Nhỏ Bình thường Lớn

Có được sử dụng đồng thời 2 giấy phép lái xe ô tô không?

Xin cho tôi hỏi tôi có giấy phép lái xe (GPLX) hạng B2 giờ muốn thi thêm giấy phép lái xe hạng D thì tôi có được sử dụng đồng thời 2 giấy phép lái xe ô tô không? - Độc giả Minh Hưng
Có được sử dụng đồng thời 2 giấy phép lái xe ô tô không?

1. HIện nay có những hạng giấy phép lái xe nào?

Theo Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về phân hạng giấy phép lái xe như sau:

- Hạng A1 cấp cho:

+ Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;

+ Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

- Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

- Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.

- Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.

- Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

+ Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

+ Ô tô dùng cho người khuyết tật.

- Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

- Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

+ Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

- Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

- Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

+ Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

- Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

+ Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;

+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

- Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.

- Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:

+ Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;

+ Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;

+ Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;

+ Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.

- Hạng giấy phép lái xe sử dụng cho người lái xe ô tô khách giường nằm, ô tô khách thành phố (sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt) là bằng lái xe hạng D hoặc E. Số chỗ ngồi trên xe được tính theo số chỗ trên xe ô tô khách cùng kiểu loại hoặc xe ô tô có kích thước giới hạn tương đương chỉ bố trí ghế ngồi.

2. Có được sử dụng đồng thời 2 giấy phép lái xe ô tô không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, mỗi người chỉ được cấp duy nhất 01 số giấy phép lái xe, dùng chung cho cả giấy phép không thời hạn và có thời hạn.

Theo đó, về nguyên tắc, một người không thể được cấp và sử dụng song song cùng lúc nhiều bằng lái xe ô tô.

Trường hợp một người đang có bằng lái B1, nếu muốn có bằng lái hạng B2 thì phải làm thủ tục đổi từ bằng B1 sang B2, không được đăng ký thi thêm bằng B2 để sử dụng song song với bằng B1.

Đồng thời khi đổi, cấp lại, cấp GPLX nâng hạng, cơ quan cấp GPLX cắt góc GPLX cũ và giao cho người lái xe bảo quản.

Ngoài ra, người có giấy phép lái xe hạng B1 muốn hành nghề lái xe và người có nhu cầu nâng hạng giấy phép lái xe phải dự khóa đào tạo và sát hạch để được cấp giấy phép lái xe mới.

Như vậy, theo quy định, cá nhân không được sử dụng đồng thời 2 giấy phép lái xe mà khi đổi, cấp lại, cấp GPLX nâng hạng, cơ quan cấp GPLX cắt góc GPLX cũ và giao cho người lái xe bảo quản.

3. Hồ sơ đề nghị nâng hạng giấy phép lái xe gồm những gì?

Tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 38/2019/TT-BGTVT) quy định người học lái xe nâng hạng lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT;

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;

- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

- Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;

- Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch);

Người học lái xe khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe.

Đổi CMND, CCCD sang căn cước có cần đổi giấy tờ liên quan không?

Đổi CMND, CCCD sang căn cước có cần đổi giấy tờ liên quan không?

Xin cho tôi hỏi khi đổi CMND, CCCD sang căn cước có cần đổi giấy tờ liên quan không? - Độc giả Tiến Minh

Giấy phép lái xe hết hạn 01 ngày có bị phạt không?

Giấy phép lái xe hết hạn 01 ngày có bị phạt không?

Thời hạn của giấy phép lái xe là bao lâu? Giấy phép lái xe hết hạn 01 ngày có bị phạt không? Mời độc giả ...

12 trường hợp thẻ BHYT có giá trị sử dụng nhưng không được thanh toán

12 trường hợp thẻ BHYT có giá trị sử dụng nhưng không được thanh toán

Xin cho tôi hỏi những trường hợp nào thẻ BHYT có giá trị sử dụng nhưng không được thanh toán? - Độc giả Bảo Uyên

Bằng lái xe ô tô có lái được xe máy không?

Bằng lái xe ô tô có lái được xe máy không?

Bằng lái xe ô tô có lái được xe máy không? Thời hạn của bằng lái xe ô tô là bao nhiêu năm? Mời độc ...

Biển số xe trúng đấu giá có được thừa kế không?

Biển số xe trúng đấu giá có được thừa kế không?

Biển số xe trúng đấu giá có giá trị rất cao vậy thì nó có được để lại thừa kế hay không? Mời độc giả ...