt ở nhiều địa bàn, nỗ lực vượt qua khó khăn để tổ chức và duy trì các lớp dạy tiếng Việt cho con em.

Nhờ đó, ở một số nơi, với sự vận động tích cực của các cơ quan đại diện cùng sự phối hợp hiệu quả của cộng đồng, chính quyền sở tại đã công nhận tiếng Việt như một ngôn ngữ giảng dạy trong nhà trường.

Phong trào dạy và học tiếng Việt đã có những bước tiến tích cực, tuy nhiên, những khó khăn và thách thức vẫn còn, đòi hỏi sự chung tay của cả trong và ngoài nước để công tác này ngày càng hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng cũng như sự kỳ vọng của đất nước.

Tháng 8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2022-2030.

Đề án đã nhận được sự hưởng ứng tích cực, với nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú và thực chất, bước đầu tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong phong trào dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Trong đó, cuộc thi tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài, qua hai năm tổ chức, đã lựa chọn và tôn vinh 10 gương mặt tiêu biểu tận tâm và cống hiến cho sự lan tỏa của tiếng Việt ở nước ngoài.

Tiếp tục bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên kiều bào
Quang cảnh buổi lễ. (Ảnh: Dương Tiêu)

Phó Chủ nhiệm Nguyễn Mạnh Đông mong muốn mỗi học viên tham gia khóa tập huấn cũng sẽ là những sứ giả đích thực cho công cuộc truyền bá tình yêu tiếng Việt đến với mỗi kiều bào, mỗi gia đình và mỗi cộng đồng nhỏ, nhất là gieo được tình yêu ngôn ngữ dân tộc cho thế hệ trẻ, để sự lan tỏa này trở thành sợi dây gắn kết dân tộc Việt Nam, tạo thành khối đoàn kết ở trong và ngoài nước.

Phó Chủ nhiệm Nguyễn Mạnh Đông gửi lời cảm ơn Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, cũng như các cơ quan, tổ chức khác đã phối hợp và giúp đỡ Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thực hiện Khóa tập huấn này.

Đặc biệt, ông gửi lời cảm ơn tới các thầy cô ở Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tham gia với tư cách là đồng chủ trì và đã có những đóng góp tích cực, hiệu quả cho Khóa tập huấn ngay từ những năm đầu cho đến nay.

Thay mặt các giáo viên về dự khóa tập huấn năm nay, cô Hiền Ni Sả, đến từ trường song ngữ Lào Việt Nam - Nguyễn Du, thủ đô Vientiane cho biết, cô từng học tập và tốt nghiệp tại Việt Nam nên mang trong mình tình cảm đặc biệt đối với đất nước và con người nơi đây.

Cô chia sẻ: "Nay khi trở về Việt Nam để tham gia khóa tập huấn dành cho giáo viên dạy tiếng Việt ở nước ngoài, cảm xúc của tôi vừa bồi hồi, vừa hân hoan. Đây không chỉ là dịp để tôi nâng cao chuyên môn mà còn là cơ hội để kết nối sâu sắc hơn với nền văn hóa và ngôn ngữ mà tôi đã gắn bó từ lâu.

Là những người cùng chung lý tưởng giảng dạy tiếng Việt, tôi tin rằng chúng tôi sẽ học được rất nhiều từ kinh nghiệm của nhau, cùng chia sẻ những khó khăn và giải pháp trong quá trình giảng dạy".

Cô Đặng Thu Hiền, giáo viên dạy tiếng Việt cho trẻ em tại Malaysia bày tỏ mong muốn được nâng cao trình độ và học hỏi phương pháp giảng dạy hiện đại, từ đó, không chỉ truyền đạt nét đẹp ngôn ngữ tiếng Việt mà còn cả lịch sử, văn hóa dân tộc cho người Việt Nam ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, cô hy vọng kết nối với các chuyên gia trong nước, giao lưu với các giáo viên - đồng nghiệp cùng chung tâm huyết, lý tưởng, tình yêu với tiếng Việt, để từ đó có thể hỗ trợ công việc giảng dạy tiếng Việt ở nước ngoài được hiệu quả cao hơn.

Tiếp tục bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên kiều bào
Các học viên, giáo viên cùng các đại biểu tham dự buổi lễ chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Lê An)

Sau lễ khai mạc, các học viên tham gia Tọa đàm “Chia sẻ phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ em ở nước ngoài” do Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh - tác giả của giáo trình “Chào tiếng Việt” chia sẻ và trao đổi.

Khóa tập huấn diễn ra từ ngày 1-5/12 tại Hà Nội, với sự tham gia của 40 giáo viên và tình nguyện viên dạy tiếng Việt từ 9 quốc gia trên thế giới.

Các học viên sẽ tham dự các hoạt động chính gồm: Tập huấn về phương pháp giảng dạy tiếng Việt do các giảng viên của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đứng lớp; Tọa đàm "Chia sẻ phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ em ở nước ngoài"; dự giờ tại trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội; tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa tại Hà Nội (viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; tham quan Phủ Chủ tịch; thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, các bảo tàng...) và một số tỉnh lân cận.

Sứ giả tiếng Việt Trần Vũ Hạnh My: Tiếng Việt là yêu thương

Sứ giả tiếng Việt Trần Vũ Hạnh My: Tiếng Việt là yêu thương

“Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2024”, cô bé Trần Vũ Hạnh My (8 tuổi) ở thành phố Tokyo, Nhật Bản, luôn mong ...

Giải bóng đá kết nối cộng đồng người Việt tại miền Nam nước Đức

Giải bóng đá kết nối cộng đồng người Việt tại miền Nam nước Đức

Ngày 17/11, Giải bóng đá người Việt ở miền Nam nước Đức đã được tổ chức tại thành phố Rosenheim, đánh dấu một cột mốc ...

Đại hội Hiệp hội người Việt Nam tại Hungary: Hy vọng một tương lai tốt đẹp

Đại hội Hiệp hội người Việt Nam tại Hungary: Hy vọng một tương lai tốt đẹp

Khoảng 230 đại biểu và các khách mời đã tới dự Phiên toàn thể Đại hội Đại biểu Hiệp hội người Việt Nam tại Hungary ...

Phật tử kiều bào đồng hành cùng đất nước (Kỳ I): Chuông chùa vọng hồn Việt

Phật tử kiều bào đồng hành cùng đất nước (Kỳ I): Chuông chùa vọng hồn Việt

Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng sự tích cực của cộng đồng, các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng đã trở ...

'Quê hương nhỏ' của kiều bào Chí Linh ở thủ đô Moscow

'Quê hương nhỏ' của kiều bào Chí Linh ở thủ đô Moscow

Ngày 30/11, tại Moscow, hơn 200 kiều bào là người gốc Chí Linh đã tập họp và ra mắt Hội đồng hương – tổ chức ...

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 6/1/2025, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 6/1/2025, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 6/1. Lịch âm 6/1/2025? Âm lịch hôm nay 6/1. Lịch vạn niên 6/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 6/1/2025: Bạch Dương nên kiểm soát cảm xúc

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 6/1/2025: Bạch Dương nên kiểm soát cảm xúc

Tử vi hôm nay 6/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lễ trao giải Diên Hồng lần thứ ba - 2025: Vinh danh 83 tác phẩm xuất sắc nhất

Lễ trao giải Diên Hồng lần thứ ba - 2025: Vinh danh 83 tác phẩm xuất sắc nhất

Các tác phẩm đoạt giải Diên Hồng có sự tìm tòi, mới mẻ, sáng tạo, hấp dẫn, thuyết phục, được độc giả đón nhận và Hội đồng chấm giải đánh ...
Hạ gục Thái Lan thuyết phục ngay trên sân khách, Việt Nam lên ngôi vô địch AFF Cup 2024

Hạ gục Thái Lan thuyết phục ngay trên sân khách, Việt Nam lên ngôi vô địch AFF Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam đã 'gieo sầu' cho Thái Lan ngay trên sân nhà bằng chiến thắng thuyết phục, để giành chức vô địch ASEAN Cup 2024 (AFF Cup).
Giá tiêu hôm nay 6/1/2025: Tiếp tục tăng, thị trường cạn nguồn cung, việc duy trì và sản xuất hồ tiêu ngày càng bị cạnh tranh

Giá tiêu hôm nay 6/1/2025: Tiếp tục tăng, thị trường cạn nguồn cung, việc duy trì và sản xuất hồ tiêu ngày càng bị cạnh tranh

Giá tiêu hôm nay 6/1/2025 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 148.000 – 150.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 6/1/2025: Giá vàng 'lặng lẽ' khởi động năm mới, 'cơn sóng' Bitcoin sẽ tiếp tục dâng trào vào 2025?

Giá vàng hôm nay 6/1/2025: Giá vàng 'lặng lẽ' khởi động năm mới, 'cơn sóng' Bitcoin sẽ tiếp tục dâng trào vào 2025?

Giá vàng hôm nay 6/1/2025: Giá vàng 'lặng lẽ' khởi động năm mới, ít ồn ào hơn những gì nó đạt được trong năm qua. Thay vào đó, giá Bitcoin ...
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Phiên bản di động